Статті в журналах з теми "Di tích lịch sử Nghệ An"

Щоб переглянути інші типи публікацій з цієї теми, перейдіть за посиланням: Di tích lịch sử Nghệ An.

Оформте джерело за APA, MLA, Chicago, Harvard та іншими стилями

Оберіть тип джерела:

Ознайомтеся з топ-50 статей у журналах для дослідження на тему "Di tích lịch sử Nghệ An".

Біля кожної праці в переліку літератури доступна кнопка «Додати до бібліографії». Скористайтеся нею – і ми автоматично оформимо бібліографічне посилання на обрану працю в потрібному вам стилі цитування: APA, MLA, «Гарвард», «Чикаго», «Ванкувер» тощо.

Також ви можете завантажити повний текст наукової публікації у форматі «.pdf» та прочитати онлайн анотацію до роботи, якщо відповідні параметри наявні в метаданих.

Переглядайте статті в журналах для різних дисциплін та оформлюйте правильно вашу бібліографію.

1

Thịnh, Đặng Trường. "NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHOTOGRAMMETRY TÁI HIỆN CÁC HIỆN VẬT LỊCH SỬ TẠI BẢO TÀNG MỸ SƠN TRONG KHÔNG GIAN BA CHIỀU". TNU Journal of Science and Technology 229, № 07 (11 червня 2024): 149–55. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.10296.

Повний текст джерела
Анотація:
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính ứng dụng của phương pháp photogrammetry trong việc tái hiện các hiện vật lịch sử tại bảo tàng Mỹ Sơn dưới dạng mô hình 3D. Bằng cách triển khai lý thuyết photogrammetry, thu thập và phân tích hình ảnh, cũng như tiến hành thực nghiệm, nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình ứng dụng công nghệ này trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa. Kết quả nghiên cứu cung cấp kiến thức sâu rộng về photogrammetry và chỉ ra những ưu điểm của công nghệ này trong việc tái hiện các hiện vật lịch sử. Ngoài ra, mô hình 3D cũng có thể được sử dụng để nghiên cứu, phân tích và truyền bá di sản văn hóa một cách hiệu quả. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một quy trình thực tiễn để áp dụng photogrammetry trong việc tái tạo các hiện vật lịch sử tại bảo tàng Mỹ Sơn. Quy trình này bao gồm các bước như thu thập dữ liệu hình ảnh, xử lý và tích hợp dữ liệu, tạo mô hình 3D, và xuất bản mô hình. Quy trình này góp phần cung cấp một giải pháp hiệu quả để bảo tồn và truyền bá di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập và tìm hiểu về lịch sử của các nhà khoa học, học giả và công chúng.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
2

Lợi, Phan Thị Hoa. "ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TỈNH QUẢNG TRỊ". Hue University Journal of Science: Techniques and Technology 126, № 2A (15 грудня 2017): 177–88. http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jtt.v126i2a.4285.

Повний текст джерела
Анотація:
Quảng Trị là một địa danh lịch sử từ thế kỉ thứ XII, cùng với lịch sử dân tộc là bề dày về văn hoá, con người tạo thành một hệ thống các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Bằng việc ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS-Geographic Information System) và WebGIS với các công cụ ArcGIS Deskop và ArcGIS Online nhóm nghiên cứu đã bước đầu tạo ra một giải pháp tích hợp dữ liệu các thông tin lịch sử - văn hoá - con người của mảnh đất Quảng Trị, giúp người dùng khai thác hiệu quả và tiện lợi. Đồng thời đáp ứng nhiệm vụ giáo dục truyền thống và nâng cao nhận thức cho học sinh, tạo điều kiện tham gia tích cực nhằm bảo vệ, giữ gìn các giá trị di sản văn hoá.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
3

Nhất, Lê Ngọc, та Lê Thái Phượng. "KHÔI PHỤC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG". TNU Journal of Science and Technology 226, № 12 (23 вересня 2021): 196–205. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.4942.

Повний текст джерела
Анотація:
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc của nghề điêu khắc đá Non Nước, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014. Bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế - xã hội, làng nghề còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Do đó nghiên cứu này nhằm phân tích những thành công và tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thông qua ba phương pháp chính là phương pháp thu thập và xử lý số liệu; phương pháp khảo sát thực địa; phương pháp phân tích, đánh giá và so sánh. Kết quả góp phần định hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp khôi phục làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước với ba nội dung chính: (1) xây dựng khu chế tác, trưng bày sản phẩm của làng nghề kết hợp với phát triển du lịch; (2) giải quyết ô nhiễm môi trường; (3) chuyên môn hóa quy trình sản xuất.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
4

Nhất, Lê Ngọc, та Lê Thái Phượng. "KHÔI PHỤC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG". TNU Journal of Science and Technology 226, № 12 (23 вересня 2021): 196–205. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.4942.

Повний текст джерела
Анотація:
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc của nghề điêu khắc đá Non Nước, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014. Bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế - xã hội, làng nghề còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Do đó nghiên cứu này nhằm phân tích những thành công và tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thông qua ba phương pháp chính là phương pháp thu thập và xử lý số liệu; phương pháp khảo sát thực địa; phương pháp phân tích, đánh giá và so sánh. Kết quả góp phần định hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp khôi phục làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước với ba nội dung chính: (1) xây dựng khu chế tác, trưng bày sản phẩm của làng nghề kết hợp với phát triển du lịch; (2) giải quyết ô nhiễm môi trường; (3) chuyên môn hóa quy trình sản xuất.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
5

Lợi, Phan Thị Hoa, та Lê Mạnh Thạnh. "XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ DI TÍCH THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ DỰA TRÊN NỀN GIS VÀ CÔNG NGHỆ 3D". Hue University Journal of Science: Techniques and Technology 127, № 2A (28 листопада 2018): 83–94. http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jtt.v127i2a.4970.

Повний текст джерела
Анотація:
Quảng Trị là một vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa. Trong cuộc tổng tấn công năm 1972, Thành cổ là địa danh được cả thế giới biết đến bởi những chiến công hiển hách trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm. Với mong muốn xây dựng hệ thống thông tin tập trung không chỉ đáp ứng nhu cầu tiếp cận mở mà còn phục vụ mục đích giáo dục và du lịch văn hoá; góp phần đưa tài nguyên du lịch Quảng Trị đến với người sử dụng. Tác giả đã ứng dụng công nghệ GIS cùng với các công cụ: GPS, UAV, 3D scan … để xây dựng hệ thống thông tin về Di tích Thành cổ Quảng Trị. Đây là giải pháp tích hợp sinh động dữ liệu lịch sử – văn hoá lên bản đồ địa lý. Giúp người dùng khai thác hiệu quả và tiện lợi; du khách có được những trải nghiệm mới về lịch sử thông qua tương tác với mô hình 3D; thực hiện nhiệm vụ bảo tồn các di sản dưới dạng kỹ thuật số thông qua việc thu thập, xử lý, lưu trữ và truy cập mở vào CSDL.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
6

Trịnh, Sinh. "Tiềm năng du lịch Lâm Bình-Tuyên Quang: di tích tiền, sơ sử và tôn giáo". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 5, № 14 (7 квітня 2021): 5–11. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2019/271.

Повний текст джерела
Анотація:
Tuyên Quang là mảnh đất có người cư trú từ thời văn hóa thời đại đồ đá mới Hòa Bình với hang Phia Vài (Lâm Bình), có trống đồng Chiêm Hóa và một số di chỉ thuộc văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn. Đây còn là nơi có các di tích tôn giáo nổi tiếng như chùa Phúc Lâm (Lâm Bình) và nhiều chùa khác. Tác giả đã đánh giá các giá trị của di tích này trong bối cảnh chung của lịch sử Việt Nam. Việc khai thác du lịch tại Lâm Bình-Tuyên Quang đã được làm khá tốt. Tuy nhiên, chúng ta mới nghiêng về khai thác thế mạnh là các thắng cảnh tự nhiên hay các lễ hội của đồng bào các dân tộc. Trong khi đó, mảng du lịch di tích còn bị coi nhẹ. Tác giả phân tích thực trạng mảng du lịch này và có một số kiến nghị về giải pháp phát triển các tua du lịch “về nguồn” để khách tham quan biết về lịch sử mảnh đất và con người nơi đây.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
7

Phùng Thị Thúy, Phương. "TRUYỀN THÔNG DI SẢN ĐỐI VỚI CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI TỈNH THANH HÓA". Tạp chí Khoa học, № 02 (20) T5 (29 травня 2024): 1. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/193.

Повний текст джерела
Анотація:
Hoạt động truyền thông về di sản có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa di sản, nhờ đó nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Ngày nay, trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, nhờ ưu thế vượt trội của khoa học và công nghệ, với rất nhiều nền tảng, mạng xã hội, di sản có cơ hội được phổ biến rộng rãi hơn đến đông đảo công chúng, vượt qua biên giới quốc gia, đến với bạn bè quốc tế. Thanh Hóa hiện nay có 6 di tích quốc gia đặc biệt, đây là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá mà ông cha ta để lại. Vấn đề đặt ra là cần bảo vệ, và phát huy có hiệu quả các di tích này cho hiện tại và tương lai. Truyền thông về di sản đối với các di tích quốc gia đặc biệt là việc làm cần thiết để lan tỏa giá trị di sản, đồng thời sử dụng hữu hiệu các chiến lược truyền thông phù hợp để thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
8

Phan Lê Chung, Hương та Lê. "TRANG TRÍ TRÊN MỘT SỐ CHUÔNG ĐỒNG THỜI NHÀ NGUYỄN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH". Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 13, № 2 (21 червня 2024): 107–12. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/303.

Повний текст джерела
Анотація:
Chuông đồng không chỉ là pháp khí Phật giáo mà còn là di sản vật thể của cộng đồng cư dân bản địa, thông qua các trang trí và văn khắc trên chuông có thể thấy được giá trị về mỹ thuật, văn hóa, lịch sử. Tại tỉnh Quảng Bình, số lượng của chuông đồng thời nhà Nguyễn ở các chùa tuy không nhiều, nhưng đã cho thấy các đặc điểm tạo hình và trang trí khá đặc trưng của thời nhà Nguyễn. Thông qua phương pháp nghiên cứu điền dã, tổng hợp, thu thập và phân tích tư liệu, nhóm tác giả đã đưa ra nghiên cứu này với mục đích tìm hiểu về thực trạng. Đồng thời, nhóm tác giả phân tích, thống kê hệ thống trang trí và đưa ra một số nhận định về giá trị lịch sử và mỹ thuật chuông đồng thời nhà Nguyễn tại một số chùa ở tỉnh Quảng Bình, góp phần trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Phật giáo trong dòng chảy nghệ thuật dân tộc.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
9

Đỗ Công, Ba, та Mỹ Nga Chu Thị. "Vai trò của thực vật tại Khu Di tích lịch sử Tân Trào và đề xuất các giải pháp bảo vệ đa dạng thực vật". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 5, № 12 (8 грудня 2020): 67–75. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2019/262.

Повний текст джерела
Анотація:
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về vai trò vai trò của thực vật tại Khu Di tích lịch sử Tân Trào đó là: vai trò của thực vật trong việc bảo vệ cảnh quan; vai trò của thực vật đối với sinh kế của người dân; vai trò của thực vật đối với phát triển du lịch. Bài báo cũng đưa ra cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ đa dạng thực vật và đưa ra 8 giải pháp bảo vệ đa dạng thực vật bao gồm: giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý; giải pháp về kinh tế, xã hội; giải pháp về khoa học công nghệ; giải pháp lâm sinh xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi phục hồi rừng; giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thực vật; giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và phát triển cộng đồng; giải pháp liên kết vùng và hợp tác quốc tế.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
10

Huỳnh Đức, Nhiệm. "DI TÍCH VÀ LỄ HỘI LĂNG BÀ CHỢ ĐƯỢC (XÃ BÌNH TRIỀU, HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM)". Tạp chí Khoa học, № 02 (11) T7 (19 квітня 2022): 88. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/69.

Повний текст джерела
Анотація:
Lăng Bà Chợ Được được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ năm 2008, đến năm 2014, lễ hội lăng Bà Chợ Được được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Di tích và lễ hội này có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; đến nay di tích vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc. Bài viết làm rõ các giá trị độc đáo của lăng và lễ hội Bà Chợ Được, trong đó tập trung mô tả và giải nghĩa nghi thức rước cộ trong lễ hội.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
11

Thành, Nguyễn Thị Hà, Trương Quang Hải, Giang Văn Trọng та Trần Thị Phương Thúy. "TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI". Tạp chí Khoa học 17, № 7 (31 липня 2020): 1283. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.17.7.2783(2020).

Повний текст джерела
Анотація:
Thành phố (TP) Đồng Hới là điểm du lịch cấp quốc gia, đồng thời là trung tâm hội tụ và lan tỏa các hoạt động du lịch tại tỉnh Quảng Bình. Bài báo được thực hiện với mục tiêu tổ chức không gian du lịch (KGDL) TP Đồng Hới trên cơ sở hệ thống tuyến, điểm du lịch hiện tại và tiềm năng, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật. Nghiên cứu đã xác định 5 KGDL chính, gồm: (i) KGDL biển và nghỉ dưỡng Nhật Lệ; (ii) KGDL biển và nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Ninh; (iii) KGDL nông thôn ven biển Quang Phú; (iv) KGDL sinh thái văn hóa Vực Quành và (v) không gian dạng tuyến các di tích lịch sử – cách mạng – văn hóa tâm linh; cùng nhiều tuyến liên kết trong và ngoài tỉnh Quảng Bình từ TP Đồng Hới. Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch du lịch của TP nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
12

Vân. "MO TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI MƯỜNG Ở NINH BÌNH HIỆN NAY". Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 13, № 2 (21 червня 2024): 66–71. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/295.

Повний текст джерела
Анотація:
Mo là một sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc, có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Mường. Mo không chỉ là nghi lễ được diễn xướng trong tang mà còn hàm chứa tổng thể những giá trị tích hợp hình thành nên văn hóa Mường truyền thống (thế giới quan, nhân sinh quan, lịch sử tộc người, thiết chế xã hội, văn học – nghệ thuật dân gian, tín ngưỡng và thói quen sinh hoạt thường ngày...). Mo Mường ở tỉnh Ninh Bình không chỉ mang những đặc trưng của Mo Mường nói chung mà còn mang những sắc thái địa phương riêng có của người Mường ở nơi đây. Hiện nay, việc thực hành di sản Mo trong cộng đồng người Mường ở tỉnh Ninh Bình đang bị mai một nhanh chóng, cần được bảo vệ khẩn cấp, trong khi các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị Mo Mường ở đây còn quá ít. Bài viết tập trung khái quát về nguồn gốc, những diện mạo đặc trưng riêng biệt và hiện trạng thực hành di sản Mo trong cộng đồng cũng như công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Mo Mường ở tỉnh Ninh Bình hiện nay.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
13

Tân, Lê Thời. "Vài suy nghĩ tự sự lịch sử và văn chương nhân một tình tiết nghiên cứu Tam quốc chí diễn nghĩa của Hsia Chih-Tsing". KHOA HỌC XÃ HỘI 13, № 1 (17 серпня 2020): 5–13. http://dx.doi.org/10.46223/hcmcoujs.soci.vi.13.1.884.2018.

Повний текст джерела
Анотація:
Trao đổi của chúng tôi với C.T.Hsia xoay quanh chú dẫn liên quan đến tình tiết "Đồng Tước Đài Phú” trong Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa. Chú dẫn này cho thấy nhà nghiên cứu vô hình trung không có phân biệt người và việc trong sử với người và việc trong văn. Tâm lí nệ sử và phản xạ khảo cứu vị khảo cứu vô hình trung đã trở thành chướng ngại vật trên con đường đọc hiểu tự sự tiểu thuyết. Mải vận dụng kiến thức sử kí để chú dẫn một cách cô lẻ tình tiết tự sự trong tiểu thuyết khiến nhà nghiên cứu quên đi bản thân mình thực ra đang vãng cảnh” ngôi đài được dựng lên” trong văn chương chứ không chỉ là một di tích bên bờ con sông lịch sử! Đài chim sẻ đồng” bên bờ sông Chương đó đã lưu danh Đồng Tước ” vào trong Tam Quốc Chí và Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa theo những cách khác nhau. Tiểu thuyết và sử kí đã khác nhau thì Dễn Nghĩa của nhà hê bình văn chương và nhà nghiên cứu lịch sử cũng đâu có thể cùng một cách thức! Bài viết này chính là xoay quanh một tinh thần cơ bản như thế.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
14

Phương, Nguyễn Thị Hoài. "GIẢI PHÁP MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN TỈNH BÌNH DƯƠNG". TNU Journal of Science and Technology 228, № 08 (24 лютого 2023): 52–60. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7057.

Повний текст джерела
Анотація:
Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch (cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hệ thống sông nước hữu tình, nhiều giá trị di tích lịch sử, cơ sở hạ tầng hoàn thiện). Tuy nhiên, so với sự phát triển của công nghiệp thì ngành du lịch chiếm tỷ trọng rất ít trong cơ cấu kinh tế, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch mà tỉnh hiện có. Nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng du lịch của tỉnh và gợi ý một số giải pháp nhằm ngày càng thu hút khách du lịch đến với tỉnh Bình Dương trên cơ sở điều tra xã hội học của 129 du khách ở năm điểm du lịch của tỉnh Bình Dương. Các giải pháp marketing địa phương phù hợp với tỉnh Bình Dương được đề xuất bao gồm 'đa dạng hoá các sản phẩm du lịch', 'đẩy mạnh phát triển du lịch công nghiệp', 'đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề', 'đẩy mạnh phát triển du lịch miệt vườn', và 'đẩy mạnh phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu về văn hóa'. Nghiên cứu này góp phần bổ sung lý thuyết về marketing địa phương và cung cấp tri thức thực nghiệm cho địa phương trong việc thực hiện các chiến lược nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
15

Châu, Nguyễn Kim. "BIỂU TƯỢNG NÚI TRONG TÂM THỨC VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN AN GIANG". Tạp chí Khoa học 17, № 4 (29 квітня 2020): 623. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.17.4.2666(2020).

Повний текст джерела
Анотація:
Núi không chỉ góp phần tạo nên nét khác biệt về địa hình, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên mà còn là một nhân tố luôn cần được quan tâm khi tìm hiểu những biến thiên lịch sử - kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định cho diện mạo và tiến trình phát triển của tỉnh An Giang. Từ góc nhìn địa lí - văn hóa, núi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ảnh hưởng, tác động, góp phần định hình những nét văn hóa đặc sắc mà dấu ấn của chúng đến nay vẫn còn in đậm trong kho tàng huyền thoại dân gian, trong các di tích đình chùa miếu mạo, các tập tục nghi lễ, tín ngưỡng... ở An Giang. Nhận thức được tầm quan trọng đó, bài viết này xác định mục đích lí giải cội nguồn của biểu tượng núi, tên gọi Thất Sơn và tìm hiểu những hàm nghĩa của biểu tượng này trong không gian văn hóa của cư dân An Giang.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
16

Nga, Đỗ Hằng, Dương Hồng Hạnh та Lê Thị Thu Hương. "BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN". TNU Journal of Science and Technology 227, № 17 (28 листопада 2022): 88–94. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.6840.

Повний текст джерела
Анотація:
Trong suốt lịch sử hàng ngàn năm, cư dân vùng đất Bắc Sơn đã sáng tạo nên một hệ thống di sản văn hóa đặc sắc, phong phú, đa dạng. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở huyện Bắc Sơn ngày nay là kết tinh trí tuệ, sức sáng tạo của biết bao thế hệ nhân dân lao động, mà thế hệ hôm nay có trách nhiệm bảo tồn và phát huy. Với phương pháp nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thực địa, bài viết nhằm khảo cứu hệ thống di sản văn hóa ở huyện Bắc Sơn, thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện Bắc Sơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm gần đây, huyện Bắc Sơn đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Bắc Sơn cho thấy vấn đề then chốt là tìm ra chính sách liên kết đa ngành, bảo đảm sự hài hòa giữa văn hóa và kinh tế, giữa bảo tồn và phát triển, giữa bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế. Bài viết cũng khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện Bắc Sơn trong giai đoạn hiện nay. Việc phân tích thực trạng và tìm ra giải pháp phù hợp, khả thi sẽ giúp Bắc Sơn biến tiềm năng di sản văn hóa thành nguồn lực cho phát triển bền vững.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
17

Nguyễn, Thị Thẩm Mỹ. "Một số đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang". Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến 7, № 2 (30 червня 2020): 12–24. http://dx.doi.org/10.58810/vhujs.7.2.2020.7231.

Повний текст джерела
Анотація:
Với phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu và làm sáng tỏ một số đặc điểm nghệ thuật trong cuốn tiểu thuyết Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang, cụ thể là: đặc điểm hư cấu từ sự kiện và nhân vật lịch sử, độc thoại và đối thoại lịch sử, điểm nhìn trần thuật và sự tích hợp thể loại. Qua đó, làm nổi bật lên nội dung, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và sự cách tân của tác giả trong tiến trình vận động của tiểu loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
18

Nguyễn Thị Thục, Thục, та Mai Trịnh Thị. "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN MIẾU DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA". Tạp chí Khoa học, № 02 (20) T5 (29 травня 2024): 29. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/196.

Повний текст джерела
Анотація:
Diên Khánh là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, đang phấn đấu phát triển để trở thành thị xã trước năm 2025. Tốc độ đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới đem đến một diện mạo mới cho địa phương, song quá trình ấy cũng tác động không nhỏ đến hệ thống di tích, trong đó có Di tích lịch sử Văn miếu Diên Khánh, cùng với sự khó khăn, bất cập trong công tác quản lý di tích. Bài viết đi sâu phân tích giá trị của Di tích lịch sử Văn miếu Diên Khánh, thực trạng công tác quản lý di tích hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý di tích đáp ứng yêu cầu phát triển.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
19

Nguyen Thi Be, Nhanh. "Đặc điểm thích nghi của bốn loài thực vật điển hình: tram, bòng bong, dây choại và rau dừa nước ở Khu di tích lịch sử - văn hóa Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp". Dong Thap University Journal of Science, № 7 (15 лютого 2014): 41–46. http://dx.doi.org/10.52714/dthu.7.2.2014.95.

Повний текст джерела
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
20

Đỗ, Trọng Thành, та Gia Thủy Phan Bùi. "CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TOUR DU LỊCH ẢO TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19". Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 131, № 6D (16 листопада 2022): 195–212. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v131i6d.6518.

Повний текст джерела
Анотація:
Đại dịch COVID-19 đã đưa ngành du lịch toàn cầu vào bế tắc. Trước tình hình đó, các nhà quản lý địa điểm du lịch đã áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo như các tour du lịch ảo (virtual tour) để thu hút du khách tiềm năng. Nghiên cứu này khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng tour du lịch ảo trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Những yếu tố này bao gồm cảm nhận tích cực về sự dễ sử dụng, sự thích thú, sự hữu ích của tour du lịch ảo, cũng như những cảm nhận tiêu cực về sự phiền toái và sự rủi ro đến từ đại dịch COVID-19. Kết quả phân tích dựa trên dữ liệu được thu thập từ 169 người dân ở TP.HCM sau khi được trải nghiệm ít nhất 1 trong 3 tour du lịch ảo ở 3 địa danh khác nhau (hang Sơn Đoòng, Mộc Châu, và Thái Lan). Kết quả cho thấy những yếu tố cảm nhận trên có thể dự đoán ý định sử dụng tour du lịch ảo của khách du lịch. Ngoài ra, các đề xuất thực tế cũng được đưa ra để người quản lý địa điểm du lịch cân nhắc khi chọn tour du lịch ảo như một công cụ quảng cáo hoặc như một sản phẩm du lịch thay thế tạm thời trong giai đoạn đại dịch COVID-19.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
21

Triết, Nguyễn Minh, та Mai Võ Ngọc Thanh. "Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Đồng Tháp". Tạp chí Khoa học 14, № 8 (20 вересня 2019): 137. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.14.8.280(2017).

Повний текст джерела
Анотація:
Tỉnh Đồng Tháp có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, khu du lịch sinh thái... Bên cạnh đó còn có rất nhiều đình, chùa được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia và cấp Tỉnh. Đây là nguồn tài nguyên phong phú để phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Bài viết phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở tỉnh Đồng Tháp, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, góp phần thúc đẩy phát triển loại hình du lịch này trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
22

Tịnh Thy, Nguyễn Thị. "Bài báo nghiên cứu* CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT tiểu thuyết TRONG VÔ TẬN CỦA VĨNH QUYỀN". Tạp chí Khoa học 18, № 4 (30 квітня 2021): 745. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.18.4.3059(2021).

Повний текст джерела
Анотація:
Trong vô tận của nhà văn Vĩnh Quyền đã đoạt giải nhì cuộc thi tiểu thuyết lần thứ năm (2016-2019) của Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm gây tiếng vang trên văn đàn nhờ chiều sâu tư tưởng, cảm hứng lịch sử và thi pháp sáng tác độc đáo. Một trong những yếu tố làm nên thành công của Trong vô tận chính là cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm. Bài báo này phân tích cấu trúc đó trên bốn bình diện: chủ đề, cốt truyện, kết cấu và ngôn ngữ. Mỗi một bình diện của cấu trúc trong tiểu thuyết của Vĩnh Quyền đều dung chứa rất nhiều “kí hiệu” nghệ thuật. Từ các kí hiệu, bạn đọc không chỉ nhận ra tài năng của tác giả mà còn hiểu tiền nhân, hiểu lịch sử, yêu văn hóa; cũng từ đó, mọi khoảng cách về không gian, thời gian, phe phái, giới tính, chủng tộc sẽ được xóa nhòa. Và, cái muôn thuở còn đọng lại vẫn là tình yêu đối với quá khứ của gia tộc và dân tộc. Bởi vì nếu có tình yêu, thì mọi đứt gãy về lịch sử và văn hóa sẽ không còn nữa. Đó là hiệu quả tiếp nhận mà cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm mang lại cho người đọc.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
23

Anh, Nguyễn Thị Cẩm. "ĐẶC SẮC NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP CỦA KIM DUNG". TNU Journal of Science and Technology 228, № 16 (18 грудня 2023): 135–43. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.9056.

Повний текст джерела
Анотація:
Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung là một hiện tượng độc đáo trong nền văn học đương đại Trung Quốc. Trong thế giới nghệ thuật của Kim Dung, ngôn ngữ nghệ thuật là một yếu tố quan trọng, được nhà văn dày công trau chuốt trong quá trình sáng tác. Vậy vì sao ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung lại có khả năng thu hút đông đảo bạn đọc đến như vậy? Vấn đề này được chúng tôi làm rõ trong nội dung bài viết. Để giải quyết vấn đề, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm văn học và phương pháp nghiên cứu liên ngành. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học giúp làm sáng rõ những đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật mà nhà văn tạo lập trong tác phẩm. Phương pháp phân tích liên ngành hỗ trợ khai thác ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm từ các góc độ văn hóa, lịch sử, xã hội, điện ảnh… để thấy được nét đẹp, sự độc đáo và tài năng bậc thầy của Kim Dung trong việc vận dụng ngôn ngữ. Từ đó, bài viết cung cấp thêm một cách nhìn nhận mới cho độc giả khi tiếp cận với tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung – một hiện tượng văn học rất riêng của Trung Quốc.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
24

Hiếu, Nguyễn Trọng. "Phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh ở khu di tích lịch sử văn hóa – danh thắng và du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh". Tạp chí Khoa học 14, № 8 (20 вересня 2019): 125. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.14.8.282(2017).

Повний текст джерела
Анотація:
Bài viết tập trung phân tích sự phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh (VHTL) ở khu Di tích Lịch sử văn hóa – Danh thắng và Du lịch (DTLSVH-DT&DL) núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh trước xu thế hội nhập hiện nay, qua đó đưa ra những giải pháp khai thác hợp lí nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành du lịch ở địa phương.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
25

Nguyễn Thị Trúc, Quỳnh, та Bình Hoàng Thị. "TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TẠI VÙNG BIỂN THANH HÓA". Tạp chí Khoa học, № 02 (14) T5 (25 травня 2022): 105. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/83.

Повний текст джерела
Анотація:
Trong những năm gần đây cùng với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh đã trở thành một loại hình du lịch phổ biến và có sức hút lớn. Thanh Hóa với hơn 1.535 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có nhiều di tích gắn với tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, hàm chứa những giá trị tâm linh và có vai trò nhất định đối với người dân. Hàng năm, những di tích này thu hút hàng triệu lượt khách đến chiêm bái và thưởng ngoạn. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung đánh giá tiềm năng và thế mạnh của loại hình du lịch tâm linh của vùng biển Thanh Hóa làm cơ sở để ngành du lịch Thanh Hóa đa dạng hệ thống sản phẩm du lịch biển nhằm đáp ứng nhu cầu của ngày càng cao của du khách.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
26

Tín, Tăng Chánh. "PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CĂN CỨ ĐỊA K20, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG". Tạp chí Khoa học 17, № 10 (30 жовтня 2020): 1819. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.17.10.2884(2020).

Повний текст джерела
Анотація:
Khu Căn cứ địa K20 nằm trên địa bàn phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây còn lưu giữ những di vật, hiện vật và hệ thống hầm bí mật có giá trị lịch sử, minh chứng về một thời đấu tranh ngay trong lòng địch của cán bộ và nhân dân Đà Nẵng. Khu Căn cứ địa K20 đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia và được các cấp ngành của thành phố khai thác phát triển du lịch. Bài viết này làm rõ những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, cảnh quan sinh thái của Căn cứ địa K20, đồng thời đề xuất một số biện pháp về quy hoạch, đầu tư tôn tạo, quảng bá du lịch để phát triển du lịch bền vững tại di tích này. Bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lí, giá trị lịch sử, cảnh quan, sinh thái…; nơi đây vẫn còn tồn tại những khó khăn như công tác quy hoạch tổng thể chưa được quan tâm đúng mức; hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ; vai trò của cộng đồng địa phương chưa được phát huy; tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa… Kết quả nghiên cứu tại K20 cho thấy việc phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, tôn tạo di tích cũng như có cơ chế chính sách phù hợp nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững tại đây là vấn đề có tính cấp thiết.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
27

Huy, Hà Triệu. "RACH CAT FORT AND TOURISM DEVELOPMENT IN CAN DUOC DISTRICT, LONG AN PROVINCE, VIETNAM." TNU Journal of Science and Technology 227, no. 04 (March 25, 2022): 115–23. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.5664.

Повний текст джерела
Анотація:
Bài viết này nhằm tìm hiểu thực tế về đồn Rạch Cát, nơi được coi là pháo đài lớn nhất của người Pháp ở Đông Dương trong suốt thời kỳ thuộc địa cũng như đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc phát triển du lịch từ lợi ích của Đồn Rạch Cát. Tác giả đã sử dụng các phương pháp định lượng và định tính, bao gồm quan sát, phỏng vấn, thu thập dữ liệu, phân tích văn bản và phân tích chuyên sâu trong quá trình khảo sát thực tế và tìm hiểu thực tế để làm rõ các giá trị lịch sử của Đồn Rạch Cát và thực trạng bảo tồn và tiềm năng du lịch. Kết quả cho thấy Đồn Rạch Cát đang xuống cấp nghiêm trọng do không được bảo tồn và khai thác du lịch kém. Trong khi đó, địa điểm này đã được quân sự hóa từ lâu nên tiềm năng du lịch không có cơ hội được chính quyền địa phương khai thác. Qua đó, tác giả đề xuất một số gợi ý chính để di tích lịch sử này được bảo tồn tốt và nằm trong quỹ đạo phát triển của du lịch địa phương.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
28

Vân, Phạm Thị Cẩm. "Pháp luật và thực tiễn hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải taxi công nghệ". PROCEEDINGS 17, № 3 (27 грудня 2022): 187–98. http://dx.doi.org/10.46223/hcmcoujs.proc.vi.17.3.2488.2022.

Повний текст джерела
Анотація:
Sự ra đời của dịch vụ vận tải taxi công nghệ đã mang đến những tiện ích đáng kể cho người sử dụng. Do là một dịch vụ mới xuất hiện với cơ chế hoạt động hoàn toàn mới mẻ, cho nên trong thời gian đầu hoạt động xảy ra hiện tượng thiếu đồng bộ giữa các quy định pháp lý và thực tiễn hoạt động dịch vụ vận tải taxi công nghệ. Bằng phương pháp như phân tích, tổng hợp; lịch sử; so sánh, bài viết đã khái quát được thực tiễn hoạt động và phát triển loại hình taxi công nghệ tại Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá được ưu nhược điểm của loại hình dịch vụ này, chỉ ra được những ưu điểm và những bất cập trong các văn bản quy định pháp lý liên quan đến việc quản lý loại hình taxi công nghệ trong giai đoạn thí điểm và giai đoạn sau khi có nghị định 10/2020/NĐ-CP (Chính phủ, 2020), đề xuất được một số giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về dịch vụ vận tải công nghệ tại Việt Nam.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
29

Trang, Đỗ Huyền. "GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN KHOA DU LỊCH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA". TNU Journal of Science and Technology 229, № 08 (22 квітня 2024): 211–19. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.9489.

Повний текст джерела
Анотація:
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong dạy học cho sinh viên khoa Du lịch – Trường Đại học Phenikaa. Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với 200 sinh viên khoa Du lịch và phân tích tổng hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Trường Đại học Phenikaa được đánh giá cao về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng giảng dạy của giảng viên và khả năng thích ứng với công nghệ của sinh viên, nhà trường đã ứng dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ vào giảng dạy một số học phần trực tuyến và đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua hệ thống camera giám sát. Tuy nhiên, đối với các học phần chuyên ngành của sinh viên khoa Du lịch, hiện nay vẫn chưa có ứng dụng phần mềm hỗ trợ thực hành, chưa đầu tư nhiều thiết bị công nghệ hiện đại. Vì vậy, giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong dạy học cho sinh viên khoa Du lịch, Trường Đại học Phenikaa được đề xuất bao gồm: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giảng dạy; ứng dung ChatGPT, ứng dụng phần mềm quản lý, hỗ trợ thực hành; ứng dụng dữ liệu lớn; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên và Phenikaa tour với xe tự hành. Đề xuất này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học cho sinh viên khoa Du lịch, trường Đại học Phenikaa nói riêng và các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước nói chung, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
30

Hà, Mỹ Hạnh, та Ngọc Trung Yên. "Giá trị lịch sử của văn bản Nôm Tày “Bảo Lạc sự tích”". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 4, № 10 (6 квітня 2021): 55–60. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2018/208.

Повний текст джерела
Анотація:
Bảo Lạc sự tích là văn bản duy nhất ghi lại những sự kiện mang tính biên niên sử ở Cao Bằng được viết bằng chữ Nôm Tày. Đây là một nguồn sử liệu, một căn cứ để so sánh, đối chiếu làm rõ các sự kiện lịch sử. Là cơ sở để đánh giá đúng vai trò của gia tộc họ Nông, liên quan đến bảo tồn những di tích liên quan đến dòng họ này ở đất Bảo Lạc. Đồng thời là căn cứ để hiểu thêm về bối cảnh lịch sử chung của cả nước trong nửa cuối thế kỷ XIX, hiểu về hoạt động, chính sách của các triều đại thời Nguyễn đối với các dân tộc, vùng đất miền biên viễn.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
31

Nguyễn Thị Ánh Tuyết та Nguyễn Phan Hằng Giang. "PHƯƠNG PHÁP LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC: ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN TIẾNG ITALIA DU LỊCH II". Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, № 71 (13 лютого 2023): 69–82. http://dx.doi.org/10.56844/tckhnn.71.190.

Повний текст джерела
Анотація:
Học trực tuyến (online, e-learning) và học kết hợp (blended learning) là những phương pháp dạy và học đổi mới sử dụng công nghệ thông tin nhằm giúp người dạy và người học thích nghi với bối cảnh mới sau đại dịch Covid-19. Bài nghiên cứu phân tích cơ sở lý thuyết và áp dụng thực tế của mô hình lớp học đảo ngược (flipped classroom - FC), một trong những mô hình tiêu biểu của phương pháp dạy học kết hợp trực tuyến và trực tiếp, trong học phần Tiếng Italia du lịch II dành cho sinh viên định hướng du lịch của Khoa tiếng Italia – Trường Đại học Hà Nội. Từ những phân tích kết quả khảo sát, nhóm tác giả đưa ra một số nhận định về sự khác biệt giữa giờ học truyền thống và giờ học áp dụng phương pháp học đảo ngược cũng như ưu điểm và hạn chế của việc triển khai phương pháp này trong giảng dạy các học phần chuyên ngành du lịch bằng tiếng Italia.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
32

Nguyễn, Thị Tuyết, та Thị Ngọc Hân Chế. "Hình tượng đám đông trong một số tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa". Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến 7, № 5 (29 листопада 2021): 55–67. http://dx.doi.org/10.58810/vhujs.7.5.2021.7509.

Повний текст джерела
Анотація:
Diêm Liên Khoa là một trong những tác gia đương đại quan trọng trên văn đàn Trung Quốc. Ông được xem là một nhà văn đầy lương tâm, một ngòi bút đầy trách nhiệm khi đối mặt với những mặt trái của xã hội, mặt tối của lòng người. Hình tượng đám đông là một cách phản ảnh tâm lý, tính cách, kiểu tư duy và đặc điểm lịch sử, văn hóa của một cộng đồng trong thời kỳ lịch sử nhất định. Sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, bước đầu nghiên cứu giới thiệu khái quát về số lượng, thành phần, và tần suất xuất hiện của hình tượng đám đông; trên cơ sở đó, bài viết vừa phân tích tính chất “bầy đàn” mê muội của đám đông như là hiện thân của cái xấu, cái ác, cái hủ tục trong xã hội Trung Quốc hiện đại, vừa làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa mang đậm màu sắc thần thực chủ nghĩa.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
33

Hậu, Phạm Xuân, та Huỳnh Diệp Trâm Anh. "CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY CỦA ĐIỂM ĐẾN HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE". Tạp chí Khoa học 18, № 4 (30 квітня 2021): 773. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.18.4.3044(2021).

Повний текст джерела
Анотація:
Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch homestay của điểm đến huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực địa, khảo sát thực tế và phỏng vấn 151 du khách, kết hợp sử dụng phần mềm SPSS để xử lí, kết quả khảo sát cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch homestay của điểm đến huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre lần lượt là: (1) nhân tố nguồn nhân lực; (2) tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn); (3) yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ; và (4) giá cả. Cùng với sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của tỉnh, nghiên cứu này góp phần phát triển du lịch homestay tại điểm đến Thạnh Phú để tương xứng với tiềm năng du lịch nơi đây về cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
34

Phượng, Lê Thái. "NHỮNG GIÁ TRỊ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM DU LỊCH ĐÁNG NHỚ CỦA DU KHÁCH VỀ DANH THẮNG NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG". TNU Journal of Science and Technology 226, № 12 (6 вересня 2021): 134–44. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.4918.

Повний текст джерела
Анотація:
Danh thắng Ngũ Hành Sơn từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa của thành phố Đà Nẵng, được Bộ Văn hoá xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia năm 1980, Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2018. Ngũ Hành Sơn chứa đựng bốn giá trị chính gồm: giá trị lịch sử; giá trị văn hóa; giá trị phong thủy, cảnh quan; giá trị khảo cổ, tư liệu. Nghiên cứu này nhằm xác định các giá trị tác động đến trải nghiệm du lịch đáng nhớ của du khách khi tham quan Ngũ Hành Sơn bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả khảo sát 587 du khách cho thấy giá trị lịch sử tác động đến trải nghiệm đáng nhớ về sự mới lạ, văn hóa bản địa, sự thư giãn, sự ý nghĩa, sự tham gia, kiến thức; giá trị văn hóa và giá trị phong thủy, cảnh quan tác động đến trải nghiệm đáng nhớ về sự hưởng thụ, sự mới lạ, văn hóa bản địa, sự thư giãn, sự ý nghĩa, sự tham gia; giá trị khảo cổ, tư liệu tác động đến trải nghiệm đáng nhớ về văn hóa bản địa, sự thư giãn, sự ý nghĩa, sự tham gia, kiến thức.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
35

Nam, Mai Văn. "RENOVATING METHODS OF TEACHING HISTORY WITH VIRTUAL MUSEUMS IN HIGH SCHOOLS." TNU Journal of Science and Technology 228, no. 04 (April 30, 2023): 288–95. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7714.

Повний текст джерела
Анотація:
Hiện nay, chúng ta bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – cuộc cách mạng đưa loài người vào kỷ nguyên số. Cuộc cách mạng làm thay đổi cách sống, cách làm việc của con người và có tác động không nhỏ tới giáo dục. Xây dựng bảo tàng ảo là một kết quả của việc ứng dụng công nghệ vào dạy học, giúp kết nối hiệu quả giữa bảo tàng với lớp học. Vận dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp tiếp cận thực tiễn, bài viết muốn trao đổi làm sáng tỏ quan niệm về bảo tàng ảo, vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử, thực trạng của vấn đề này ở trường phổ thông. Từ đó, bài viết đi sâu vào phân tích, xác định những yêu cầu cần bảo đảm khi xây dựng và quy trình xây dựng bảo tàng ảo phục vụ dạy học lịch sử ở trường THPT. Đồng thời, từ sản phẩm bảo tàng ảo đã xây dựng, bài viết tập trung đề xuất các hình thức tổ chức dạy học có thể sử dụng bảo tàng ảo và những biện pháp sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn ở trường THPT. Song song với việc giới thiệu các biện pháp sử dụng, bài viết đưa ra những dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục trong thực tiễn ở địa phương.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
36

Vinh, Vũ Thành, Nguyễn Hữu Công, Nguyễn Hữu Khánh, Phạm Đăng Tứ, Nguyễn Khánh Như та Nguyễn Xuân Kiên. "XÂY DỰNG HỆ THỐNG DU LỊCH THÔNG MINH ĐA NỀN TẢNG ỨNG DỤNG CHO TỈNH THÁI NGUYÊN". TNU Journal of Science and Technology 227, № 02 (11 лютого 2022): 70–77. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.5379.

Повний текст джерела
Анотація:
Cuộc cách mạng 4.0 đang tác động tích cực và tạo động lực phát triển cho nhiều lĩnh vực của xã hội, trong đó có ngành du lịch. Với việc ứng dụng và kết hợp nhiều công nghệ như GPS, GIS và công nghệ thông tin đã mở ra cho ngành du lịch một không gian và hình thành phương thức du lịch mới cho du khách, cũng như góp phần nâng cao được chất lượng thông qua việc phát triển hệ thống du lịch thông minh. Hệ thống này không chỉ đem lại lợi ích cho du khách mà còn mang lại hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cũng như lan tỏa nhanh chóng những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc, lịch sử tới cộng đồng. Bởi vậy, không chỉ nhà khoa học mà cả nhà quản lý, tập đoàn trong nước và quốc tế đang rất quan tâm, đầu tư nghiên cứu và phát triển hệ thông du lịch thông minh. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày việc thiết kế và xây dựng hệ thống du lịch thông minh đa nền tảng với nhiều tính năng như tìm kiếm theo không gian và bán kính, tự động thông báo khi có khuyến mãi mới, gợi ý điểm thăm quan, lập lộ trình, hướng dẫn du khách theo ngữ cảnh qua điện thoại thông minh. Kết quả đánh giá thực nghiệm cho thấy hệ thống du lịch thông minh của chúng tôi hoạt động ổn định, có nhiều tính năng hữu ích hơn so với những hệ thống du lịch thông minh hiện nay.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
37

Hồ, Lưu Phúc. "Nhà Thờ Mồ Các Vị Tử Đạo – Di Tích Lịch Sử của Người Việt Công Giáo ở Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu". Khoa Học Công Giáo và Đời Sống 3, № 1 (18 липня 2023): 26–34. http://dx.doi.org/10.54855/csl.23314.

Повний текст джерела
Анотація:
Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng phong phú, đa dạng. Tại đây, đạo Công giáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển về đời sống văn hoá của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và vùng Đông Nam Bộ. Các trung tâm hành hương, nhà thờ Công giáo trong tỉnh là những địa điểm tham quan tìm hiểu văn hoá, du lịch hấp dẫn. Trong đó, nhà thờ Mồ Các Vị Tử Đạo ở thành phố Bà Rịa, với những giá trị về văn hoá, lịch sử, có nhiều tìm năng trở thành một trong những địa điểm hành hương Công giáo, thu hút nhiều du khách đến thăm viếng. Trong phạm vi bài viết này, bằng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu cùng phương pháp khảo sát thực địa góp phần giới thiệu di tích nhà thờ Mồ Các Vị Tử Đạo ở thành phố Bà Rịa nhằm đa dạng thêm tuyến điểm tham quan du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
38

Lê Thị, Thảo. "ĐÌNH LÀNG THANH HÓA - SỰ BIẾN ĐỔI VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ". Tạp chí Khoa học, № 01 (13) T1 (25 січня 2022): 29. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/22.

Повний текст джерела
Анотація:
Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, hiện còn lưu giữ nhiều đình làng giá trị, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, duyên hải. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan như thiên tai, biến động lịch sử, hoạt động dân sinh, sự tác động vô thức của con người mà nhiều đình làng có nguy cơ bị hủy hoại. Nghiên cứu sự biến đổi của đình làng và việc thờ cúng Thành hoàng làng ở xứ Thanh trong lịch sử để chúng ta có cái nhìn toàn cảnh nhằm đề xuất các giải pháp để bảo vệ, gìn giữ và phát huy loại hình di tích đặc biệt này.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
39

Dung, Nguyễn Thùy, та Nguyễn Thanh Tùng. "NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ GƯƠNG SOI THÔNG MINH TÍCH HỢP TRỢ LÝ ẢO TIẾNG VIỆT". TNU Journal of Science and Technology 227, № 02 (23 лютого 2022): 113–19. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.5376.

Повний текст джерела
Анотація:
Bài báo trình bày phương pháp nghiên cứu, thiết kế gương soi thông minh tích hợp trợ lý ảo tiếng Việt. Sản phẩm giúp người dùng có trải nghiệm tuyệt vời nhất khi soi gương thay vì tính năng phản chiếu hình ảnh truyền thống. Với sự phát triển của công nghệ, tương lai các vật dụng trong các gia đình sẽ trở nên thông minh hơn, tiện nghi, sang trọng cho người sử dụng. Sản phẩm sử dụng dòng vi điều khiển Raspberry Pi Model 3 và bộ công cụ SPK Google Assistant API đang được phát triển phổ biến trên toàn thế giới. Với công nghệ hiện đại như trí thông minh nhân tạo AI, Google Assistant và Home Assistant cho phép tương tác với con người bằng giọng nói để thực hiện các công việc như điều khiển thiết bị điện, tra cứu tài liệu trên internet, giải trí, xem lịch, ngày giờ, thời tiết, đọc báo, xem phim, phát nhạc… Đồng thời có thể phát triển, mở rộng, nâng cấp thêm các chức năng hữu ích khác theo nhu cầu sử dụng.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
40

Triệu Thị, Linh. "Hoàng Hoa Thám và những truyện kể dân gian". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 4, № 8 (7 квітня 2021): 99–106. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2018/202.

Повний текст джерела
Анотація:
Hoàng Hoa Thám là một nhân vật lịch sử xuất hiện trong giai đoạn dân tộc Việt Nam đối đầu với thực dân Pháp khi thời kỳ bình định quân sự sắp đi vào kết thúc. Đây là một hiện tượng đặc biệt, bởi Hoàng Hoa Thám đã lập tức là mối quan tâm chung của cả hai phía đối lập nhau về quyền lợi dân tộc; Những quan tâm đó được thể hiện thành các ghi chép, thành những thông tin truyền khẩu suốt từ thời điểm ông tại thế và kéo dài cho đến ngày nay, ở cả ba phạm vi: lịch sử, folklore và văn chương. Trong bài viết, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Hoàng Hoa Thám và những truyện kể dân gian để tìm hiểu nội dung : hình ảnh vị thủ lĩnh được lưu truyền và phản ánh trong những truyền ngôn của hai phía Pháp và Việt. Những cách thức và phương thức nghệ thuật mà tác giả dân gian sử dụng cũng như câu chuyện về tinh thần dân tộc được chúng tôi bàn đến trong quá trình phân tích những truyện kể dân gian về Đề Thám
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
41

Linh, Trần Tuấn, Phan Đình Binh, Phạm Đức Thọ та Nguyễn Thế Tôn. "ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY GẮN VỚI CÁC ĐIỂM DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ XUYÊN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN". TNU Journal of Science and Technology 228, № 08 (23 березня 2023): 126–32. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7173.

Повний текст джерела
Анотація:
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng phát triển du lịch homestay gắn với các điểm di tích trên địa bàn xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Khảo sát thực địa và điều tra theo mẫu phiếu điều tra đã được sử dụng để thu thập tài liệu, số liệu phục vụ công tác nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xã Phú Xuyên có khá nhiều địa điểm di tích nổi tiếng như nhà Tám mái, Chùa Đài, Dốc Vai Cày, Cầu Trà hay các điểm du lịch như thắng cảnh Ba Dội, hồ Vai Bành, thác Đát Đắng,... Kết quả chỉ rõ có 19 hộ sẵn sàng tham gia phát triển du lịch homestay. Do đó, người dân nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch homestay ở gần các địa điểm này để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân và phát triển di tích, thu hút nhiều du khách tới thăm quan, khám phá các giá trị văn hóa, cảnh quan và con người ở xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên rộng rãi hơn.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
42

Đông, Võ Hoàng. "CHỦ TRƯƠNG VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2012 - 2020". TNU Journal of Science and Technology 228, № 08 (27 лютого 2023): 118–25. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7207.

Повний текст джерела
Анотація:
An Giang là một trong những địa phương đi đầu trong đổi mới phát triển nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trên cả nước. Trong giai đoạn 2012-2020, tỉnh An Giang đã có nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử, lôgic, phân tích, tổng hợp; bài viết nhằm khảo cứu đường lối, chủ trương của tỉnh An Giang trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao những năm vừa qua. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nông nghiệp được duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực được phát triển; khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực được quan tâm đầu tư, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Qua đó, nghiên cứu góp phần cung cấp thêm luận cứ thực tế cho việc hoạch định chủ trương, chính sách của địa phương trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn tiếp theo.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
43

Hưng, Lưu Bách, Lâm Sinh Công та Nguyễn Nam Hoàng. "NÂNG CAO HIỆU NĂNG NGƯỜI DÙNG BIÊN BẰNG KỸ THUẬT LẬP LỊCH ĐỒNG THỜI VÀ HỌC SÂU". TNU Journal of Science and Technology 228, № 07 (28 квітня 2023): 63–72. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7316.

Повний текст джерела
Анотація:
Nâng cao hiệu năng người dùng, đặc biệt là những người dùng ở biên của vùng phủ sóng, là một trong những yêu cầu cấp thiết của mạng di động có mật độ trạm phát dày đặc như mạng 5G, 6G. Do đó, bài báo này tập trung phân tích và tối ưu hiệu năng của người dùng biên trong môi trường suy hao dual – slope và ảnh hưởng của Rayleigh pha đinh bằng cách sử dụng kỹ thuật tiên tiến của di động là lập lịch đồng thời (JC) và mạng học sâu (DQN) sử dụng thuật toán Q-learning. Mô hình suy hao dual-slope được sử dụng rộng rãi để đánh giá hiệu năng mạng vì nó có khả năng mô tả đặc điểm suy hao công suất của môi trường vô tuyến thực tế. Trong hệ thống sử dụng kỹ thuật JC, người dùng chủ động lựa chọn trạm có tín hiệu mạnh nhất để kết nối. Việc sử dụng mạng DQN cho phép các trạm cơ sở lựa chọn công suất phát phù hợp với môi trường. Các kết quả phân tích chỉ ra rằng việc sử dụng kỹ thuật lập lịch đồng thời kết hợp với DQN có thể nâng cao hiệu năng của người dùng biên tương ứng lên 35% và 200% so với trường hợp chỉ sử dụng DQN và thuật toán công suất tối đa (MP).
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
44

Nguyen Trong, Minh. "Giá trị lịch sử - văn hóa của di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp". Dong Thap University Journal of Science, № 6 (15 грудня 2013): 78–88. http://dx.doi.org/10.52714/dthu.6.12.2013.86.

Повний текст джерела
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
45

Huyền, Phạm Thị Vân, та Vũ Thị Hạnh. "KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “ĐÀN CỔ CẦM KHỎA THÂN” CỦA SƠN TÁP". TNU Journal of Science and Technology 229, № 08 (22 квітня 2024): 157–64. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.9419.

Повний текст джерела
Анотація:
“Đàn cổ cầm khỏa thân” của nhà văn Sơn Táp ra mắt bạn đọc lần đầu tiên vào năm 2010 tại Pháp. Cho đến nay, tác phẩm đã được dịch và giới thiệu ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về “Đàn cổ cầm khỏa thân” thực sự chưa tương xứng với những giá trị to lớn mà nó mang lại. Lý giải ý nghĩa tác phẩm từ hướng nghiên cứu về nghệ thuật tự sự kết hợp phương pháp nghiên cứu văn hóa học, phương pháp tiếp cận xã hội - lịch sử cùng các thao tác như: thống kê, phân tích, chứng minh, bài viết góp phần làm rõ đặc trưng không gian nghệ thuật trong “Đàn cổ cầm khỏa thân”, từ đó thấy được tài năng bậc thầy của Sơn Táp trong việc khám phá và phản ánh hiện thực. Ở tiểu thuyết này, nhà văn tạo dựng nên ba kiểu không gian: không gian chiến trận bi hùng, không gian an nhàn của giới thượng lưu và không gian âm nhạc trầm buồn, sâu lắng. Mỗi không gian mang ý nghĩa tượng trưng riêng, gắn với số phận và tính cách nhân vật, qua đó không chỉ cho người đọc thấy được bức tranh hiện thực của đất nước Trung Quốc ở những thời điểm lịch sử khác nhau mà còn gửi gắm kín đáo những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
46

Hương, Lê Thị Thu, та Phạm Khánh Ly. "SỬ DỤNG ỨNG DỤNG AZOTA TRONG VIỆC HỖ TRỢ ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 TRƯỜNG THPT LƯƠNG SƠN (HOÀ BÌNH)". TNU Journal of Science and Technology 227, № 06 (28 квітня 2022): 73–81. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.5865.

Повний текст джерела
Анотація:
Chuyển đổi số giáo dục là việc tất yếu trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc đó càng cấp thiết hơn trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ dạy học. Hiện nay, đã có rất nhiều ứng dụng ra đời để hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy cũng như giao bài tập, ôn tập, kiểm tra đánh giá như Google form, MS form,... Trong đó, ứng dụng Azota ra đời đã có ưu điểm vượt trội trong giao bài tập trắc nghiệm lịch sử như thao tác đơn giản, tiết kiệm thời gian, kiểm tra được sự tiến bộ và kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Nhờ đó, chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông được duy trì và ngày càng nâng cao trong điều kiện dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn. Bằng phương pháp thu thập, xử lý và tổng hợp tài liệu, nhóm tác giả đã phân tích những ưu điểm, hạn chế, quy trình sử dụng của ứng dụng Azota. Kết quả thực nghiệm sư phạm tại trường trung học phổ thông Lương Sơn (Hoà Bình) đã cho thấy ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu này.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
47

Nguyễn, Tiến, та Bách. "GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỤM DI TÍCH ĐỀN PHJIA MI VÀ CHÙA LINH QUANG". Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 13, № 2 (21 червня 2024): 86–89. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/256.

Повний текст джерела
Анотація:
Đây là cụm di tích có kiến trúc và các tục hèm độc đáo như tục cúng phân trâu, tục cấy lúa trong lễ hội truyền thống. Đền Phjia Mi có mối liên hệ trực tiếp đối với di tích chùa Linh Quang, tạo thành một cụm di tích độc đáo và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng không chỉ của nhân dân xã Hùng Sơn mà còn là của cả vùng cánh đồng Thất Khê, huyện Tràng Định. Do vậy khi khôi phục chùa Linh Quang thì rất cần quan tâm đến đền Phjia Mi để tạo nên mối tương hỗ và giúp các di tích này phát huy được giá trị trong đời sống đương đại.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
48

Bích, Hoàng Ngọc. "THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN". TNU Journal of Science and Technology 228, № 04 (30 квітня 2023): 357–64. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7697.

Повний текст джерела
Анотація:
Thực tế dạy và học học phần Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên cho thấy nhiều sinh viên chưa quan tâm, chưa có thái độ tích cực đối với môn học này. Điều này khiến cho môn học chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả bài viết đã xây dựng phiếu hỏi và thực hiện khảo sát đối với 300 sinh viên để nắm bắt thực trạng, tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại đây. Các biện pháp được đề xuất trong bài viết bao gồm các biện pháp về phương pháp, hình thức tổ chức và khai thác các phương tiện dạy học, các biện pháp trong kiểm tra, đánh giá và các biện pháp về nguồn lực cho việc dạy, học. Thực hiện thống nhất các biện pháp này sẽ giúp cho khoa chuyên môn, bộ môn, giảng viên và nhà trường nâng cao được chất lượng dạy và học đối với học phần.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
49

Vũ Ngọc, Giang. "THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH KHÁNH HÒA". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 7, № 20 (7 травня 2021): 219–26. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2021/512.

Повний текст джерела
Анотація:
Di sản văn hóa là một thành tố quan trọng và nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Vai trò của di sản văn hóa được thể hiện trên nhiều mặt của đời sống kinh tế,văn hóa và xã hội ; trong đó cần phải nhấn mạnh rằng di sản văn hóa trở thành một nguồn lực to lớn cho việc phát triển du lịch quốc gia. Là địa phương có du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đồng thời cũng là nơi có hệ thống di sản văn hóa phong phú mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và khoa học nên Khánh Hòa có nhiều điều kiện để phát huy giá trị di sản sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Bài viết của tác giả trên cơ sở phân tích vai trò của di sản văn hóa với du lịch, thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở địa phương trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
50

Long, Vũ Văn. "DEVELOPMENT OF HIGH-TECH AGRICULTURE (2011 – 2020) - SOME RESULTS AND EXPERIENCES." TNU Journal of Science and Technology 228, no. 03 (February 14, 2023): 48–54. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7184.

Повний текст джерела
Анотація:
Nhận thức được vị trí, vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ năm 2011 đến năm 2020, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nhiều chủ trương, biện pháp phát triển lĩnh vực này, coi đây là nội dung then chốt của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Quá trình Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, quá trình Đảng lãnh đạo nội dung này vẫn còn có một số hạn chế. Bằng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, kết hợp với phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, bài viết phân tích chủ trương của Đảng và kết quả đạt được trong quá trình Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2011 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời, đúc rút một số kinh nghiệm để tiếp tục phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới.
Стилі APA, Harvard, Vancouver, ISO та ін.
Ми пропонуємо знижки на всі преміум-плани для авторів, чиї праці увійшли до тематичних добірок літератури. Зв'яжіться з нами, щоб отримати унікальний промокод!

До бібліографії