Artigos de revistas sobre o tema "Dự báo thời tiết hưng nguyên nghệ an"

Siga este link para ver outros tipos de publicações sobre o tema: Dự báo thời tiết hưng nguyên nghệ an.

Crie uma referência precisa em APA, MLA, Chicago, Harvard, e outros estilos

Selecione um tipo de fonte:

Veja os 16 melhores artigos de revistas para estudos sobre o assunto "Dự báo thời tiết hưng nguyên nghệ an".

Ao lado de cada fonte na lista de referências, há um botão "Adicionar à bibliografia". Clique e geraremos automaticamente a citação bibliográfica do trabalho escolhido no estilo de citação de que você precisa: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

Você também pode baixar o texto completo da publicação científica em formato .pdf e ler o resumo do trabalho online se estiver presente nos metadados.

Veja os artigos de revistas das mais diversas áreas científicas e compile uma bibliografia correta.

1

Sơn, Ngô Thanh, Trần Trọng Phương, Nguyễn Thị Phương Mai e Nguyễn Thu Hà. "TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO XÓI MÒN ĐẤT VÀ ỨNG DỤNG". Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, n.º 1 (2022): 103–13. http://dx.doi.org/10.55250/jo.vnuf.2022.1.103-113.

Texto completo da fonte
Resumo:
Xói mòn đất là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của đất, bồi tụ phù sa trong các lưu vực và suy giảm chất lượng nước. Phương pháp mô hình hóa được công nhận là rất ưu việt để ước tính lượng đất bị xói mòn xảy ra theo thời gian và không gian. Những mô hình ước tính và mô phỏng lượng đất bị xói mòn có sự khác biệt lớn về mức độ phức tạp dữ liệu đầu vào, nguyên lý mô phỏng, các hiển thị và quy mô các dữ liệu đầu ra. Được sử dụng rộng rãi nhất là mô hình USLE và có sửa đổi (M)USLE. Những năm gần đây, các nghiên cứu về xói mòn đất trên thế giới ngày càng hướng về các mô hình quá trình vật lý (MMF, AGNPS, SWAT) và mô hình động thái trên cơ sở vật lý (CREAMS, EUROSEM, KINEROS, EPIC, WEEP) do những mô hình này mô phỏng chi tiết hơn diễn biến của hiện tượng xói mòn đất, nhờ đó có thể ước tính được lượng đất xói mòn ở các giai đoạn và quy mô lớn hơn, đồng thời phần nào giải quyết những khó khăn trong quá trình hiệu chỉnh và kiểm chứng trên thực địa. Sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ tạo ra xu hướng mới trong nghiên cứu xói mòn đất với sự kết hợp với RS, GIS, dữ liệu lớn về thổ nhưỡng, địa hình, sử dụng đất và thời tiết. Xu hướng này giúp xác định chính xác hơn các khu vực có nguy cơ xói mòn, hỗ trợ các quá trình ra quyết định về chính sách sử dụng đất nhằm đạt được nhiều mục tiêu về phát triển bền vững.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
2

Nguyễn, Xuân Lâm, Quốc Hưng Lê e Minh Sơn Lê. "Khai thác dữ liệu lượng mưa gần thời gian thực từ dữ liệu viễn thám phục vụ công tác giám sát, dự báo và cảnh báo lũ lụt trong hệ thống phân tích lũ lụt tích hợp - IFAS". Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, n.º 17 (1 de setembro de 2013): 25–34. http://dx.doi.org/10.54491/jgac.2013.17.81.

Texto completo da fonte
Resumo:
Dữ liệu mưa là dữ liệu quan trọng trong quy hoạch quản lý tài nguyên nước cũng như giảm thiểu tác động do thiên tai gây ra. Do đó, công tác quan trắc mưa có vai trò hết sức quan trọng. Quan trắc mưa hiện nay gồm các phương pháp chính: phương pháp đo mưa tại chỗ; phương pháp đo mưa bằng hệ thống radar thời tiết; phương pháp đo mưa bằng công nghệ viễn thám. Hai phương pháp đầu tuy có độ chính xác cao nhưng gặp phải khó khăn rất lớn khi đo đạc tại các khu vực hiểm trở, vùng đồi núi và trên biển. Trong khi đó, phương pháp sử dụng công nghệ viễn thám đã, đang được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ, trở thành công cụ hữu ích trong quản lý tài nguyên nước và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, nhất là trong tình hình tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, phương pháp đo mưa bằng công nghệ viễn thám có thể kết hợp với các mô hình giám sát, dự báo và cảnh báo thiên tai như lũ lụt và hạn hán. Bài báo sẽ mô tả mô hình chiết tách lượng mưa gần thời gian thực bằng công nghệ viễn thám khi kết hợp dữ liệu viễn thám hồng ngoại và dữ liệu viễn thám radar. Đồng thời, việc khai thác sử dụng dữ liệu chiết xuất này cũng được giới thiệu thông qua Hệ thống phân tích lũ tích hợp – IFAS (Integrated Flood Analysis System).
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
3

Lâm, Huyền Trân, Ngọc Hân Châu e Nguyễn Uyên Chi Lê. "Đặc điểm thính lực trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 2022-2023". Vietnam Journal of Otorhinolaryngology - Head and Neck Surgery 68, n.º 62 (29 de dezembro de 2023): 51–59. http://dx.doi.org/10.60137/tmhvn.v68i62.83.

Texto completo da fonte
Resumo:
Đặt vấn đề: Mối liên quan giữa Đái tháo đường (ĐTĐ) và giảm thính lực đã được biết đến qua nhiều nghiên cứu, tình trạng tăng đường huyết ảnh hưởng đến nghe kém và cơ chế được nhắc đến chủ yếu do bệnh lý mạch máu nhỏ. Mục tiêu: So sánh sự khác biệt về thính lực giữa 2 hai nhóm không mắc và mắc Đái tháo đường type 2 và các yếu tố có ảnh hưởng đến thính lực của bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có nhóm chứng. 141 người tham gia từ 36-60 tuổi tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỷ lệ nghe kém tiếp nhận ở nhóm bệnh là 77,1%, trong đó chủ yếu 48,94% nghe kém tiếp nhận mức độ rất nhẹ. Ngưỡng nghe của nhóm mắc ĐTĐ type 2 cao hơn đáng kể đặc biệt ở các tần số cao so với nhóm chứng khi so sánh ở các nhóm tuổi. Tình trạng kiểm soát đường huyết kém, có biến chứng, thời gian mắc bệnh lâu dài cho thấy đều có sự khác biệt về ngưỡng nghe ở các tần số cao khi so sánh giữa 2 nhóm. Kết luận: Có mối liên quan giữa Đái tháo đường type 2 và ngưỡng nghe, đặc biệt ở các tần số cao. Kiểm soát đường huyết không tốt, thời gian mắc bệnh kéo dài, có biến chứng của bệnh có ý nghĩa trong việc dự báo sớm có sự hiện diện nghe kém trên bệnh nhân.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
4

Cao Thị Hồng, Nga. "Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho đội tàu lưới vây tại Nha Trang bằng phân tích bao dữ liệu (DEA)". Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang, n.º 02 (25 de maio de 2024): 048–57. http://dx.doi.org/10.53818/jfst.02.2024.210.

Texto completo da fonte
Resumo:
Nghiên cứu này đo lường hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu ra cho các tàu lưới vây và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của tàu ở nghề cá Nha Trang, Việt Nam. Phân tích bao dữ liệu (Data Development Analysis (DEA)) hai bước được sử dụng trong cuộc nghiên cứu này. Dữ liệu của 52 tàu lưới vây ở Nha Trang được thu thập vào năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với mô hình DEA trong trường hợp hiệu quả biến đổi theo quy mô, hệ số hiệu quả kỹ thuật trung bình của tàu là 0,872, và con số này giảm xuống còn 0,848 với mô hình DEA trong trường hợp hiệu quả không đổi theo quy mô. Hiệu quả theo quy mô sản xuất trung bình của đội tàu này đạt 97,2%. Kinh nghiệm đánh bắt của thuyền trưởng và qui mô gia đình (đại diện cho chi phí lao động) là những yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của tàu tại các mức ý nghĩa 5% và 10%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy khoảng 37% chủ tàu không nên đầu tư thêm vào tàu vì nó dẫn đến lãng phí kinh tế. Cuộc nghiên cứu này có kiến nghị là thay vì hỗ trợ tài chính cho ngư dân thì chính phủ có những hỗ trợ khác như cung cấp thông tin về thực trạng trữ lượng nguồn lợi, dự báo thời tiết nhằm tránh sự gia tăng thêm nỗ lực đánh bắt. Từ khóa: Đội tàu lưới vây, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả qui mô sản xuất, phân tích bao dữ liệu (DEA)
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
5

Quách, Hữu Trung. "Y học từ xa - xu hướng mới y học hiện đại". Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, n.º 47 (4 de março de 2022): 125–31. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2021.47.17.

Texto completo da fonte
Resumo:
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, những lĩnh vực liên quan đến sức khỏe di động, sức khỏe kỹ thuật số, sức khỏe công nghệ thông tin hay y học từ xa đang ngày càng được quan tâm, áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của cộng đồng. Y học từ xa (Telehealth) là xu hướng mới trên thế giới trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp thân thiện với công nghệ thông tin. Dịch vụ này có thể bao gồm cả chẩn đoán, điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, giải đáp thắc mắc, xử trí tình huống khẩn cấp hay dự phòng dịch bệnh, mà không phải đối mặt với những thách thức về khoảng cách địa lý. Y học từ xa nổi bật với các ưu điểm như: sự nhanh chóng, thuận tiện, dễ tiếp cận và chi phí thấp. Đặc biệt, khi cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang phải đối mặt với mối nguy cơ đến từ đại dịch Covid-19, việc áp dụng y học từ xa trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân không chỉ giúp quá trình khám chữa bệnh được duy trì thông suốt, kịp thời và chất lượng mà còn hỗ trợ đảm bảo an toàn phòng dịch. Tuy nhiên, trong thực tế, một số cơ sở y tế vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn để đưa y học từ xa đến với bác sĩ và người bệnh, những yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất vẫn là trở ngại lớn. Như vậy, tuy không thể thay thế hoàn toàn cho khám chữa bệnh trực tiếp nhưng y học từ xa vẫn là công cụ hỗ trợ đắc lực, đóng vai trò quan trọng trong y học hiện đại.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
6

Giang, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Thị Thắng, Phạm Văn Hiến e Trần Thị Mai Oanh. "Kết quả đánh giá nhanh khả năng cung ứng dịch vụ và nhu cầu đầu tư trang thiết bị tại các trạm y tế xã điểm trong đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới". Tạp chí Chính sách y tế, n.º 30 (29 de setembro de 2021): 31–44. http://dx.doi.org/10.53428/tccsyt.i30.4.

Texto completo da fonte
Resumo:
Ngành y tế đang hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, trong đó tăng cường y tế cơ sở (YTCS) là một trong những giải pháp hàng đầu. Bộ Y tế đã khởi động đề án mô hình điểm cho trạm y tế (TYT) của 26 xã, phường, thị trấn trên toàn quốc nhằm tạo cơ sở để các địa phương học hỏi và triển khai nhân rộng. Đề án hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ CSSKBĐ. Một đánh giá nhanh đã được thực hiện theo hình thức khảo sát trực tiếp cơ sở y tế và thu thập số liệu thứ cấp với mục tiêu tìm hiểu thực trạng hoạt động, điều kiện hiện có và khả năng cung ứng dịch vụ của các TYT điểm. Kết quả khảo sát nhanh cho thấy các TYT xã điểm triển khai đồng đều khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế và các hoạt động y tế dự phòng. Hầu hết TYT xã đã thực hiện quản lý bệnh không lây nhiễm, tuy nhiên chỉ 50% xã triển khai cấp phát thuốc định kỳ cho bệnh tăng huyết áp. Chỉ ¼ số TYT xã triển khai lồng ghép nguyên lý y học gia đình. Các TYT cơ bản đáp ứng về điều kiện cơ sở hạ tầng nhà trạm và hạ tầng công nghệ thông tin. Đa số các TYT xã có bác sỹ làm việc (80%), tuy nhiên chưa đến một nửa số TYT xã đảm bảo cơ cấu nhân lực theo quy định. Về năng lực cung ứng, các TYT chỉ đáp ứng 37% số loại thuốc và thực hiện được 70% số dịch vụ kỹ thuật quy định trong gói dịch vụ y tế cơ bản dành cho YTCS. Có sự chênh lệch về nhu cầu đầu tư trang thiết bị (TTB) của các TYT, có nhiều TTB chưa được trang bị theo quy định. Việc đầu tư TTB cần cân nhắc đến năng lực của TYT xã và nhu cầu của người bệnh, các điều kiện cơ sở vật chất và TTB hiện có, cũng như chức năng nhiệm vụ của TYT xã, đồng thời cần gắn vào đào tạo tập huấn để vận hành hiệu quả.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
7

Charles O. Manasseh, Ifeoma C. Nwakoby, Ogochukwu C. Okanya, Nnenna G. Nwonye, Onuselogu Odidi, Kesuh Jude Thaddeus, Kenechukwu K. Ede e Williams Nzidee. "Tác động của đổi mới tài chính kỹ thuật số đối với sự phát triển hệ thống tài chính tại các quốc gia Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA)". Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á, n.º 214.215_.. (6 de março de 2024): 121–44. http://dx.doi.org/10.63065/ajeb.vn.2024.214.215_...98640.

Texto completo da fonte
Resumo:
Mục đích – Bài viết này nhằm mục đích đánh giá tác động của đổi mới tài chính kỹ thuật số đối với sự phát triển hệ thống tài chính tại Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA). Bài viết này đánh giá mối quan hệ năng động giữa các biện pháp đổi mới tài chính kỹ thuật số và phát triển hệ thống tài chính bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ các quốc gia COMESA trong giai đoạn 1997–2019.Thiết kế/phương pháp/cách tiếp cận – Một mô hình độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) đã được áp dụng và nhóm trung bình (MG), nhóm trung bình gộp (PMG) và hiệu ứng cố định động (DFE) của mô hình được ước tính để đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, phương pháp mômen tổng quát động (DGMM) đã được áp dụng để kiểm tra độ bền. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy PMG là công cụ ước lượng phù hợp và hiệu quả nhất, trong khi hệ số biến phụ thuộc có độ trễ của các GMM khác nhau nhỏ hơn hệ số ảnh hưởng cố định, và do đó, cho thấy GMM hệ thống là công cụ ước lượng phù hợp nhất. Dữ liệu cho nghiên cứu được lấy từ Chỉ số Phát triển của Ngân hàng Thế giới (WDI, 2020), Chỉ số Quản trị Thế giới (WGI, 2020) và Cơ sở dữ liệu Phát triển Tài chính Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (GFD, 2020).Những phát hiện mới – Kết quả cho thấy đổi mới tài chính kỹ thuật số tác động đáng kể đến sự phát triển hệ thống tài chính về lâu dài. Như vậy, bằng chứng cho thấy máy rút tiền tự động (ATM), điểm bán hàng (POS), thanh toán di động (MP) và ngân hàng di động có ý nghĩa quan trọng và đóng góp tích cực vào sự phát triển hệ thống tài chính về lâu dài, trong khi tiền di động (MM) và Ngân hàng trực tuyến (INB) không đáng kể nhưng thể hiện mối quan hệ tích cực và nghịch đảo với phát triển tài chính. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định bao gồm cả yếu tố tương tác của chúng là rất quan trọng trong việc dự đoán sự phát triển hệ thống tài chính ở khu vực COMESA.Ý nghĩa thực tiễn – Các nhà nghiên cứu đề xuất một chính sách gắn kết và có ý thức nhằm kiểm soát sự khác biệt trong ngắn hạn và đề xuất một chiến lược tài chính đổi mới chung trong khu vực có thể theo đuổi nhằm khuyến khích chuyển giao công nghệ cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính về lâu dài. Hơn nữa, những đổi mới sản phẩm và quy trình hợp lý có thể được điều chỉnh để bổ sung cho các thể chế đổi mới trong các thành phần khác nhau của hệ thống tài chính COMESA.Tác động xã hội – Dịch vụ đổi mới tài chính kỹ thuật số nếu được quản lý tốt sẽ làm tăng lợi ích vốn có trong phát triển hệ thống tài chính.Tính mới/giá trị nguyên bản – Theo hiểu biết tốt nhất của tác giả, bài viết này trình bày thông tin cơ bản mới về đổi mới tài chính kỹ thuật số có thể kích thích sự phát triển của hệ thống tài chính, đặc biệt là ở khu vực COMESA. Nó cũng cho thấy sự liên quan của đổi mới tài chính kỹ thuật số, chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cũng như tác động tương tác của chúng đối với sự phát triển hệ thống tài chính COMESA.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
8

Thế Nhân, Võ, e Nguyễn Ngọc Hoà. "MỘT SỐ YẾU TỐ DỰ BÁO CHẢY MÁU NỘI SỌ CÓ TRIỆU CHỨNG SAU LẤY HUYẾT KHỐI CƠ HỌC TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN". Tạp chí Y học Việt Nam 518, n.º 2 (9 de outubro de 2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v518i2.3433.

Texto completo da fonte
Resumo:
Mục tiêu. Chảy máu nội sọ (CMNS) có triệu chứng là biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra sau lấy huyết khối cơ học (LHK) ở bệnh nhân nhồi máu não cấp, ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định một số yếu tố dự báo CMNS có triệu chứng sau LHK tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp. Nghiên cứu bệnh chứng tiến hành trên 230 bệnh nhân nhồi máu não cấp tính do tắc động mạch lớn được LHK, chia thành 2 nhóm: nhóm CMNS có triệu chứng (n = 31) và nhóm chứng (n = 199). CMNS có triệu chứng được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Heidelberg. Phân tích đơn biến và phân tích hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố dự báo của CMNS có triệu chứng. Kết quả. Theo kết quả phân tích hồi quy đa biến, số lượng tiểu cầu khi nhập viện < 180 × 109/L (OR 5,48, 95%CI 1,69-19,50), điểm ASPECTS khi nhập viện (với mỗi điểm tăng thêm) (OR 0,37, 95%CI 0,20-0,63), tuần hoàn bàng hệ kém (OR 8,04, 95%CI 2,54-28,3) và thời gian chọc động mạch đùi – tái thông > 60 phút (OR 5,43, 95%CI 1,55-22,5) là các yếu tố độc lập dự báo CMNS có triệu chứng. Kết luận. Một số yếu tố dự báo CMNS có triệu chứng sau LHK được xác định, đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về lợi ích – nguy cơ, giúp lựa chọn phương pháp điều trị, thái độ điều trị và xử trí phù hợp, cải thiện quy trình theo dõi người bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và tiên lượng của LHK.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
9

Thiên, Đỗ Tất. "LÝ LUẬN VỀ SỰ GẮN KẾT CÔNG VIỆC". Tạp chí Khoa học 20, n.º 7 (31 de julho de 2023). http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.20.7.3765(2023).

Texto completo da fonte
Resumo:
Bài viết tổng hợp ba hướng tiếp cận khi nghiên cứu về gắn kết công việc (GKCV) trong các nghiên cứu trên thế giới gồm: (1) GKCV là một trạng thái; (2) GKCV là một hành vi; và (3) GKCV là cấu trúc của các đặc điểm riêng biệt. Dựa trên cách tiếp cận tối ưu nhất - xem GKCV như một trạng thái tâm lý, bài viết cũng xác lập khái niệm GKCV là “trạng thái tâm trí tích cực, thỏa mãn trong công việc của chủ thể khi tham gia vào hoạt động nghề nghiệp và xác lập mối quan hệ nghề nghiệp trong môi trường làm việc của họ, được đặc trưng bởi sức mạnh dành cho công việc, sự cống hiến và sự say mê công việc”. Tương ứng với khái niệm đã xây dựng, bài viết đã chỉ ra ba mặt biểu hiện của GKCV là: (1) sự say mê, (2) sự cống hiến, và (3) sức mạnh dành cho công việc. GKCV có bốn đặc điểm cơ bản: GKCV chỉ trạng thái tâm lý tích cực của chủ thể, GKCV không cố định mà có tính dao động theo thời gian tình huống cụ thể, GKCV có thể được dự báo bởi nhiều yếu tố từ bên trong và bên ngoài của cá nhân và GKCV mang lại nhiều hệ quả đối với cá nhân và tổ chức. Bài viết cũng đề cập đến mô hình yêu cầu - nguồn lực công việc (YC – NLCV), một mô hình có nhiều ảnh hưởng khi nghiên cứu GKCV trong mối quan hệ với các yếu tố có liên quan trong môi trường làm việc của người lao động.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
10

Sơn, Phạm Vũ Hồng, e Hà Trần Việt Khoa. "Phân tích và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng và tác động của bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng". Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 12, n.º 06 (28 de dezembro de 2022). http://dx.doi.org/10.54772/jomc.06.2022.461.

Texto completo da fonte
Resumo:
Bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động, đến môi trường làm việc từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tiến độ thực hiện dự án, chất lượng dự án. Nghiên cứu này trình bày việc xác định các bệnh nghề nghiệp tác động đến sức khỏe người lao đông, khả năng xảy ra bệnh và các nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp. Tổng cộng có 34 bệnh nghề nghiệp và 30 nguyên nhân gây bệnh đã được xác định, được xem xét từ tài liệu nghiên cứu trước và từ các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam. Hai bảng câu hỏi khảo sát bao gồm bảng khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các bệnh nghề nghiệp đến sức khỏe người lao động và khả năng mắc bệnh của người lao động trong môi trường xây dựng; và bảng khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong xây dựng, được gửi cho khoảng 250 cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Điều này nhận lại 201 phản hồi hợp lệ để phân tích dữ liệu. Các bệnh nghề nghiệp và nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp trong xây dựng được chia làm 5 nhóm bệnh gồm: Các Bệnh về cơ xương khớp; Các Bệnh về đường hô hấp; Các Bệnh về Da liễu; Các Bệnh về Tim mạch; Các Bệnh khác. Mô hình hồi quy đa biến cho thấy rằng các bệnh về tim mạch và các bệnh khác không phù hợp, các bệnh về cơ xương khớp; các bệnh về đường hô hấp; các bệnh về da liễu có tác động đáng kể và tiêu cực đến sức khỏe người lao động. Những phát hiện này đóng góp một phần kiến thức trong việc phân tích tác động của bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng ở Việt Nam, và về cơ bản hơn, những phát hiện này đã nâng cao sự hiểu biết cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công về các bệnh nghề nghiệp trong xây dựng cũng như các nguyên nhân gây ra bệnh.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
11

Ngọc Bích, Nguyễn, e Phạm Hữu Kiệt. "THỰC HÀNH XỬ TRÍ CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG SAU PHƠI NHIỄM VỚI MÁU, DỊCH CƠ THỂ, 2020". Tạp chí Y học Việt Nam 504, n.º 1 (7 de agosto de 2021). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v504i1.861.

Texto completo da fonte
Resumo:
Nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan Bở nhân viên y tế luôn mức cao do thường xuyên phải tiếp xúc với máu, dịch tiết của người bệnh bị nhiễm vi rút viêm gan B. Để giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp, bên cạnh tiêm phòng vắc xin,các biện pháp dự phòng lây nhiễm đóng vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu thực hành xử trí cuả điều dưỡng lâm sàng sau phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp định lượng trên 385 điều dưỡng lâm sàng của bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy 64,6% điều dưỡng thực hành đúng xử trí sau phơi nhiễm với vật sắc nhọn hoặc máu, dịch cơ thể. Tăng cường kiểm tra giám sát thường xuyên về các quy trình kỹ thuật đều dưỡng, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và các quy trình phòng ngừa chuẩn trong bệnh viện, nhất là những trường hợp bị tai nạn nghề nghiệp thì cần phải báo cáo ngay và đúng quy trình để có hướng xử trí kịp thời.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
12

Nguyễn, Tuấn Hải, Đức Hạnh Văn e Mạnh Cường Tạ. "Thuyên tắc động mạch phổi cấp: Kỳ vọng nào sau năm 2023". Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, n.º 107S(1) (20 de janeiro de 2024). http://dx.doi.org/10.58354/jvc.107s(1).2024.782.

Texto completo da fonte
Resumo:
Thuyên tắc động mạch phổi cấp là một cấp cứu tim mạch, với tỷ lệ tử vong trong bệnh viện cao, và vẫn chưa có xu hướng giảm theo thời gian. Đã có nhiều khuyến cáo quốc tế, và quốc gia trong thời gian gần đây, cập nhật những tiến bộ mới nhất trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nói chung, và thuyên tắc phổi cấp nói riêng. Tuy nhiên, quản lý thuyên tắc phổi cấp vẫn còn nhiều thách thức. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã mở ra những hy vọng mới cho bệnh nhân thuyên tắc phổi cấp, từ việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán sớm và phân tầng nguy cơ, đến sự xuất hiện của thuốc chống đông thế hệ mới, có hiệu quả điều trị tương tự các thuốc chống đông hiện hành, nhưng an toàn hơn; và vai trò ngày càng quan trọng của các phương pháp can thiệp tái tưới máu động mạch phổi, dự báo khả năng bổ sung, thậm chí thay thế phương pháp tái tưới máu toàn thân bằng thuốc tiêu sợi huyết.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
13

Lan Anh, Giang, e Thẩm Trương Khánh Vân. "ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG VIÊM MỦ NỘI NHÃN SAU CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU HỞ CỦA DUNG DỊCH NHỎ MẮT LEVOFLOXACIN 1.5%". Tạp chí Y học Việt Nam 519, n.º 1 (17 de outubro de 2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v519i1.3507.

Texto completo da fonte
Resumo:
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của kháng sinh nhỏ tại chỗ Levofloxacin 1.5% trong dự phòng viêm mủ nội nhãn sau chấn thương nhãn cầu hở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu không có nhóm chứng trên 50 mắt chấn thương nhãn cầu hở được điều trị khoa Chấn thương mắt bệnh viện Mắt Trung Ương từ 8/2021 đến 4/2022. Kết quả: Tỷ lệ giới nam/ nữ trong nghiên cứu xấp xỉ 2,6/1. Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 34,84±14,15 tuổi (nhỏ tuổi nhất là 3 tuổi và lớn tuổi nhất là 62 tuổi). Trong đó, 2 nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nhóm 16-45 tuổi (68%) và 46- 60 tuổi (18%). Phần lớn bệnh nhân có nghề nghiệp là lao động chân tay (70,0%). Đa số các trường hợp có hoàn cảnh chấn thương là tai nạn lao động chiếm tỷ lệ 64%, 32% là tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông 4%. Tỷ lệ chấn thương mắt phải/ mắt trái là tương đương nhau 50% và 50%. Tỉ lệ viêm mủ nội nhãn sau khi dự phòng bằng kháng sinh nhỏ tại chỗ Levofloxacin 1.5% là 4,0% (2/50). Trong đó, cả 2 trường hợp có bệnh nguyên là vi khuẩn gram (+). Các yếu tố nguy cơ viêm mủ nội nhãn sau chấn thương bao gồm dị vật nội nhãn, đục vỡ thể thủy tinh, chấn thương ở vùng nông thôn, kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ và chấn thương ở Zone I. Yếu tố không ảnh hưởng tới tỉ lệ viêm mủ nội nhãn là kích thước vết thương và thời gian đóng vết thương. Kết luận: Sử dụng kháng sinh tra tại chỗ Levofloxacin 1.5% là biện pháp ít hiệu quả trong dự phòng viêm mủ nội nhãn sau chấn thương nhãn cầu hở.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
14

Ba Duy, Dinh, Ngo Duc Thanh, Tran Quang Duc e Phan Van Tan. "Seasonal Predictions of the Number of Tropical Cyclones in the Vietnam East Sea Using Statistical Models". VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences 35, n.º 2 (29 de junho de 2019). http://dx.doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4379.

Texto completo da fonte
Resumo:
Abstract: In this study, the equations for estimating the number of tropical cyclones (TCs) at a 6-month lead-time in the Vietnam East Sea (VES) have been developed and tested. Three multivariate linear regression models in which regression coefficients were determined by different methods, including 1) method of least squares (MLR), 2) minimum absolute deviation method (LAD), 3) minimax method (LMV). The artificial neural network model (ANN) and some combinations of the above regression models were also used. The VES was divided into the northern region above 15ºN (VES_N15) and the southern one below that latitude (VES_S15). The number of TCs was calculated from the data of the Japan Regional Specialized Meteorological Center (RMSC) for the period 1981-2017. Principal components of the 14 climate indicators were selected as predictors. Results for the training period showed that the ANN model performed best in all 12 times of forecasts, following by the ANN-MLR combination. The poorest result was obtained with the LMV model. Results for the independent dataset showed that the number of adequate forecasts based on the MSSS scores decreased sharply compared to the training period and the models generated generally similar errors. The MLR model tended to give out the best results. Better-forecast results were obtained in the VES_N15 region followed by the VES and then the VES_S15 regions. Keywords: Tropical cyclone, Seasonal prediction, Vietnam East Sea (VES). References: [1] W. Landsea Christopher, Gerald D. Bell, William M. Gray, Stanley B. Goldenberg, The extremely active 1995 Atlantic hurricane season: Environmental conditions and verification of seasonal forecasts, Mon. Wea. Rev. 126 (1998) 1174-1193[2] W. Landsea Christopher, William M. Gray, Paul W. Mielke, Jr, Kenneth J. Berry, Seasonal Forecasting of Atlantic hurricane activity, Weather. 49 (1994) 273-284.[3] M. Gray William, Christopher W. Landsea, Paul W. Mielke, Predicting Atlantic basin seasonal tropical cyclone activity by 1 June, Weather and Forecasting. 9 (1994) 103-115.[4] Neville Nicholls, Chris Landsea, Jon Gill, Recent trends in Australian region tropical cyclone activity, Meteorol. Atmos. Phys. 65 (1998) 197-205.[5] Elsner, James B., Kam-biu Liu, Bethany Kocher, Spatial Variations in Major U.S., Hurricane Activity: Statistics and a Physical Mechanism, J. Climate. 13 (2000) 2293–2305.[6] J. C. L. Chan, Jiuen Shi, Cheukman Lam, Seasonal Forecasting of Tropical Cyclone Activity over the Western North Pacific and the South China Sea. Departmentof Physics and Materials Science, City University of Hong Kong, Kowloon, Hong Kong, China, (1998).[7] J. C. L. Chan, J. E. Shi and C. M. Lam, Seasonal forecasting of tropical cyclone activity over the Western North Pacific and the South China Sea, Wea. Forecasting. 13 (1998) 997-1004.[8] J. C. L. Chan, Tropical cyclone activity over the Western North Pacific associated with El Niño and La Niña events, J. Climate. 13 (2000) 2960-2972.[9] Pao-Shin Chu, Xin Zhao, Chang-Hoi Ho, Hyeong-Seog Kim, Mong-Ming Lu, Joo-Hong Kim, Bayesian forecasting of seasonal typhoon activity: A track-pattern oriented categorization approach, J.Climate. 23 (2010) 6654-6668[10] M. Lu, P.-S. Chu, and Y.-C. Lin, Seasonal prediction of tropical cyclone activity near Taiwan using the Bayesian multivariate regression method, Wea. Forecasting. 25 (2010) 1780–1795.[11] H. J Kwon, W.-J. Lee, S.-H.Won, and E.-J. Cha, Statistical ensemble prediction of the tropical cyclone activity over the Western North Pacific.Geophys. Res. Lett. 34 (2007) L24805. doi:10.1029/2007GL032308[12] J. C. L. Chan, Tropical cyclone activity in the Western North Pacific in relation to the stratospheric quasi-biennial oscillation, Mon. Wea. Rev. 123 (1995) 2567-2571.[13] J. C. L. Chan, Prediction of annual tropical cyclone activity over the Western North Pacific and the South China Sea, Int’l J. Climatol. 15 (1995) 1011-1019.[14] J. C. L. Chan, J. E. Shi and C. M. Lam, Seasonal forecasting of tropical cyclone activity over the Western North Pacific and the South China Sea, Wea.Forecasting. 13 (1998) 997-1004.[15] J.C.L. Chan, J.E. Shi, K.S. Liu, 2001: Improvements in the seasonal forecasting of tropical cyclone activity over the Western North Pacific. Wea. Forecasting, 16, 491-498.[16] J. Klotzbach Philip, Recent developments in statistical prediction of seasonal Atlantic basin tropical cyclone activity, Journal compilation C (2007) Blackwell Munksgaard. DOI: 10.1111/j.1600-0870.2007.00239.x[17] W. Zhang, Y. Zhang, D. Zheng, F. Wang, and L. Xu, Relationship between lightning activity and tropical cyclone intensity over the northwest Pacific, J. Geophys. Res. Atmos. 120 (2015). doi:10.1002/2014JD022334.[18] Phan Van Tan, On the tropical cyclone activity in the Northwest Pacific basin and South China sea in relationship with ENSO, Journal of Science, Vietnam National University, Hanoi, t.XVIII, No1, (2002) 51-58. (In English)[19] Nguyễn Văn Tuyên, Xu hướng hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên Tây Bắc Thái Bình Dương và biển Đông theo các cách phân loại khác nhau, Tạp chí KTTV. số 559 (2007) tr.4-10.[20] Đinh Bá Duy, Ngô Đức Thành; Phan Văn Tân, 2016, Mối quan hệ giữa ENSO và số lượng, cấp độ Xoáy thuận Nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc - Thái Bình Dương, Biển Đông giai đoạn 1951-2015, VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, [S.l.], v. 32, n. 3S, sep. (2016) ISSN 2588-1094.[21] Đinh Bá Duy, Ngô Đức Thành, Nguyễn Thị Tuyết, Phạm Thanh Hà, Phan Văn Tân, Đặc điểm hoạt động của Xoáy thuận Nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, Biển Đông và vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng trên lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 1978-2015, VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, [S.l.], v. 32, n. 2, (2016) ISSN 2588-1094.[22] Đinh Văn Ưu, Đánh giá quy luật biến động dài hạn và xu thế biến đổi số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Thái Bình Dương, Biển Đông và ven biển Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 25 3S, (2009) 542-550.[23] Nguyễn Văn Hiệp và nnk, Đặc điểm hoạt động của bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông qua số liệu Ibtracs, Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo khoa học năm 2016 của Viện Khoa học KTTV & BĐKH, (2006) tr. 9-14.[24] Vũ Thanh Hằng, Ngô Thị Thanh Hương,, Phan Văn Tân, Đặc điểm hoạt động của bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam giai đoạn 1945-2007, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S, pp 344‐353, 2010[25] Nguyễn Văn Tuyên, Khả năng dự báo hoạt động mùa bão biển Đông Việt Nam: Phân tích các yếu tố dự báo và nhân tố dự báo có thể (Phần I), Tạp chí KTTV, (số 568) tháng 4 năm 2008, tr.1-8.[26] Nguyễn Văn Tuyên, 2008: Khả năng dự báo hoạt động mùa bão biển Đông Việt Nam: Phân tích các yếu tố dự báo và nhân tố dự báo có thể (Phần II). Tạp chí KTTV, số 571, tháng 7 năm 2008, tr.1-11.[27] Phan Văn Tân, 2009-2010, Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó. Đề tài cấp Nhà nước, mã số KC08.29/06-10.[28] https://www.jma.go.jp/jma/jma-eng/jma-center/ rsmc-hp-pub-eg/besttrack.html. [29] https://www.esrl.noaa.gov/ psd/data/climateindices/ list/[30] T. Ngo-Duc, J. Matsumoto, H. Kamimera, and H.H. Bui, Monthly adjustment of Global Satellite Mapping of Precipitation (GSMaP) data over the VuGia–ThuBon River Basin in Central Vietnam using an artificial neural network. Hydrological Research Letters. 7(4), (2013) 85-90. doi:10.3178/hrl.7.85.[31] J. C. L. Chan, J. E. Shi and C. M. Lam, Seasonal forecasting of tropical cyclone activity over the Western North Pacific and the South China Sea, Wea. Forecasting. 13 (1998) 997-1004.[32] E. S. Blake, W. M. Gray, Prediction of August Atlantic Basin Hurricane Activity. Wea. Forecasting. 19 (2004) 1044-1060.[33] P. J. Klotzbachi, W. M. Gray, Extended range forecast of Atlantic seasonal Hurricane activity and U. S. landfall strike probability for 2008, (2007) http://hurricane.atmos. colostate.edu/Forecasts.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
15

Đỗ, Chí Hùng, e Thị Hồng Vân Ngô. "MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN THOÁI HOÁ KHỚP GỐI ĐẾN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH VIỆN E NĂM 2022- 2023". Tạp chí Y học Việt Nam 536, n.º 1 (4 de março de 2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v536i1.8688.

Texto completo da fonte
Resumo:
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và thực trạng của các bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 110 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp gối điều trị nội trú tại khoa Phục hồi chức năng- Bệnh viên E từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023. Các bệnh nhân được điều trị theo phác đồ chung của bộ y tế cho bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm: thuốc, vật lí trị liệu, tập luyện trong vòng 1 tháng. Tiến hành đánh giá bệnh nhân theo thang điểm Womac tại các thời điểm vào viện, sau điều trị 15 và khi ra viện. Kết quả: Thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi, nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam, theo tỉ lệ nam/ nữ là 1:6. Chỉ số khối cơ thể, nghề nghiệp liên quan đến lao động chân tay là một trong các yếu tố thúc đẩy thoái hóa khớp gối. Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất bao gồm: đau khi đi bộ, đau khi leo cầu thang 100%, đau kiểu cơ học 97,5%, đau khi đứng 89,3%, dấu hiệu phá rỉ khớp 75,6%. Đa số bệnh nhân có hạn chế tầm vận động vừa đến nặng chiếm 70,6% do đó ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh hoạt hàng ngày. Kết luận: Đau khớp gối mạn tính là triệu chứng thường gặp ở người bệnh thoái hoá khớp gối, trong đó nữ nhiều hơn nam, tỉ lệ bệnh nhân lao động chân tay bị nhiều hơn so với bệnh nhân lao động trí óc. Đau mạn tính làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, chưa có mối liên quan với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về tình trạng đau mạn tính ở người cao tuổi có thoái hoá khớp gối nói riêng và trên người cao tuổi nói chung để có các biện pháp dự phòng và điều trị phù hợp nhằm cải thiện triệu chứng, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
16

Thuy, Nguyen Ba. "Effect of Tides and Storm Surges on Storm Waves at the Northern Coastal Areas of Vietnam". VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences 35, n.º 2 (29 de junho de 2019). http://dx.doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4388.

Texto completo da fonte
Resumo:
Abstract: In this study, the effect of tides and storm surges on storm waves at the Northern coastal area of Vietnam is investigated by a coupled model of surge wave and tide (called: SuWAT). In particular, tide and storm surge are simulated by two-dimensional long wave equations taking into account the wave radiation stress, obtained from the SWAN model. The numerical was then applied to simulate storm waves and surges for typhoon Frankie (7/1996), Washi (7/2005) and Doksuri (9/2017). In the case of the super typhoon, the intensity of typhoon Washi is increased to level 16 (super typhoon level) but remains the same trajectory and operating time. The numerical results showed relatively well with observation data on storm surge and wave height. In general, the wave height is higher in the region near the coast and lower at offshore when considering the effect of tide and storm surge on storm wave. It also indicated that the effect of storm surge on storm wave is more significant than the tide. The results of the study are the basis for proposing to improve the wave forecasting technology in the study area. Keywords: Storm wave, tides, storm surge, super typhoon. References: [1] Đ. Đ. Chiến, N. B. Thủy, N.T. Sáo, T.H. Thái, S. Kim. Nghiên cứu tương tác sóng và nước dâng do bão bằng mô hình số trị, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 647 (2014) 19-24.[2] T.Q. Tiến, P.K. Ngọc. Kết nối mô hình SWAN với mô hình WAM thành hệ thống dự báo sóng biển cho vùng Vịnh Bắc Bộ, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 651 (2014) 21-26.[3] Y.Funakoshi, S.C.Hagen, P.Bacopoulos. Coupling of hydrodynamic and wave models: case study for Hurricane Floyd (1999) Hindcast, Journal of Waterway, Port, Coastal and Ocean Engineering, 134 (2008) 321 – 335.[4] S.Y. Kim, T. Yasuda, H. Mase. Wave set-up in the storm surge along open coasts during Typhoon Anita, Coastal Engineering, 57 (2010) 631-642.[5] X. Bertin, K. Li, A. Roland, and J.R. Bidlot. The contribution of short waves in storm surges: two recent examples in the central part of the bay of Biscay, Continental Shelf Research 96 (2015) 1-15.[6] H.Đ. Cường, N.B. Thủy, N.V. Hưởng, D.Đ. Tiến. Đánh giá nguy cơ bão và nước dâng do bão tại ven biển Việt Nam, Tạp chí khí tượng thủy văn, 684 (2018) 29-36.[7] Delf University of Technology. SWAN Cycle III Verion 40.31, User Guide. Delf, 2004.[8] N.B. Thủy, H.Đ. Cường, D.Đ. Tiến, Đ.Đ. Chiến, S.Kim. Đánh giá diễn biến nước biển dâng do bão số 3 năm 2014 và vấn đề dự báo, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 647 (2014).14-18.[9] N.B. Thuy, S. Kim, D.D. Chien, V.H. Dang, H.D. Cuong, C. Wettre and L. R. Hole. Assessment of Storm Surge along the Coast of Central Vietnam, Coastal researcher Journal, 33 (2017) 518-530.[10] V.H. Đăng, N.B. Thủy, Đ.Đ. Chiến, S. Kim. Nghiên cứu đánh giá định lượng các thành phần nước dâng trong bão bằng mô hình số trị, Tạp chí khoa học công nghệ biển. 17 (2017) 132-138.[11] T. Fujita. Pressure distribution within typhoon, Geophysical Magazine, 23 (1952). 437-451.
Estilos ABNT, Harvard, Vancouver, APA, etc.
Oferecemos descontos em todos os planos premium para autores cujas obras estão incluídas em seleções literárias temáticas. Contate-nos para obter um código promocional único!

Vá para a bibliografia