Gotowa bibliografia na temat „Y học cổ truyền”

Utwórz poprawne odniesienie w stylach APA, MLA, Chicago, Harvard i wielu innych

Wybierz rodzaj źródła:

Zobacz listy aktualnych artykułów, książek, rozpraw, streszczeń i innych źródeł naukowych na temat „Y học cổ truyền”.

Przycisk „Dodaj do bibliografii” jest dostępny obok każdej pracy w bibliografii. Użyj go – a my automatycznie utworzymy odniesienie bibliograficzne do wybranej pracy w stylu cytowania, którego potrzebujesz: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver itp.

Możesz również pobrać pełny tekst publikacji naukowej w formacie „.pdf” i przeczytać adnotację do pracy online, jeśli odpowiednie parametry są dostępne w metadanych.

Artykuły w czasopismach na temat "Y học cổ truyền"

1

Nguyễn, Thị Xuyên. "Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã tỉnh Thái Bình và giải pháp mô hình hiệu quả khám chữa bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình". Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 34, nr 1 (5.01.2021): 71–78. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v34i1.131.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Mô tả Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã tỉnh Thái Bình năm 2019. Đánh giá hiệu quả công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình đến năm 2020. Kết quả: Điều tra 286 trạm y tế xã ở tỉnh Thái Bình cho thấy cán bộ ở tuyến này còn hạn chế về trình độ chuyên môn và thiếu về cả số lượng và chất lượng. Trình độ chuyên môn của đối tượng điều tra: Trung học: 54,45%; Cao đẳng 12,17%; Đại học: 27,72%; sau đại học: 5,64%. Nguồn lực y học cổ truyền phân bố không đều, ở tuyến tỉnh 28,48%, huyện 20,7% và xã: 50,81%. Lĩnh vực chuyên môn đang làm của cán bộ y học cổ truyền chủ yếu là khám chữa bệnh: 95,60%. Toàn tỉnh thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã tỉnh Thái Bình. Trong toàn năm 2019, đạt 97,55%. Các đề tài nghiên cứu khoa học còn hạn chế về số lượng và phạm vi ứng dụng. Hoạt động khám chữa bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình ngày một phát triển, là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của tỉnh. Dù vậy, Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình vẫn chưa đáp ứng được các mục tiêu chiến lược của Chính phủ đề ra về chất lượng khám chữa bệnh, cũng như nhu cầu khám chữa bệnh của cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Kiến nghị: Tác giả đưa ra một số giải pháp: tăng cường công tác đào tạo cán bộ, trong đó đặc biệt đào tạo cán bộ chuyên y học cổ truyền trình độ cao, chuyên sâu. Phân bố nguồn nhân lực cho phù hợp giữa tuyến tỉnh, huyện và xã. Tăng cường đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, triển khai, nhân rộng mô hình hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã tỉnh Thái Bình.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
2

Yến, Hoàng Lê Hải, i Trịnh Thị Lụa. "Tỷ lệ mắc và thể lâm sàng của tâm căn suy nhược trên bệnh nhân viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương 7/2020-2/2021". Tạp chí Nghiên cứu Y học 158, nr 10 (11.10.2022): 205–11. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v158i10.1079.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mô tả tỷ lệ mắc và phân thể lâm sàng theo y học cổ truyền và y học hiện đại của tâm căn suy nhược trên bệnh nhân viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung tại khoa Kiểm soát và điều trị Ung bướu Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương từ tháng 7/2020 - 2/2021. Theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung, xác định bệnh nhân tâm căn suy nhược theo ICD10, CCMD-3 và tứ chẩn theo Y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số bệnh nhân được khảo sát, tỷ lệ mắc tâm căn suy nhược là 58,8%. Theo Y học cổ truyền, thể Tâm can thận âm hư và Tâm tỳ hư chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 40% và 35% thuộc thể trung gian của Y học hiện đại (75%). Thể can khí uất kết (16,6%) và âm hư hỏa vượng (6,7%) thuộc thể cường của Y học hiện đại (23,3%). Thể thận âm thận dương hư chiếm tỷ lệ thấp (1,7%) và tương đương với thể nhược của Y học hiện đại. Kết luận: Tỷ lệ tâm căn suy nhược trên bệnh nhân viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung lớn. Các thể Y học hiện đại đều có thể Y học cổ truyền tương ứng, trong đó thể trung gian gồm tâm can thận âm hư và tâm tỳ hư chiếm chủ yếu.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
3

Đặng, Hoàng Toàn, i Thị Tam Giang Tống. "Khảo sát thể lâm sàng của người bệnh trĩ theo y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nghệ An". Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 52, nr 5 (10.09.2023): 22–26. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v52i5.240.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Khảo sát thể lâm sàng bệnh trĩ theo y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nghệ An năm 2022. Xác định mối liên quan giữa các thể lâm sàng bệnh trĩ của Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là 250 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh trĩ theo tiêu chuẩn lựa chọn, đến khám lần đầu tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nghệ An từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022. Kết quả: Thể khí huyết lưỡng hư chiếm tỷ lệ nhiều nhất (44,8%), thể nhiệt độc chiếm tỷ lệ 34,8%; Có sự tương đồng giữa các thể lâm sàng Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Kết luận: Qua quá trình phân tích nhân tố, có hai thể lâm sàng bệnh trĩ theo y học cổ truyền được rút ra bao gồm: - Thể thấp nhiệt trở trệ (Nhân tố F1): Cảm giác nóng rát hậu môn sau đại tiện, cảm giác sa hậu môn sau đại tiện, hoa mắt chóng mặt, mạch trầm hoạt. - Thể tỳ hư (Nhân tố F2): Ăn ít, ngủ ít, khó vào giấc.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
4

Lường, Anh Tú, i Quang Huy Đoàn. "Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và hiệu quả giải pháp can thiệp năm 2022". Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 51, nr 4 (31.07.2023): 27–34. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v51i4.227.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2021 và xây dựng mô hình và đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện nâng cao hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả ngang, phân tích số liệu thứ cấp và nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Đối tượng nghiên cứu bao gồm: các trưởng trạm y tế xã, cán bộ trực tiếp tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, sổ sách báo cáo. Kết quả: Sau 1 năm can thiệp kiến thức cán bộ y tế chuyên trách về y học cổ truyền được cải thiện rõ rệt từ chủ yếu ở mức Trung bình và Yếu (trước can thiệp) lên mức Tốt (sau can thiệp). Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của trạm y tế hai xã can thiệp đã tăng lên rõ rệt, từ 33,8% (trước can thiệp) lên 53,9% (sau can thiệp). Chỉ số hiệu quả=59,5% và hiệu quả can thiệp=46,9%. Kết luận: So với trước can thiệp, tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của trạm y tế hai xã đã tăng lên rõ rệt; kiến thức và kỹ năng thực hành về châm cứu và kê đơn thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền cũng tăng lên rõ rệt.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
5

Trần, Thị Minh Tâm, i Trung Hậu Bùi. "Đánh giá nhu cầu sử dụng phương pháp Y học cổ truyền điều trị Hội chứng dạ dày tá tràng của người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022". Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 49, nr 2 (19.05.2023): 63–71. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v49i2.30.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sử dụng phương pháp Y học cổ truyền điều trị Hội chứng dạ dày tá tràng của người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan sử dụng phương pháp Y học cổ truyền điều trị Hội chứng dạ dày tá tràng của người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Cỡ mẫu 632 người dân được chọn theo phương pháp lấy mẫu cụm và hệ thống. Đánh giá tỉ lệ mắc hội chứng dạ dày tá tràng, đặc điểm bệnh lý, nhu cầu sử dụng các phương pháp Y học cổ truyền và các yếu tố liên quan đến tình trạng sử dụng y học cổ truyền trong điều trị hội chứng dạ dày tá tràng. Kết quả nghiên cứu: Trong tổng số 632 người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, có 147 người hiện mắc hội chứng dạ dày tá tràng (HCDDTT) chiếm 23,26%. Trong số người hiện mắc HCDDTT, tỷ lệ có sử dụng phương pháp y học cổ truyền (YHCT) để điều trị là 33,3%, 53,1% người bệnh sử dụng kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Nhu cầu sử dụng YHCT để điều trị HCDDTT ở nhóm người hiện mắc bệnh này là 74,1%. Yếu tố liên quan có ý nghĩa đến nhu cầu sử dụng YHCT trong điều trị HCDDTT đối với người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 là tuổi và hiện có mắc HCDDTT. Kết luận: tỷ lệ người dân có sử dụng phương pháp y học cổ truyền để điều trị hội chứng dạ dày tá tràng ở mức trung bình. Yếu tố liên quan tới nhu cầu sử dụng y học cổ truyền là tuổi và tình trạng hiện có mắc hội chứng dạ dày tá tràng.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
6

Trịnh, Khắc Mạnh. "Truyện thơ của các dân tộc (Kinh, Tày, Thái) từ góc nhìn so sánh qua truyện thơ “Dũng sĩ diệt ác thú”". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 5, nr 11 (8.12.2020): 5–12. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2019/272.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Một mảng văn học đặc sắc mà ba dân tộc Kinh, Tày và Thái đã sử dụng chữ viết cổ truyền của mình để sáng tác nên những tác phẩm bất hủ truyền lại đến hôm nay. Đó là thể loại truyện thơ: dân tộc Kinh có truyện thơ Nôm viết theo thể song thất lục bát, dân tộc Tày có truyện thơ Nôm viết theo thể thất ngôn trường thiên, dân tộc Thái có truyện thơ viết bằng chữ Thái cổ thể tự do. Mảng văn học này đã đóng góp nhất định vào lịch sử phát triển văn học của mỗi dân tộc nói riêng và lịch sử văn học Việt Nam nói chung. Để có cái nhìn so sánh văn học Việt Nam nói chung và truyện thơ giữa các dân tộc Kinh, Tày và Thái; bài viết chọn các tác phẩm có cùng đề tài cốt truyện về dũng sĩ diệt ác thú để phân tích, từ đó đưa ra một số nhận xét về sự giao thoa văn hóa, văn học giữa các dân tộc Kinh, Tày và Thái ở miền Bắc Việt Nam.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
7

Nguyễn, Ngọc Như Huyền, Ngọc Hiếu Nguyễn, Thái Hợp Nguyễn, Thị Diểm Kiều Bùi, Thị Thúy Ngân Cao, Trọng Tuân Võ i Thị Hoài Trang Nguyễn. "KHẢO SÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÓC THƯỜNG GẶP VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC TÓC BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY NĂM CUỐI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023". Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, nr 71 (26.02.2024): 146–53. http://dx.doi.org/10.58490/ctump.2024i71.2341.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Đặt vấn đề: Tóc đóng vai trò quan trọng trong xây dựng sự tự tin, tình trạng tóc xấu đi sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, việc áp dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc tóc ngày càng được nhiều người quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, mức độ một số vấn đề về tóc thường gặp và khảo sát nhu cầu áp dụng Y học cổ truyền trong việc chăm sóc tóc của sinh viên chính quy năm cuối Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích trên 194 sinh viên chính quy năm cuối đang học tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023. Kết quả: Sinh viên gặp vấn đề về tóc chiếm tỷ lệ khá cao (70,6%), rụng tóc là vấn đề sinh viên gặp nhiều nhất (47,4%). Hầu hết các vấn đề đều ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu áp dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc tóc khá cao (73%), trong đó phương pháp gội đầu bằng dược liệu thiên nhiên chiếm ưu thế (98%). Rụng tóc là vấn đề mong muốn khắc phục bằng Y học cổ truyền nhiều nhất (79%). Đa số sinh viên có thể chấp nhận được khoảng thời gian từ 1 đến dưới 6 tháng (64%) áp dụng Y học cổ truyền và khoản chi phí từ 50.000 đồng đến dưới 200.000 đồng (48%) cho mỗi lần áp dụng trong chăm sóc tóc. Kết luận: Sinh viên gặp vấn đề về tóc và có nhu cầu chăm sóc tóc bằng các phương pháp Y học cổ truyền chiếm tỷ lệ khá cao.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
8

Tú, Nguyễn Thị Thanh, i Đặng Trúc Quỳnh. "Mô hình bệnh tật và tình hình điều trị tại khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2017 – 2018". Tạp chí Nghiên cứu Y học 152, nr 4 (28.04.2022): 161–70. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v152i4.671.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong khám chữa bệnh đã trở thành định hướng chiến lược và mục tiêu cơ bản trong chính sách y tế quốc gia. Khoa Ngoại bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội là một trong các khoa tiêu biểu của bệnh viện đã và đang thực hiện theo chính sách này để nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Nghiên cứu được tiến hành hồi cứu, khảo sát mô hình bệnh tật và tình hình điều trị nội trú tại khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2017 – 2018 dựa trên 2253 bệnh án lưu trữ. Trong hai năm 2017 – 2018, tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật là 23,79%. Phân loại kết quả điều trị chung trong hai năm của khoa có 10,21% khỏi và 84,91% đỡ. Phương pháp điều trị kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại được sử dụng cho 77,54% bệnh nhân, có tỷ lệ khỏi và đỡ là 97,20% cao hơn phương pháp điều trị Y học hiện đại đơn thuần.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
9

Trang, Ngô Thị Thu, i Đinh Thị Hà. "EDUCATING TRADITIONAL CULTURE VALUES THROUGH TAY NOM POETRY STORY FOR ETHNIC MINORITY STUDENTS IN QUANG NINH PROVINCE". TNU Journal of Science and Technology 227, nr 04 (31.03.2022): 162–69. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.5646.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị văn hóa truyền thống qua văn học cổ truyền là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm, trong đó có tỉnh Quảng Ninh. Để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu của mình chúng tôi sử dụng các phương pháp như phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp khảo sát, thống kê, phỏng vấn, quan sát khách quan, phương pháp nghiên cứu tư liệu, phân tích, tổng hợp… Từ kết quả khảo sát thực trạng giáo dục giá trị văn hóa truyền thống qua truyện thơ Nôm Tày cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh chúng tôi nhận thấy còn nhiều bất cập như sự thiếu hụt kiến thức của giáo viên và học sinh, nhận thức của giáo viên và học sinh còn hạn chế, tài liệu còn thiếu thốn, các biện pháp giáo dục chưa thực sự phù hợp,…Trên cơ sở đánh giá thực trạng chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống qua văn học cổ truyền cho học sinh người dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh nói riêng và khu vực miền núi phía Bắc nói chung.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
10

Tú, Nguyễn Thị Thanh, i Đặng Trúc Quỳnh. "Mô hình bệnh tật và tình hình điều trị bệnh sản phụ khoa tại Khoa phụ sản Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2018 - 2019". Tạp chí Nghiên cứu Y học 158, nr 10 (11.10.2022): 221–29. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v158i10.1039.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mô hình bệnh tật của khoa Phụ sản tại một bệnh viện Y học cổ truyền có những nét đặc thù riêng. Từ mô hình bệnh tật, khoa có thể xây dựng kế hoạch học tập, đào tạo, đầu tư, hướng phát triền phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu; khảo sát mô hình bệnh tật và tình hình điều trị các bệnh lý sản phụ khoa tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2018 - 2019. Khảo sát 577 bệnh án sản phụ khoa gồm các bệnh chủ yếu là dọa sảy thai, dọa đẻ non, sa sinh dục, u xơ tử cung, áp xe vú, viêm tuyến vú, rong kinh, mãn kinh. Phương pháp điều trị chủ yếu là nội khoa kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại chiếm 95,8%); tỷ lệ phẫu thuật là 4,2%.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.

Książki na temat "Y học cổ truyền"

1

Trường đại học y khoa Hà Nội. Bộ môn y học cỏ̂ truyè̂n dân tộc. Y học cổ truyền: Đông y. Hà Nội: Y học, 2008.

Znajdź pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
2

Trần, Văn Kỳ. Từ điển y học cổ truyền Hán-Việt-Anh: Sino-Vietnamese-English dictionary of tranditional medicine. [TP. Hồ Chí Minh]: Nhà xuất bản Y học-chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.

Znajdź pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
3

Đỗ, Bình Trị. Truyện cổ tích thần kỳ Việt đọc theo hình thái học của truyện cổ tích của V. Ja. PROPP. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia, 2006.

Znajdź pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
4

Trí, Đức. Kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc. Hà nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 2010.

Znajdź pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
5

Vietnam. Cục văn hóa thông tin cơ sở., red. Tuyển tập tranh cổ động tuyên truyền cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền. [Hà Nội ]: Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Cục văn hóa cơ sở, 2008.

Znajdź pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
6

Nam, Hội văn nghệ dân gian Việt. Nghề cổ truyền. Hà Nội: Nhà xuá̂t bản Thời đại, 2012.

Znajdź pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
7

Trà̂n, Quó̂c Thịnh. Chèo cổ truyền làng Thất Gian. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin, 2014.

Znajdź pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
8

Nguyễn, Bích Hà̆ng. Văn khấn cổ truyền Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - thông tin, 2007.

Znajdź pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
9

Lê, Hữu Bách. Hội làng cổ truyền Hà Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới, 2011.

Znajdź pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
10

Bùi, Huy Vọng. Tang lễ cổ truyền người Mường. [Hà Nội]: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2010.

Znajdź pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.

Streszczenia konferencji na temat "Y học cổ truyền"

1

Thuân, Nguyễn Đình, Lê Kim Nga, Lê Duy Đồng i Lê Văn Quận. "HỆ HỖ TRỢ TƯ VẤN VÀ CHẨN TRỊ BỆNH TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN". W NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN. Publishing House for Science and Technology, 2017. http://dx.doi.org/10.15625/vap.2016.00027.

Pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
2

Phạm, Ngọc Uyên, i Thị Tú Anh Nguyễn. "Cultural interaction between Việt Nam and Southeast Asian nations in the 15th-16th centuries: An overview of pottery items from ancient shipwrecks on display at the Museum of History in Hồ Chí Minh City | Giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á: Tổng quan về loại hình gốm tàu đắm niên đại thế kỷ 15-16 đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh". W The SEAMEO SPAFA International Conference on Southeast Asian Archaeology and Fine Arts (SPAFACON2021). SEAMEO SPAFA, 2021. http://dx.doi.org/10.26721/spafa.pqcnu8815a-04.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
This article systematizes the typical covered box ceramics after the excavation of the shipwrecks in Cham Islands, Hội An currently on display at the Museum of History in Hồ Chí Minh City. Comparisons lead to the assumption that such products can only satisfy the needs of the consumer market based on the iconographic interpretation accounting on traditional literature in Việt Nam and some Southeast Asian nations, such as Java, Malay, the Philippines. This article also assumes that it is a product ordered by foreign traders, or the creation of Vietnamese ceramic artists, because animals/other images that are shaped and decorated on pottery have so far not been fully accounted and researched in Vietnamese folk beliefs. Tiểu luận này hệ thống lại loại hình hộp gốm có nắp và hoa văn tiêu biểu của các loại di vật này trong sưu tập tàu đắm Hội An, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Các so sánh và diễn giải tiếu tượng học đưa đến nhận định rằng các sản phẩm gốm đó có thể chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ dựa trên những tài liệu thành văn và truyện cổ giữa Việt Nam và truyền thống một số các quốc gia Đông Nam Á, như Java, Malay, Philippines. Bài viết này cũng giả thiết rằng đó là sản phẩm được các thương nhân nước ngoài đặt hàng, hoặc, là sự sáng tạo của nghệ nhân gốm Việt Nam, bởi các con vật/các đề tài khác được tạo hình và trang trí trên các di vật này cho đến nay vẫn chưa được ghi nhận đầy đủ và nghiên cứu sâu trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
3

de Francquen, Cécile. "Beyond the artefact : promoting technology | Hơn cả cổ vật : quảng bá sự kỷ thuật học". W The SEAMEO SPAFA International Conference on Southeast Asian Archaeology and Fine Arts (SPAFACON2021). SEAMEO SPAFA, 2021. http://dx.doi.org/10.26721/spafa.pqcnu8815a-32.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Archaeological analyses usually rely on the physical traits of objects to draw conclusions about the societies that used them. Without questioning the importance of these studies, I would like to draw attention to the fact that the analyses of artefacts in archaeology often only questions the artefact in and for itself. What if we look beyond the artefact and get direct information on the human behaviours used to make them? This paper promotes the study of technical processes as means to address groups’ identities, contacts and history. Các phân tích khảo cổ học thường dựa vào các đặc điểm vật chất của cổ vật để đưa ra kết luận về xã hội mà nó thuộc về. Bài báo này không chất vấn tầm quan trọng của những nghiên cứu khảo cổ học như trên mà lưu ý đến thực tế là các phân tích về cổ vật trong khảo cổ học thường chỉ nghiên cứu về bản thân cổ vật đó. Sẽ thế nào nếu như chúng ta nghiên cứu hơn cả hình dáng của cổ vật mà trực tiếp thu thập thông tin nghiên cứu về hành vi của nhóm người đã tạo ra nó? Bài báo này chú trọng tới việc nghiên cứu các quy trình kỹ thuật,coi đó như một phương tiện nhằm tìm ra danh tính, cách thức trao đổi và lịch sử của các nhóm cộng đồng này.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
4

Thức, Nguyễn Trác, Phạm Thế Anh Phú i Đỗ Phúc. "LAN TRUYỀN CHỦ ĐỀ KHOA HỌC TRÊN MẠNG TRÍCH DẪN". W NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN. Publishing House for Science and Technology, 2017. http://dx.doi.org/10.15625/vap.2017.00042.

Pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
5

Hướng, Nguyễn Văn, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Thùy Dương i và Nhóm Nghiên cứu Biển Hồ. "KHÔI PHỤC CỔ MÔI TRƯỜNG VÀ CỔ KHÍ HẬU KHU VỰC TÂY NGUYÊN DỰA TRÊN TRẦM TÍCH HỒ NÚI LỬA BIỂN HỒ GIA LAI". W NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG. Publishing House for Science and Technology, 2019. http://dx.doi.org/10.15625/vap.2019.00088.

Pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
6

Nhi, Nguyễn Thị Ngọc, i Trần Nhân Dũng. "PHÂN LẬP NẤM MỐI (Termitomyces microcarpus) VÀ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN". W HỘI NGHỊ NẤM HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ 4. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 2022. http://dx.doi.org/10.15625/vap.2022.0152.

Pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
7

Gái, Trần Thị. "TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG III “VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM” - SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM". W HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 2020. http://dx.doi.org/10.15625/vap.2020.000140.

Pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
8

Lý, Nguyễn Minh, Mai Xuân Cường i Đinh Thị Thùy Trinh. "ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA TỎI LÝ SƠN (Allium sativum L.) BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ ISSR". W HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 2020. http://dx.doi.org/10.15625/vap.2020.00021.

Pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
9

Hưng, Nguyễn Quốc, Lê Đại Hiệp, Lê Duy Tuấn, Diệp Bảo Trí i Nguyễn Minh Huy. "Điều khiển tốc độ hệ thống tải được truyền động bằng động cơ điện thông qua ly hợp lưu chất điện-từ biến". W HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐIỀU KHIỂN. Publishing House for Science and Technology, 2019. http://dx.doi.org/10.15625/vap.2019000291.

Pełny tekst źródła
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
10

Giang, Do Truong. "A preliminary survey of Chinese ceramics in Champa archaeological sites | Khảo sát sơ bộ về đồ gốm sứ Trung Quốc tại các địa điểm khảo cổ học Champa". W The SEAMEO SPAFA International Conference on Southeast Asian Archaeology and Fine Arts (SPAFACON2021). SEAMEO SPAFA, 2021. http://dx.doi.org/10.26721/spafa.pqcnu8815a-12.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
The Champa Kingdom was recognized popularly as a typical maritime polity in premodern Southeast Asia. Thanks to its strategic location between the Chinese market and Southeast Asia and South Asia, the Champa coast became a frequent destination of foreign traders and merchant ships for centuries. Ceramics was among the essential commodities in trade between Champa and international traders. This article relies on archaeological records and field surveys at Champa sites in central Vietnam to provide an overview of the distribution of Chinese ceramics in central Vietnam from the 7th to 10th centuries. Based on this primary data set, the author will discuss the trade and diplomatic relations between Champa and China and their implication to Champa’s state development. Vương quốc Champa được ghi nhận như một vương quốc biển điển hình ở Đông Nam Á thời kỳ cổ trung đại. Nhờ vị trí chiến lược giữa thị trường Trung Quốc với các nước Đông Nam Á và Nam Á, bờ biển Champa trở thành điểm đến thường xuyên của các thương nhân và tàu buôn nước ngoài trong nhiều thế kỷ. Gốm sứ là một trong những mặt hàng thiết yếu trong giao thương giữa Champa và các thương nhân quốc tế. Bài viết này dựa trên các dữ liệu khảo cổ học và kết quả khảo sát thực địa tại các địa điểm khảo cổ học Champa ở miền Trung Việt Nam để cung cấp một cái nhìn mang tính tổng thể về sự phân bố của đồ gốm sứ Trung Quốc ở miền Trung Việt Nam từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10. Dựa trên bộ dữ liệu cơ bản này, tác giả sẽ thảo luận về quan hệ bang giao và thương mại giữa Champa với Trung Quốc thời Đường và ý nghĩa của mối quan hệ này đối với sự phát triển nhà nước của Champa.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
Oferujemy zniżki na wszystkie plany premium dla autorów, których prace zostały uwzględnione w tematycznych zestawieniach literatury. Skontaktuj się z nami, aby uzyskać unikalny kod promocyjny!

Do bibliografii