Artigos de revistas sobre o tema "Dự báo thời tiết Nam Đàn Nghệ An"

Siga este link para ver outros tipos de publicações sobre o tema: Dự báo thời tiết Nam Đàn Nghệ An.

Crie uma referência precisa em APA, MLA, Chicago, Harvard, e outros estilos

Selecione um tipo de fonte:

Veja os 18 melhores artigos de revistas para estudos sobre o assunto "Dự báo thời tiết Nam Đàn Nghệ An".

Ao lado de cada fonte na lista de referências, há um botão "Adicionar à bibliografia". Clique e geraremos automaticamente a citação bibliográfica do trabalho escolhido no estilo de citação de que você precisa: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

Você também pode baixar o texto completo da publicação científica em formato .pdf e ler o resumo do trabalho online se estiver presente nos metadados.

Veja os artigos de revistas das mais diversas áreas científicas e compile uma bibliografia correta.

1

Tung, Khuc Dang, e Dinh Nho Cang. "Ứng dụng công nghệ chụp không ảnh cận thám cung cấp thông tin cho mô hình BIM của dự án hạ tầng và giao thông". Journal of Science and Technology in Civil Engineering (STCE) - NUCE 12, n.º 1 (14 de fevereiro de 2018): 65–70. http://dx.doi.org/10.31814/stce.nuce2018-12(1)-08.

Texto completo da fonte
Resumo:
Mô hình thông tin công trình - BIM là cuộc cách mạng tham vọng nhất từ trước đến nay nhằm thay đổi triệt để công tác quản trị ngành xây dựng. Tại Việt Nam, BIM đã được nghiên cứu và áp dụng khá nhiều bên lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp; tuy nhiên công nghệ này hầu như chưa được chú ý nhiều bên lĩnh vực hạ tầng và giao thông. Bài báo này nghiên cứu và áp dụng một phương pháp mới nhằm thu thập, khảo sát thông tin đầu vào cho một mô hình BIM của dự án hạ tầng và giao thông sử dụng công nghệ chụp không ảnh cận thám. Việc áp dụng phương pháp mới này sẽ cung cấp các dữ liệu giàu thông tin hơn các phương pháp khảo sát cũ, phù hợp hơn với việc xây dựng mô hình BIM. Hơn thế, phương pháp được thử nghiệm cho thấy hiệu quả cao về thời gian khảo sát cũng như tiết kiệm chi phí, đặc biệt cho các dự án hạ tầng và giao thông vốn có diện tích đặc biệt lớn. Nhận ngày 13/12/2017; sửa xong 27/12/2017; chấp nhận đăng 16/01/2018
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
2

Cao Thị Hồng, Nga. "Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho đội tàu lưới vây tại Nha Trang bằng phân tích bao dữ liệu (DEA)". Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang, n.º 02 (25 de maio de 2024): 048–57. http://dx.doi.org/10.53818/jfst.02.2024.210.

Texto completo da fonte
Resumo:
Nghiên cứu này đo lường hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu ra cho các tàu lưới vây và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của tàu ở nghề cá Nha Trang, Việt Nam. Phân tích bao dữ liệu (Data Development Analysis (DEA)) hai bước được sử dụng trong cuộc nghiên cứu này. Dữ liệu của 52 tàu lưới vây ở Nha Trang được thu thập vào năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với mô hình DEA trong trường hợp hiệu quả biến đổi theo quy mô, hệ số hiệu quả kỹ thuật trung bình của tàu là 0,872, và con số này giảm xuống còn 0,848 với mô hình DEA trong trường hợp hiệu quả không đổi theo quy mô. Hiệu quả theo quy mô sản xuất trung bình của đội tàu này đạt 97,2%. Kinh nghiệm đánh bắt của thuyền trưởng và qui mô gia đình (đại diện cho chi phí lao động) là những yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của tàu tại các mức ý nghĩa 5% và 10%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy khoảng 37% chủ tàu không nên đầu tư thêm vào tàu vì nó dẫn đến lãng phí kinh tế. Cuộc nghiên cứu này có kiến nghị là thay vì hỗ trợ tài chính cho ngư dân thì chính phủ có những hỗ trợ khác như cung cấp thông tin về thực trạng trữ lượng nguồn lợi, dự báo thời tiết nhằm tránh sự gia tăng thêm nỗ lực đánh bắt. Từ khóa: Đội tàu lưới vây, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả qui mô sản xuất, phân tích bao dữ liệu (DEA)
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
3

Trần Thị Lệ Hiền e Nguyễn Đông Phương. "Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận thanh toán bằng mã phản hồi nhanh tại ứng dụng di động của các ngân hàng thương mại Việt Nam". Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á, n.º 205 (10 de agosto de 2023): 39–53. http://dx.doi.org/10.63065/ajeb.vn.2023.205.82468.

Texto completo da fonte
Resumo:
Mục đích của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của khách hàng khi sử dụng phương thức thanh toán di động bằng mã phản hồi nhanh (QR) do hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam cung cấp. Bài viết xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên học thuyết tiếp nhận, sử dụng công nghệ giữa lý thuyết thống nhất và chấp nhận công nghệ (UTAUT), kết hợp với mô hình chấp nhận công nghệ (MTAM), và sử dụng phương pháp lấy mẫu có chủ đích. Dữ liệu bao gồm 278 phiếu khảo sát hợp lệ được thu thập từ 300 khách hàng đã trải nghiệm, hoặc có dự kiến sử dụng thanh toán di động mã QR. Sau đó, dữ liệu được đánh giá thông qua mô hình đo lường, mô hình cấu trúc và bước cuối là kiểm định giả thuyết kỹ thuật Bootstrapping trong Smart PLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kỳ vọng hiệu quả (PE), nhận thức hữu ích giao dịch (PTC), điều kiện thuận lợi (FC), giá trị (PV), bảo mật công nghệ (TS) và ảnh hưởng xã hội (SI) có tác động cùng chiều đáng kể đến ý định thanh toán bằng mã QR. Ngoài ra, kết quả kiểm định cho phát hiện mới là nhận thức hữu ích giao dịch có tác động cùng chiều trực tiếp đến kỳ vọng hiệu quả PE và tác động gián tiếp đến ý định sử dụng phương thức thanh toán mã QR. Tương tự, nhân tố bảo mật công nghệ có tác động cùng chiều trực tiếp đáng kể đến điều kiện thuận lợi FC và gián tiếp tác động đến ý định sử dụng phương thức thanh toán mã QR. Tuy nhiên, nhân tố thói quen không có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng thanh toán mã QR. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất hàm ý chính sách phù hợp.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
4

Quách, Hữu Trung. "Y học từ xa - xu hướng mới y học hiện đại". Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, n.º 47 (4 de março de 2022): 125–31. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2021.47.17.

Texto completo da fonte
Resumo:
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, những lĩnh vực liên quan đến sức khỏe di động, sức khỏe kỹ thuật số, sức khỏe công nghệ thông tin hay y học từ xa đang ngày càng được quan tâm, áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của cộng đồng. Y học từ xa (Telehealth) là xu hướng mới trên thế giới trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp thân thiện với công nghệ thông tin. Dịch vụ này có thể bao gồm cả chẩn đoán, điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, giải đáp thắc mắc, xử trí tình huống khẩn cấp hay dự phòng dịch bệnh, mà không phải đối mặt với những thách thức về khoảng cách địa lý. Y học từ xa nổi bật với các ưu điểm như: sự nhanh chóng, thuận tiện, dễ tiếp cận và chi phí thấp. Đặc biệt, khi cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang phải đối mặt với mối nguy cơ đến từ đại dịch Covid-19, việc áp dụng y học từ xa trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân không chỉ giúp quá trình khám chữa bệnh được duy trì thông suốt, kịp thời và chất lượng mà còn hỗ trợ đảm bảo an toàn phòng dịch. Tuy nhiên, trong thực tế, một số cơ sở y tế vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn để đưa y học từ xa đến với bác sĩ và người bệnh, những yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất vẫn là trở ngại lớn. Như vậy, tuy không thể thay thế hoàn toàn cho khám chữa bệnh trực tiếp nhưng y học từ xa vẫn là công cụ hỗ trợ đắc lực, đóng vai trò quan trọng trong y học hiện đại.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
5

Oertlé, Emmanuel, Duc Toan Vu, Dinh Chuc Nguyen, Laurin Näf e Sandra Regina Müller. "Potential for water reuse in Vietnam". Journal of Vietnamese Environment 11, n.º 2 (15 de julho de 2019): 65–73. http://dx.doi.org/10.13141/jve.vol11.no2.pp65-73.

Texto completo da fonte
Resumo:
Southeast Asian countries and Vietnam in particular are facing water security challenges; water reclamation is increasingly being considered as a favorable solution. Despite the availability of suitable technologies, several constraints often prevent stakeholders and especially decision makers exploiting their potential. In this paper we present the results of applying a decision support tool (DST) to evaluate water reclamation, support pre-feasibility studies and build capacity for water reclamation in Vietnam. The DST and its data are open access, providing information related to local and international water and wastewater quality standards. In this research we identified high potential Vietnamese case studies and conducted a systematic PISTLE analysis considering six dimensions (Political, Institutional, Social, Technical, Legal and Economic) at a multiple local stakeholder workshop. Key barriers and drivers for water reclamation implementation were identified. Measures proposed during the workshop could serve as a starting point for the development of water reclamation projects in Vietnam. Các nước Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam nói riêng hiện đang phải đối mặt với những thách thức về đảm bảo an ninh nguồn nước; cải tạo nguồn nước hiện đang được xem là một giải pháp thuận lợi. Mặc dù các công nghệ phù hợp đã có sẵn, nhưng một số hạn chế đã ngăn cản các bên liên quan và đặc biệt là những nhà làm chính sách có thể khai thác các tiềm năng của những công nghệ này. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày các kết quả của việc áp dụng một công cụ hỗ trợ quyết định (DST) để đánh giá việc cải tạo nguồn nước, hỗ trợ các nghiên cứu tiền khả thi và xây dựng các khả năng cải tạo nguồn nước ở Việt Nam. DST và dữ liệu của nó là nguồn truy cập mở, cung cấp thông tin liên quan đến những tiêu chuẩn về chất lượng nước và nước thải của địa phương và quốc tế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định các tình huống điển hình có tiềm năng cao của Việt Nam và tiến hành phân tích PISTLE có hệ thống xem xét sáu khía cạnh (Chính trị, Thể chế, Xã hội, Kỹ thuật, Pháp lý và Kinh tế) tại một hội thảo của các bên liên quan tại địa phương. Những rào cản chính và yếu tố vận hành của việc thực hiện cải tạo nguồn nước cũng đã được xác định. Các giải pháp được đề xuất trong hội thảo này có thể đóng vai trò là điểm khởi đầu để phát triển các dự án cải tạo nguồn nước ở Việt Nam.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
6

TRAN, Huynh Bao Chau, e Fumikazu UBUKATA. "Understanding local and scientific knowledge about flooding adaptations in low-lying areas of Central Vietnam". Journal of Vietnamese Environment 12, n.º 2 (12 de novembro de 2020): 123–31. http://dx.doi.org/10.13141/jve.vol12.no2.pp123-131.

Texto completo da fonte
Resumo:
This research focuses on clarifying the local and scientific knowledge about flooding adaptations, the interaction between local knowledge and scientific information in the low-lying area of Central Vietnam is analyzed. Data was obtained using three techniques including: semi-structured interviews, direct observation and household surveys. Responses indicate that the villagers have accumulated and inherited this type of knowledge in their society for a long time. The level of local knowledge is affected by gender, occupation and house location. This implies that the villagers’ social roles and their everyday interactions with the natural environment have nurtured an accumulated local knowledge. Scientific information is provided by the National Committee for Flood and Storm Control and National Center for Hydrometeorology Prediction. It contains information regarding disaster type, intensity, risk level and directions. The information is transferred to local people through mass media, social networks and official documents. However, local people are credulous toward scientific information given by the state. It was found that many villagers are not likely to follow the official guideline, especially the villagers with a high level of local knowledge. Nghiên cứu tập trung làm rõ kiến thức bản địa và khoa học về thích ứng lũ lụt cũng như mối tương tác của chúng ở vùng trũng thấp miền Trung Việt Nam. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng kết hợp ba phương pháp bao gồm phỏng vấn bán cấu trúc, quan sát trực tiếp và khảo sát hộ gia đình. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng người dân đã tích lũy và kế thừa kiến thức bản địa từ xã hội của họ trong một thời gian dài. Mức độ kiến thức bản địa bị ảnh hưởng bởi giới tính, nghề nghiệp và vị trí nhà ở. Vai trò xã hội và những tương tác hàng ngày của người dân với môi trường tự nhiên đã nuôi dưỡng và tích lũy kiến thức bản địa. Thông tin khoa học được cung cấp bởi Ủy ban Phòng chống lụt bão Quốc gia và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia. Các thông tin về loại thiên tai, cường độ, mức độ rủi ro và hướng chỉ dẫn được thông báo. Thông tin này được chuyển đến người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và các văn bản chính thức. Tuy nhiên, người dân địa phương chủ quan trước những thông tin khoa học do cơ quan nhà nước đưa ra. Nhiều người dân không tuân theo các hướng dẫn chính thức của chính quyền địa phương, đặc biệt là những người có mức độ kiến thức bản địa được đánh giá cao.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
7

Charles O. Manasseh, Ifeoma C. Nwakoby, Ogochukwu C. Okanya, Nnenna G. Nwonye, Onuselogu Odidi, Kesuh Jude Thaddeus, Kenechukwu K. Ede e Williams Nzidee. "Tác động của đổi mới tài chính kỹ thuật số đối với sự phát triển hệ thống tài chính tại các quốc gia Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA)". Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á, n.º 214.215_.. (6 de março de 2024): 121–44. http://dx.doi.org/10.63065/ajeb.vn.2024.214.215_...98640.

Texto completo da fonte
Resumo:
Mục đích – Bài viết này nhằm mục đích đánh giá tác động của đổi mới tài chính kỹ thuật số đối với sự phát triển hệ thống tài chính tại Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA). Bài viết này đánh giá mối quan hệ năng động giữa các biện pháp đổi mới tài chính kỹ thuật số và phát triển hệ thống tài chính bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ các quốc gia COMESA trong giai đoạn 1997–2019.Thiết kế/phương pháp/cách tiếp cận – Một mô hình độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) đã được áp dụng và nhóm trung bình (MG), nhóm trung bình gộp (PMG) và hiệu ứng cố định động (DFE) của mô hình được ước tính để đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, phương pháp mômen tổng quát động (DGMM) đã được áp dụng để kiểm tra độ bền. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy PMG là công cụ ước lượng phù hợp và hiệu quả nhất, trong khi hệ số biến phụ thuộc có độ trễ của các GMM khác nhau nhỏ hơn hệ số ảnh hưởng cố định, và do đó, cho thấy GMM hệ thống là công cụ ước lượng phù hợp nhất. Dữ liệu cho nghiên cứu được lấy từ Chỉ số Phát triển của Ngân hàng Thế giới (WDI, 2020), Chỉ số Quản trị Thế giới (WGI, 2020) và Cơ sở dữ liệu Phát triển Tài chính Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (GFD, 2020).Những phát hiện mới – Kết quả cho thấy đổi mới tài chính kỹ thuật số tác động đáng kể đến sự phát triển hệ thống tài chính về lâu dài. Như vậy, bằng chứng cho thấy máy rút tiền tự động (ATM), điểm bán hàng (POS), thanh toán di động (MP) và ngân hàng di động có ý nghĩa quan trọng và đóng góp tích cực vào sự phát triển hệ thống tài chính về lâu dài, trong khi tiền di động (MM) và Ngân hàng trực tuyến (INB) không đáng kể nhưng thể hiện mối quan hệ tích cực và nghịch đảo với phát triển tài chính. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định bao gồm cả yếu tố tương tác của chúng là rất quan trọng trong việc dự đoán sự phát triển hệ thống tài chính ở khu vực COMESA.Ý nghĩa thực tiễn – Các nhà nghiên cứu đề xuất một chính sách gắn kết và có ý thức nhằm kiểm soát sự khác biệt trong ngắn hạn và đề xuất một chiến lược tài chính đổi mới chung trong khu vực có thể theo đuổi nhằm khuyến khích chuyển giao công nghệ cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính về lâu dài. Hơn nữa, những đổi mới sản phẩm và quy trình hợp lý có thể được điều chỉnh để bổ sung cho các thể chế đổi mới trong các thành phần khác nhau của hệ thống tài chính COMESA.Tác động xã hội – Dịch vụ đổi mới tài chính kỹ thuật số nếu được quản lý tốt sẽ làm tăng lợi ích vốn có trong phát triển hệ thống tài chính.Tính mới/giá trị nguyên bản – Theo hiểu biết tốt nhất của tác giả, bài viết này trình bày thông tin cơ bản mới về đổi mới tài chính kỹ thuật số có thể kích thích sự phát triển của hệ thống tài chính, đặc biệt là ở khu vực COMESA. Nó cũng cho thấy sự liên quan của đổi mới tài chính kỹ thuật số, chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cũng như tác động tương tác của chúng đối với sự phát triển hệ thống tài chính COMESA.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
8

"THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ THEO CDIO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI". Journal of Thu Dau Mot University, 31 de dezembro de 2020, 53–56. http://dx.doi.org/10.37550/tdmu.cfr/2021.01.106.

Texto completo da fonte
Resumo:
Trong chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Điện –, Điện tử tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, cũng như tại các trường đại học kỹ thuật khác, các học phần chuyên ngành đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển kiến thức, kỹ năng, cả về thái độ và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viện sau khi ra trường. Tuy nhiên. việc đào tạo theo phương pháp, mô hình chuyển giao kiến thức không còn phù hợp với thời đại công nghiệp 4.0 mà dần chuyển sang mô hình đào tạo chú trọng đến phát triển các kỹ năng nghề nghiệp theo định hướng CDIO. Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Điện –, Điện tử, Khoa Công nghệ ngay từ năm 1, năm 2, trong những môn cơ sở ngành đã tích cực cho sinh viên đi kiến tập, tham quan nhà máy nhằm quan sát, hình thành các ý tưởng. Các học phần chuyên ngành ở năm 3, năm 4 được thiết kế và thực thiện theo dự án – CDIO. Việc triển khai các học phần này theo CDIO, qua các bước: (1) đề xuất hoặc chọn lựa các ý tưởng, (2) thiết kế, tìm hiểu ý tưởng với sự hỗ trợ của cố vấn và bảo vệ ý tưởng trước hội đồng, (3) thực hiện ý tưởng đó. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày phương pháp học tập cho các nhóm của sinh viên để thực hiện việc thiết kế, thi công giải pháp cải tiến kỹ thuật theo yêu cầu đổi mới công nghệ và có tác động tích cực đến xã hội. Phương pháp luận và một số kết quả thực hiện của phương pháp cho thấy sự phù hợp của phương pháp CDIO.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
9

"ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY THIẾT KẾ TRONG CÁC DỰ ÁN CỦA CDIO". Journal of Thu Dau Mot University, 31 de dezembro de 2020, 114–23. http://dx.doi.org/10.37550/tdmu.cfr/2021.01.114.

Texto completo da fonte
Resumo:
Đối với sinh viên theo học mô đun “Dự án thiết kế và đổi mới” tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, có thể nhận thấy rằng bước khó nhất trong chương trình CDIO là bước đầu tiên "hình thành ý tưởng". Phương pháp “Tư duy thiết kế” nhấn mạnh sự hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng thông qua các cuộc khảo sát và quan sát chi tiết của người dùng, sau đó tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được. Phương pháp tư duy thiết kế có thể giúp sinh viên trong bước đầu về“hình thành ý tưởng” được hay không. Trong bài báo này sẽ mô tả về các thử nghiệm và sử dụng phương pháp tư duy thiết kế trong việc hình thành ý tưởng của một dự án CDIO. Đồng thời nó cũng chỉ ra những hạn chế và khó khăn ràng buộc của phương pháp này.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
10

Phúc, Hồ Trọng, e Phạm Xuân Hùng. "DỰ BÁO DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA VIỆT NAM: ÁP DỤNG MÔ HÌNH ARIMA". Hue University Journal of Science: Economics and Development 132, n.º 5C (28 de novembro de 2023). http://dx.doi.org/10.26459/hueunijed.v132i5c.7179.

Texto completo da fonte
Resumo:
Bài báo này phân tích và dự báo diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam đến năm 2030 sử dụng mô hình Box–Jenkins ARIMA. Nghiên cứu sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian giai đoạn 1990–2021 được tổng hợp từ Tổng Cục Thống Kê của Việt Nam. Kết quả thống kê cho thấy năm 2021, tổng diện tích canh tác lúa đạt 7,24 triệu ha, với năng suất bình quân đạt 6,06 tấn/ha và tổng sản lượng lúa đạt 43,85 triệu tấn. Qua giai đoạn 1990–2021, năng suất và sản lượng lúa tăng, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm lần lượt là 2,10% và 2,70%; diện tích có tăng, nhưng tăng với tốc độ chậm hơn (0,58%) và có xu hướng giảm từ năm 2013 trở lại đây. Kết quả dự báo cho thấy rằng đến năm 2030, diện tích lúa tiếp tục giảm khoảng 0,8 triệu ha, xuống còn 6,42 (4,17; 8,67) triệu ha. Trong khi đó, năng suất và sản lượng lúa có xu hướng tăng, lần lượt đạt 6,90 (6,26; 7,53) tấn/ha và 46,60 (36,02; 57,19) triệu tấn. Nghiên cứu đề xuất rằng trong thập kỷ tới, các chính sách về sản xuất lúa cần tập trung thúc đẩy tăng năng suất và lợi nhuận thay vì mở rộng diện tích canh tác. Cải thiện hiệu quả sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến là những định hướng phù hợp.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
11

Vũ Thái, Hà, Trang Trương Thị Huyền, Minh Nguyễn Quang e Vân Thái Thị Diệu. "HƯỚNG DẪN DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC ANDROGEN Ở PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI*". Tạp chí Da liễu học Việt Nam, n.º 44 (12 de junho de 2024). http://dx.doi.org/10.56320/tcdlhvn.44.166.

Texto completo da fonte
Resumo:
Rụng tóc androgen (Androgenetic alopecia – AGA) là rối loạn rụng tóc phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Các dấu hiệu ban đầu của rụng tóc androgen thường xuất hiện trong thời kỳ dậy thì dẫn đến mất tóc tiến triển theo hình dạng mẫu. Hơn nữa, tần suất của nó tăng lên theo tuổi và ảnh hưởng đến tới 80% nam da trắng và 42% phụ nữ. Bệnh nhân mắc phải rụng tóc androgen có thể gặp phải sự suy giảm đáng kể về chất lượng cuộc sống. Diễn đàn Da liễu Châu Âu (EDF) khởi xướng một dự án để phát triển hướng dẫn dựa trên bằng chứng cho điều trị rụng tóc androgen. Dựa trên nghiên cứu tổng quan hệ thống, hiệu quả của các phương pháp điều trị hiện có đã được đánh giá và các khuyến nghị điều trị đã được thông qua trong một hội nghị đồng thuận. Mục đích của hướng dẫn là cung cấp cho các bác sĩ da liễu một công cụ dựa trên bằng chứng để lựa chọn một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân mắc phải rụng tóc androgen.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
12

Nguyễn, Hướng. "TĂNG CƯỜNG TÍNH TỰ CHỦ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG EFL BẰNG CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP DỰ ÁN NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỌC TẬP HỮU ÍCH". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 9, n.º 5 (16 de dezembro de 2023). http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2023/1025.

Texto completo da fonte
Resumo:
Trong những năm gần đây, khái niệm "tự chủ của học sinh" đã được đề cập đến ngày càng nhiều, đặc biệt là trong thời đại của công nghệ phát triển nhanh chóng. Khi đại dịch covid bùng phát, vấn đề về tính tự chủ của người học trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi học sinh phải học trực tuyến trong một thời gian dài. Học tập dự án (project-based learning - học tập dự án) đã nổi lên như một phương pháp hiệu quả trong chương trình giáo dục tiếng anh ngoại ngữ tại Việt Nam. Nhiều tài liệu hiện có đã chứng minh học tập dự án là một kỹ thuật thành công để phát triển tính tự chủ cho học sinh. Nghiên cứu này xem xét thái độ của học sinh đối với các hoạt động học tập dự án và thể hiện tính hiệu quả của các hoạt động học tập dự án trong việc giúp học sinh nâng cao tính tự chủ trong lớp học tiếng anh. Thành phần tham gia nghiên cứu bao gồm 50 học sinh trung học trong các lớp học tiếng anh ngoại ngữ và 5 giáo viên tiếng anh ngoại ngữ. Dữ liệu thu thập được từ một bảng câu hỏi, quan sát và cuộc phỏng vấn được tiến hành bởi giáo viên tiếng anh. Dữ liệu cho thấy việc sử dụng học tập dự án đã nâng cao tính tự chủ của học sinh trung học trong quá trình học tập. Ngoài ra, các thành viên tham gia nghiên cứu thể hiện thái độ tích cực đối với việc áp dụng học tập dự án trong giảng dạy và học tập. Dựa trên các kết quả, đã đề xuất một số ý kiến đối với việc giảng dạy học tập dự án cho học sinh trung học trong lớp học tiếng anh ngoại ngữ
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
13

Sơn, Phạm Vũ Hồng, e Hà Trần Việt Khoa. "Phân tích và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng và tác động của bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng". Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 12, n.º 06 (28 de dezembro de 2022). http://dx.doi.org/10.54772/jomc.06.2022.461.

Texto completo da fonte
Resumo:
Bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động, đến môi trường làm việc từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tiến độ thực hiện dự án, chất lượng dự án. Nghiên cứu này trình bày việc xác định các bệnh nghề nghiệp tác động đến sức khỏe người lao đông, khả năng xảy ra bệnh và các nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp. Tổng cộng có 34 bệnh nghề nghiệp và 30 nguyên nhân gây bệnh đã được xác định, được xem xét từ tài liệu nghiên cứu trước và từ các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam. Hai bảng câu hỏi khảo sát bao gồm bảng khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các bệnh nghề nghiệp đến sức khỏe người lao động và khả năng mắc bệnh của người lao động trong môi trường xây dựng; và bảng khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong xây dựng, được gửi cho khoảng 250 cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Điều này nhận lại 201 phản hồi hợp lệ để phân tích dữ liệu. Các bệnh nghề nghiệp và nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp trong xây dựng được chia làm 5 nhóm bệnh gồm: Các Bệnh về cơ xương khớp; Các Bệnh về đường hô hấp; Các Bệnh về Da liễu; Các Bệnh về Tim mạch; Các Bệnh khác. Mô hình hồi quy đa biến cho thấy rằng các bệnh về tim mạch và các bệnh khác không phù hợp, các bệnh về cơ xương khớp; các bệnh về đường hô hấp; các bệnh về da liễu có tác động đáng kể và tiêu cực đến sức khỏe người lao động. Những phát hiện này đóng góp một phần kiến thức trong việc phân tích tác động của bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng ở Việt Nam, và về cơ bản hơn, những phát hiện này đã nâng cao sự hiểu biết cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công về các bệnh nghề nghiệp trong xây dựng cũng như các nguyên nhân gây ra bệnh.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
14

Nguyễn Văn, Mạnh. "Ván khuôn thi công lan can cầu sử dụng xe đúc". Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 12, n.º 03 (28 de junho de 2022). http://dx.doi.org/10.54772/jomc.03.2022.317.

Texto completo da fonte
Resumo:
Đúc hẫng là công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép dự ứng lực bằng phương pháp đúc bê tông các khối dầm liên tiếp từ hai phía. Các khối bê tông đúc hẫng được đổ tại chỗ trên đà giáo di động gọi là xe đúc. Lan can là kết cấu quan trọng trong hệ thống kết cầu cầu, đóng vai trò bảo vệ cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.Trong những năm tới, nhu cầu xây dựng cầu mới sẽ tăng lên ở Việt Nam. Do đó, số lượng lan can được thực hiện cũng sẽ tăng lên. Trong giai đoạn lập kế hoạch, tính chất của địa điểm xây dựng phải được đánh giá thích hợp và lựa chọn hệ ván khuôn phù hợp, bao gồm công tác treo, để giảm thiểu rủi ro và chi phí cũng như tránh mọi sự chậm trễ trong thi công. Bài báo giới thiệu hệ ván khuôn thi công lan can cầu thi công sử dụng xe đúc.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
15

Đức Hạ, Hoàng, e Cao Thanh Đỗ. "NHẬN XÉT GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG, NĂM 2018-2020". Tạp chí Y học Việt Nam 510, n.º 1 (25 de fevereiro de 2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v510i1.1923.

Texto completo da fonte
Resumo:
Đặt vấn đề: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả hình ảnh và nhận xét vai trò của siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng từ ngày 01 tháng 09 năm 2018 đến ngày 31 tháng 8 năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh bào gồm các bệnh nhân dưới 16 tuổi, có lâm sàng nghi ngờ, có siêu âm ổ bụng chẩn đoán là VRT. Bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật, làm giải phẫu bệnh hoặc được theo dõi, hoặc điều trị nội khoa đến khi ổn định. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng cách lấy toàn bộ bệnh nhân đạt đủ tiêu chuẩn nêu trên được khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng trong thời gian nghiên cứu từ 1/9/2018 đến 31/8/2020. Kết quả và Kết luận: Nghiên cứu gồm 90 bệnh nhi, tuổi từ 4-15 tuổi; tỷ lệ nam/nữ là 2,24/1. Siêu âm chẩn đoán đúng 100% trường hợp VRT khi ruột thừa ở vị trí bình thường và 66,7% khi ruột thừa ở vị trí bất thường. Siêu âm chẩn đoán VRT có độ nhạy 97,5%, độ đặc hiệu 88,8%, giá trị dự đoán dương tính 98,7%, giá trị dự đoán âm tính 80%. Hình ảnh VRT thường gặp là: Lòng RT đầy dịch, ấn không xẹp, đường kính ngang > 6 mm, dày thành RT, có phản ứng đầu dò. Dấu hiệu gián tiếp có tỷ lệ cao là thâm nhiễm mỡ chiếm 93,8%. Siêu âm chẩn đoán VRT có biến chứng với độ nhạy 66,7%, độ đặc hiệu 98,6%, giá trị dự đoán dương tính 85,7%, giá trị dự đoán âm tính 95,9%.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
16

Đỗ, Chí Hùng, e Thị Hồng Vân Ngô. "MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN THOÁI HOÁ KHỚP GỐI ĐẾN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH VIỆN E NĂM 2022- 2023". Tạp chí Y học Việt Nam 536, n.º 1 (4 de março de 2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v536i1.8688.

Texto completo da fonte
Resumo:
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và thực trạng của các bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 110 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp gối điều trị nội trú tại khoa Phục hồi chức năng- Bệnh viên E từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023. Các bệnh nhân được điều trị theo phác đồ chung của bộ y tế cho bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm: thuốc, vật lí trị liệu, tập luyện trong vòng 1 tháng. Tiến hành đánh giá bệnh nhân theo thang điểm Womac tại các thời điểm vào viện, sau điều trị 15 và khi ra viện. Kết quả: Thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi, nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam, theo tỉ lệ nam/ nữ là 1:6. Chỉ số khối cơ thể, nghề nghiệp liên quan đến lao động chân tay là một trong các yếu tố thúc đẩy thoái hóa khớp gối. Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất bao gồm: đau khi đi bộ, đau khi leo cầu thang 100%, đau kiểu cơ học 97,5%, đau khi đứng 89,3%, dấu hiệu phá rỉ khớp 75,6%. Đa số bệnh nhân có hạn chế tầm vận động vừa đến nặng chiếm 70,6% do đó ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh hoạt hàng ngày. Kết luận: Đau khớp gối mạn tính là triệu chứng thường gặp ở người bệnh thoái hoá khớp gối, trong đó nữ nhiều hơn nam, tỉ lệ bệnh nhân lao động chân tay bị nhiều hơn so với bệnh nhân lao động trí óc. Đau mạn tính làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, chưa có mối liên quan với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về tình trạng đau mạn tính ở người cao tuổi có thoái hoá khớp gối nói riêng và trên người cao tuổi nói chung để có các biện pháp dự phòng và điều trị phù hợp nhằm cải thiện triệu chứng, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
17

Lan Anh, Giang, e Thẩm Trương Khánh Vân. "ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG VIÊM MỦ NỘI NHÃN SAU CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU HỞ CỦA DUNG DỊCH NHỎ MẮT LEVOFLOXACIN 1.5%". Tạp chí Y học Việt Nam 519, n.º 1 (17 de outubro de 2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v519i1.3507.

Texto completo da fonte
Resumo:
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của kháng sinh nhỏ tại chỗ Levofloxacin 1.5% trong dự phòng viêm mủ nội nhãn sau chấn thương nhãn cầu hở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu không có nhóm chứng trên 50 mắt chấn thương nhãn cầu hở được điều trị khoa Chấn thương mắt bệnh viện Mắt Trung Ương từ 8/2021 đến 4/2022. Kết quả: Tỷ lệ giới nam/ nữ trong nghiên cứu xấp xỉ 2,6/1. Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 34,84±14,15 tuổi (nhỏ tuổi nhất là 3 tuổi và lớn tuổi nhất là 62 tuổi). Trong đó, 2 nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nhóm 16-45 tuổi (68%) và 46- 60 tuổi (18%). Phần lớn bệnh nhân có nghề nghiệp là lao động chân tay (70,0%). Đa số các trường hợp có hoàn cảnh chấn thương là tai nạn lao động chiếm tỷ lệ 64%, 32% là tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông 4%. Tỷ lệ chấn thương mắt phải/ mắt trái là tương đương nhau 50% và 50%. Tỉ lệ viêm mủ nội nhãn sau khi dự phòng bằng kháng sinh nhỏ tại chỗ Levofloxacin 1.5% là 4,0% (2/50). Trong đó, cả 2 trường hợp có bệnh nguyên là vi khuẩn gram (+). Các yếu tố nguy cơ viêm mủ nội nhãn sau chấn thương bao gồm dị vật nội nhãn, đục vỡ thể thủy tinh, chấn thương ở vùng nông thôn, kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ và chấn thương ở Zone I. Yếu tố không ảnh hưởng tới tỉ lệ viêm mủ nội nhãn là kích thước vết thương và thời gian đóng vết thương. Kết luận: Sử dụng kháng sinh tra tại chỗ Levofloxacin 1.5% là biện pháp ít hiệu quả trong dự phòng viêm mủ nội nhãn sau chấn thương nhãn cầu hở.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
18

Ba Duy, Dinh, Ngo Duc Thanh, Tran Quang Duc e Phan Van Tan. "Seasonal Predictions of the Number of Tropical Cyclones in the Vietnam East Sea Using Statistical Models". VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences 35, n.º 2 (29 de junho de 2019). http://dx.doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4379.

Texto completo da fonte
Resumo:
Abstract: In this study, the equations for estimating the number of tropical cyclones (TCs) at a 6-month lead-time in the Vietnam East Sea (VES) have been developed and tested. Three multivariate linear regression models in which regression coefficients were determined by different methods, including 1) method of least squares (MLR), 2) minimum absolute deviation method (LAD), 3) minimax method (LMV). The artificial neural network model (ANN) and some combinations of the above regression models were also used. The VES was divided into the northern region above 15ºN (VES_N15) and the southern one below that latitude (VES_S15). The number of TCs was calculated from the data of the Japan Regional Specialized Meteorological Center (RMSC) for the period 1981-2017. Principal components of the 14 climate indicators were selected as predictors. Results for the training period showed that the ANN model performed best in all 12 times of forecasts, following by the ANN-MLR combination. The poorest result was obtained with the LMV model. Results for the independent dataset showed that the number of adequate forecasts based on the MSSS scores decreased sharply compared to the training period and the models generated generally similar errors. The MLR model tended to give out the best results. Better-forecast results were obtained in the VES_N15 region followed by the VES and then the VES_S15 regions. Keywords: Tropical cyclone, Seasonal prediction, Vietnam East Sea (VES). References: [1] W. Landsea Christopher, Gerald D. Bell, William M. Gray, Stanley B. Goldenberg, The extremely active 1995 Atlantic hurricane season: Environmental conditions and verification of seasonal forecasts, Mon. Wea. Rev. 126 (1998) 1174-1193[2] W. Landsea Christopher, William M. Gray, Paul W. Mielke, Jr, Kenneth J. Berry, Seasonal Forecasting of Atlantic hurricane activity, Weather. 49 (1994) 273-284.[3] M. Gray William, Christopher W. Landsea, Paul W. Mielke, Predicting Atlantic basin seasonal tropical cyclone activity by 1 June, Weather and Forecasting. 9 (1994) 103-115.[4] Neville Nicholls, Chris Landsea, Jon Gill, Recent trends in Australian region tropical cyclone activity, Meteorol. Atmos. Phys. 65 (1998) 197-205.[5] Elsner, James B., Kam-biu Liu, Bethany Kocher, Spatial Variations in Major U.S., Hurricane Activity: Statistics and a Physical Mechanism, J. Climate. 13 (2000) 2293–2305.[6] J. C. L. Chan, Jiuen Shi, Cheukman Lam, Seasonal Forecasting of Tropical Cyclone Activity over the Western North Pacific and the South China Sea. Departmentof Physics and Materials Science, City University of Hong Kong, Kowloon, Hong Kong, China, (1998).[7] J. C. L. Chan, J. E. Shi and C. M. Lam, Seasonal forecasting of tropical cyclone activity over the Western North Pacific and the South China Sea, Wea. Forecasting. 13 (1998) 997-1004.[8] J. C. L. Chan, Tropical cyclone activity over the Western North Pacific associated with El Niño and La Niña events, J. Climate. 13 (2000) 2960-2972.[9] Pao-Shin Chu, Xin Zhao, Chang-Hoi Ho, Hyeong-Seog Kim, Mong-Ming Lu, Joo-Hong Kim, Bayesian forecasting of seasonal typhoon activity: A track-pattern oriented categorization approach, J.Climate. 23 (2010) 6654-6668[10] M. Lu, P.-S. Chu, and Y.-C. Lin, Seasonal prediction of tropical cyclone activity near Taiwan using the Bayesian multivariate regression method, Wea. Forecasting. 25 (2010) 1780–1795.[11] H. J Kwon, W.-J. Lee, S.-H.Won, and E.-J. Cha, Statistical ensemble prediction of the tropical cyclone activity over the Western North Pacific.Geophys. Res. Lett. 34 (2007) L24805. doi:10.1029/2007GL032308[12] J. C. L. Chan, Tropical cyclone activity in the Western North Pacific in relation to the stratospheric quasi-biennial oscillation, Mon. Wea. Rev. 123 (1995) 2567-2571.[13] J. C. L. Chan, Prediction of annual tropical cyclone activity over the Western North Pacific and the South China Sea, Int’l J. Climatol. 15 (1995) 1011-1019.[14] J. C. L. Chan, J. E. Shi and C. M. Lam, Seasonal forecasting of tropical cyclone activity over the Western North Pacific and the South China Sea, Wea.Forecasting. 13 (1998) 997-1004.[15] J.C.L. Chan, J.E. Shi, K.S. Liu, 2001: Improvements in the seasonal forecasting of tropical cyclone activity over the Western North Pacific. Wea. Forecasting, 16, 491-498.[16] J. Klotzbach Philip, Recent developments in statistical prediction of seasonal Atlantic basin tropical cyclone activity, Journal compilation C (2007) Blackwell Munksgaard. DOI: 10.1111/j.1600-0870.2007.00239.x[17] W. Zhang, Y. Zhang, D. Zheng, F. Wang, and L. Xu, Relationship between lightning activity and tropical cyclone intensity over the northwest Pacific, J. Geophys. Res. Atmos. 120 (2015). doi:10.1002/2014JD022334.[18] Phan Van Tan, On the tropical cyclone activity in the Northwest Pacific basin and South China sea in relationship with ENSO, Journal of Science, Vietnam National University, Hanoi, t.XVIII, No1, (2002) 51-58. (In English)[19] Nguyễn Văn Tuyên, Xu hướng hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên Tây Bắc Thái Bình Dương và biển Đông theo các cách phân loại khác nhau, Tạp chí KTTV. số 559 (2007) tr.4-10.[20] Đinh Bá Duy, Ngô Đức Thành; Phan Văn Tân, 2016, Mối quan hệ giữa ENSO và số lượng, cấp độ Xoáy thuận Nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc - Thái Bình Dương, Biển Đông giai đoạn 1951-2015, VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, [S.l.], v. 32, n. 3S, sep. (2016) ISSN 2588-1094.[21] Đinh Bá Duy, Ngô Đức Thành, Nguyễn Thị Tuyết, Phạm Thanh Hà, Phan Văn Tân, Đặc điểm hoạt động của Xoáy thuận Nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, Biển Đông và vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng trên lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 1978-2015, VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, [S.l.], v. 32, n. 2, (2016) ISSN 2588-1094.[22] Đinh Văn Ưu, Đánh giá quy luật biến động dài hạn và xu thế biến đổi số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Thái Bình Dương, Biển Đông và ven biển Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 25 3S, (2009) 542-550.[23] Nguyễn Văn Hiệp và nnk, Đặc điểm hoạt động của bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông qua số liệu Ibtracs, Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo khoa học năm 2016 của Viện Khoa học KTTV & BĐKH, (2006) tr. 9-14.[24] Vũ Thanh Hằng, Ngô Thị Thanh Hương,, Phan Văn Tân, Đặc điểm hoạt động của bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam giai đoạn 1945-2007, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S, pp 344‐353, 2010[25] Nguyễn Văn Tuyên, Khả năng dự báo hoạt động mùa bão biển Đông Việt Nam: Phân tích các yếu tố dự báo và nhân tố dự báo có thể (Phần I), Tạp chí KTTV, (số 568) tháng 4 năm 2008, tr.1-8.[26] Nguyễn Văn Tuyên, 2008: Khả năng dự báo hoạt động mùa bão biển Đông Việt Nam: Phân tích các yếu tố dự báo và nhân tố dự báo có thể (Phần II). Tạp chí KTTV, số 571, tháng 7 năm 2008, tr.1-11.[27] Phan Văn Tân, 2009-2010, Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó. Đề tài cấp Nhà nước, mã số KC08.29/06-10.[28] https://www.jma.go.jp/jma/jma-eng/jma-center/ rsmc-hp-pub-eg/besttrack.html. [29] https://www.esrl.noaa.gov/ psd/data/climateindices/ list/[30] T. Ngo-Duc, J. Matsumoto, H. Kamimera, and H.H. Bui, Monthly adjustment of Global Satellite Mapping of Precipitation (GSMaP) data over the VuGia–ThuBon River Basin in Central Vietnam using an artificial neural network. Hydrological Research Letters. 7(4), (2013) 85-90. doi:10.3178/hrl.7.85.[31] J. C. L. Chan, J. E. Shi and C. M. Lam, Seasonal forecasting of tropical cyclone activity over the Western North Pacific and the South China Sea, Wea. Forecasting. 13 (1998) 997-1004.[32] E. S. Blake, W. M. Gray, Prediction of August Atlantic Basin Hurricane Activity. Wea. Forecasting. 19 (2004) 1044-1060.[33] P. J. Klotzbachi, W. M. Gray, Extended range forecast of Atlantic seasonal Hurricane activity and U. S. landfall strike probability for 2008, (2007) http://hurricane.atmos. colostate.edu/Forecasts.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
Oferecemos descontos em todos os planos premium para autores cujas obras estão incluídas em seleções literárias temáticas. Contate-nos para obter um código promocional único!

Vá para a bibliografia