Kliknij ten link, aby zobaczyć inne rodzaje publikacji na ten temat: Bác sĩ y học cổ truyền.

Artykuły w czasopismach na temat „Bác sĩ y học cổ truyền”

Utwórz poprawne odniesienie w stylach APA, MLA, Chicago, Harvard i wielu innych

Wybierz rodzaj źródła:

Sprawdź 50 najlepszych artykułów w czasopismach naukowych na temat „Bác sĩ y học cổ truyền”.

Przycisk „Dodaj do bibliografii” jest dostępny obok każdej pracy w bibliografii. Użyj go – a my automatycznie utworzymy odniesienie bibliograficzne do wybranej pracy w stylu cytowania, którego potrzebujesz: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver itp.

Możesz również pobrać pełny tekst publikacji naukowej w formacie „.pdf” i przeczytać adnotację do pracy online, jeśli odpowiednie parametry są dostępne w metadanych.

Przeglądaj artykuły w czasopismach z różnych dziedzin i twórz odpowiednie bibliografie.

1

Võ, Duy Vũ, Thị Tố Liên Phạm i Ngọc An Nguyễn. "TÌNH HÌNH TƯƠNG TÁC THUỐC TÂN DƯỢC TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH CÀ MAU NĂM 2022". Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, nr 65 (31.10.2023): 129–36. http://dx.doi.org/10.58490/ctump.2023i65.1479.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Đặt vấn đề: Tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Một số tương tác thuốc mang lại lợi ích đáng kể nhưng trong nhiều trường hợp là nguyên nhân gây ra các biến cố bất lợi. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình hình tương tác thuốc tân dược và các yếu tố liên quan trong điều trị bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cà Mau năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 420 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cà Mau từ 01/9/2022 đến 31/12/2022. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Kết quả: Tỷ lệ tương tác thuốc của bệnh án nội trú là 45,5%. Các bác sĩ chưa đào tạo sau đại học kê đơn có tương tác thuốc với tỷ lệ 41,4%; chuyên khoa 1 và thạc sĩ là 30,5%; chuyên khoa 2 và tiến sĩ là 9,1%. Tương tác thuốc gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ 37-62%. Tỷ lệ bệnh nhân dùng trên 7 thuốc trong một đơn có tương tác thuốc là 53,8%. Những bệnh nhân có di chứng tai biến mạch máu não, suy thận, đái tháo đường, bệnh lý cơ xương khớp có tỷ lệ tương tác thuốc cao hơn không mắc bệnh lần lượt là 3,9 lần, 6,26 lần, 2,8 lần, 10.8 lần. Kết luận: Tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc trong kê đơn điều trị ở bệnh nhân nội trú là khá cao. Đa số các cặp tương tác thuốc là tương tác bất lợi ở mức độ trung bình. Tỷ lệ kê đơn thuốc có tương tác phụ thuộc nhiều vào các bác sĩ điều trị. Cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp can thiệp đồng bộ, liên tục và hiệu quả để hạn chế việc kê đơn thuốc có tương tác bất lợi.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
2

Quyên, Nguyễn Thị, Phạm Ngọc Minh, Hoàng Văn Đông, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Mạnh Tuấn i Trần Bảo Ngọc. "Thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền ở bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020". Tạp chí Y học Dự phòng 31, nr 6 (1.07.2021): 19–28. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2021/370.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành nhằm mô tả thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền (YHCT) trên 340 bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân ung thư sử dụng thuốc YHCT là 15,3%. Tỷ lệ sử dụng thuốc cao nhất là bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa với ung thư dạ dày (25,7%) và ung thư gan (25%). Các thuốc YHCT được sử dụng chủ yếu dưới dạng thang sắc (75%). Nguồn thông tin cho việc sử dụng đa số là người thân bạn bè (78,8%). Một số tác dụng chính sau khi sử dụng thuốc YHCT là cảm giác thư giãn, ngủ tốt hơn (44,2%) và cải thiện tâm lí, cảm xúc (40,4%). Tuy nhiên, khoảng 12% bệnh nhân ung thư gặp các tác dụng phụ. Gần hai phần ba số bệnh nhân ung thư sử dụng thuốc YHCT nhưng không chia sẻ với bác sĩ điều trị, vì bác sĩ không hỏi về vấn đề này (57,6%). Tỷ lệ bệnh nhân ung thư được bác sĩ hỏi về việc sử dụng thuốc YHCT chiếm 40,4% và họ đều được khuyên nên dừng sử dụng. Cần có sự quan tâm giáo dục nâng cao nhận thức về sử dụng thuốc YHCT cho các bệnh nhân ung thư trong việc phối hợp phương pháp điều trị giữa Tây y và YHCT an toàn và hiệu quả.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
3

Hưng, Đoàn Quốc, Lê Minh Giang, Phạm Văn Minh, Hoàng Thị Hải Vân, Phạm Văn Tác, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Hoài Nam i in. "Thực trạng nhân lực bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên ngành phục hồi chức năng làm việc tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện ở các vùng sinh thái". Tạp chí Nghiên cứu Y học 140, nr 4 (20.05.2021): 211–19. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v140i4.151.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Nghiên cứu nhằm mô tả tình hình nhân lực chuyên ngành phục hồi chức năng tại các bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện chuyên ngành phục hồi chức năng tại 7 tỉnh đaị diện cho 7 vùng sinh thái trên cả nước năm 2021. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng số liệu sẵn có kết hợp phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo các bệnh viện và các bác sĩ hiện đang công tác tại các bệnh viện. Kết quả cho thấy, tại 26 bệnh viện nghiên cứu có tổng cộng 200 bác sĩ công tác trong lĩnh vực phục hồi chức năng và 344 kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Trình độ chuyên môn của các bác sĩ phần lớn là bác sĩ Y học cổ truyền (47%) và bác sĩ định hướng chuyên ngành phục hồi chức năng (25%). Phân bố nhân lực bác sĩ giữa các vùng sinh thái không đồng đều, trong đó đông nhất là ở các vùng Bắc Trung Bộ (27,5%), Trung du và Miền núi phía Bắc (25%). Trong khi đó, gần một nửa số kỹ thuật viên phục hồi chức năng tập trung tại vùng Duyên hải và Nam Trung Bộ (42,2%). Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra gần 70% là kỹ thuật viên vật lý trị liệu, riêng chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu thấp nhất chỉ có 7,3%. Việc đào tạo nhân lực đúng chuyên ngành trong lĩnh vực phục hồi chức năng gồm bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng và kỹ thuật viên phục hồi chức năng đồng đều theo các khu vực cũng như đáp ứng về mặt số lượng là rất cần thiết để phát triển và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong lĩnh vực phục hồi chức năng trong tương lai.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
4

Nông, Duy Đông, Thị Minh Tâm Trần i Quang Minh Trần. "Thực trạng nguồn nhân lực và khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế xã, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng năm 2022." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 49, nr 2 (19.05.2023): 45–49. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v49i2.27.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Mô tả thực trạng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trạm y tế xã, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng năm 2022. Mô tả thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế xã, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng năm 2022. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nghiên cứu được tiến hành trên 350 người đến khám và điều trị tại trạm y tế xã huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng và 14 lãnh đạo trạm y tế và 14 cán bộ phụ trách phòng YHCT. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 5/2022 đến tháng 10/2022. Kết quả: Nguồn nhân lực tại trạm y tế (TYT), bác sĩ đa khoa chiếm tỷ lệ 21,31%, không có bác sĩ chuyên khoa YHCT (0%), y sĩ đa khoa chiếm số lượng lớn tại các trạm y tế (32,79%). Về vật tư, trang thiết bị y tế tối thiểu tương đối đầy đủ, trang thiết bị y tế về y dược cổ truyền: 100% TYT có máy điện châm và đèn hồng ngoại,… Người bệnh đến khám tại trạm y tế điều trị bằng YHCT kết hợp YHHĐ chiếm tỷ lệ 42,15%, điều trị bằng YHHĐ chiếm 57,85%. Nhóm bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết chiếm tỷ lệ đa số (35,71%). Người bệnh mong muốn được sử dụng nhiều hơn các dịch vụ KCB bằng YHCT tại TYT trong tương lai với tỷ lệ 92%. Kết luận: Nguồn nhân lực tại các TYT chưa đảm bảo về số lượng. Chất lượng nguồn nhân lực chuyên khoa YHCT chưa cao. Trang thiết bị tối thiểu của trạm y tế khá đầy đủ. Trang thiết bị YHCT còn thiếu thốn. Phần lớn người bệnh được khảo sát có nhu cầu và mong muốn được sử dụng nhiều hơn các dịch vụ KCB bằng YHCT tại TYT trong tương lai.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
5

Trần, Văn Bửu, Duy Miên Nguyễn i Thanh Thái Lê. "Cập nhật chẩn đoán và điều trị u cận hạch vùng đầu cổ". Vietnam Journal of Otorhinolaryngology - Head and Neck Surgery 68, nr 61 (9.10.2023): 41–57. http://dx.doi.org/10.60137/tmhvn.v68i61.64.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Đặt vấn đề: Những phát hiện mới về di truyền và sinh bệnh học của u cận hạch đã làm thay đổi đáng kể chiến lược xử trí bệnh lý này. Mục tiêu: Chúng tôi tóm tắt những hiểu biết gần đây về mặt di truyền học phân tử và những khuyến cáo cập nhật về chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân u cận hạch vùng đầu cổ. Phương pháp: Tìm kiếm các bài báo liên quan chủ đề nghiên cứu bằng công cụ PubMed. Thuật ngữ được sử dụng gồm: "paraganglioma", "glomus tumor", "head and neck", "genetics", "endocrinology", "investigation" and "treatment". Kết quả: u cận hạch vùng đầu cổ chủ yếu liên quan đến đột biến dòng mầm trong họ gen succinate dehydrogenase (SDHx), trong đó đột biến SDHD và SDHB làm tăng nguy cơ của bệnh lý đa khối u và ác tính. Xét nghiệm di truyền được khuyến cáo thực hiện cho tất cả bệnh nhân. Gallium 68 tetraazacyclododecane tetraacetic acid-octreotate có độ nhạy rất cao và được khuyến cáo là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đầu tay ở những bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh lý đa khối u và di căn, hoặc có chỉ định liệu pháp thụ thể peptid nhắm đích. Điều trị bảo tồn được ưu tiên nếu khối u nhỏ, không tiết catecholamine, và không gây triệu chứng, ngược lại, phẫu thuật lấy bỏ khối u được đặt ra. Xạ trị được chỉ định cho những khối u tái phát sau mổ và những khối u không tiết catecholamine nằm ở vị trí mà việc cắt bỏ có nguy cơ gây tổn thương nặng nề các cấu trúc mạch máu và thần kinh quan trọng. Liệu pháp phóng xạ trúng đích (theranostics) đang được chứng minh là một lựa chọn đầy hứa hẹn và khả thi cho những trường hợp di căn hoặc không thể phẫu thuật lấy bỏ khối u được. Bệnh nhân được xác định có đột biến gen succinate dehydrogenase cần được theo dõi lâu dài bằng các xét nghiệm sinh hoá và hình ảnh toàn thân. Kết luận: U cận hạch vùng đầu cổ là những khối u thần kinh nội tiết hiếm gặp, tiến triển chậm và thường liên quan đến đột biến dòng mầm trong họ gen succinate dehydrogenase. Những phát hiện gần đây về sinh bệnh học và tiến triển của u cận hạch đã làm thay đổi đáng kể chiến lược xử trí bệnh lý này. Bám sát các khuyến cáo cập nhật sẽ giúp ích cho các bác sĩ tai mũi họng trong chăm sóc và điều trị bệnh lý u cận hạch đạt được hiệu quả cao.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
6

Nguyễn, Đình Toàn. "Liệu pháp chống đau trong bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường". Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, nr 46 (22.05.2021): 81–88. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2021.46.7.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Đau trong Bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường xảy ra ở khoảng 25% bệnh nhân đái tháo đường và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Nó thường gây ra đau rát, dị cảm và tê kiểu mang găng, mang vớ tiến triển từ bàn chân và bàn tay. Các bác sĩ lâm sàng nên xem xét cẩn thận mục tiêu và tình trạng chức năng của bệnh nhân và các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc khi lựa chọn phương pháp điều trị đau trong bệnh thần kinh ngoại biên do Đái tháo đường. Pregabalin và Duloxetine là những loại thuốc duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để điều trị chứng đau này. Dựa trên các hướng dẫn thực hành hiện tại, những loại thuốc này cộng với Gabapentin và Amitriptyline, nên được xem xét để điều trị ban đầu. Liệu pháp thứ hai bao gồm các loại thuốc giống Opioid (tramadol và tapentadol), Venlafaxine, Desvenlafaxine và các chất bôi ngoài da (miếng dán Lidocain và kemCapsaicin). Isosorbide dinitrate dạng xịt và kích thích dây thần kinh qua da có thể giúp giảm đau ở một số bệnh nhân và có thể được xem xét tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều trị. Opioid và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc là những loại thuốc thứ ba không bắt buộc. Châm cứu, y học cổ truyền Trung Quốc, axit alpha lipoic, acetyl-l-carnitine, dầu hoa anh thảo và trường điện từ thiếu bằng chứng chất lượng cao để hỗ trợ việc sử dụng trong điều trị đau ở bệnh nhân bệnh thần kinh ngoại biên do ĐTĐ
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
7

Đàm, Tú Quỳnh, i Thị Hoa Phạm. "Thực trạng học tiếng Trung chuyên ngành y học cổ truyền của sinh viên tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam". Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 35, nr 2 (10.03.2021): 12–18. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v35i2.133.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Nghiên cứu cắt ngang nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng học tiếng Trung chuyên ngành Y học cổ truyền của sinh viên hệ chính quy năm thứ 3 đang học tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam năm học 2019-2020. Khảo sát, đánh giá thực trạng của sinh viên thông qua bộ câu hỏi phát vấn gồm 25 câu hỏi với 345 đối tượng nghiên cứu tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên thấy học tiếng Trung chuyên ngành rất cần thiết là 95.9%, 95.1% cảm thấy nội dung giáo trình Hán ngữ Trung Y sử dụng để giảng dạy hiện nay là phù hợp. Nghiên cứu đã tìm thấy có mối liên quan giữa nội dung giảng dạy, phương pháp học và dạy, thời lượng và sĩ số.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
8

Thảo, Trần Như, Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng, Lô Thị Ngọc Nữ, Lê Thị Diễm Trinh, Đỗ Thị Hoài Thương, Nguyễn Quang Bảo, Phùng Trí Dũng i Trần Ngọc Đăng. "Nhu cầu đào tạo về biến đổi khí hậu và sức khỏe ở các Trường Đại học Y khoa tại Việt Nam". Tạp chí Nghiên cứu Y học 142, nr 6 (30.06.2021): 133–41. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v142i6.233.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Thực hiện nghiên cứu bàn giấy (Desk Study) và nghiên cứu định tính cho thấy sinh viên y đa khoa và y học dự phòng đang được đào tạo 1 - 2 tiết về biến đổi khí hậu và sức khỏe. Việc đào tạo về biến đổi khí hậu là rất cần thiết, giúp bác sĩ đa khoa điều trị và tư vấn bệnh nhân, giúp bác sĩ y học dự phòng dự đoán xu hướng bệnh, lập kế hoạch truyền thông, ứng phó khẩn cấp với biến đổi khí hậu. Sinh viên mong muốn được lồng ghép về biến đổi khí hậu vào đào tạo trong năm 2 - 3 cho y đa khoa và năm 4 - 5 cho y học dự phòng. Với thời lượng 4 - 5 tiết và khuyến khích áp dụng các phương pháp thuyết trình, báo cáo, thảo luận. Nên đào tạo những nội dung có tính ứng dụng như các vấn đề sức khỏe do biến đổi khí hậu, cách xử lý, lập kế hoạch truyền thông, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần có nhiều nghiên cứu hơn nhằm đánh giá hiệu quả đào tạo về biến đổi khí hậu cho sinh viên y khoa, đề xuất chương trình đào tạo thích hợp cho sinh viên y khoa và giảng viên.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
9

Trịnh, Khắc Mạnh. "Truyện thơ của các dân tộc (Kinh, Tày, Thái) từ góc nhìn so sánh qua truyện thơ “Dũng sĩ diệt ác thú”". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 5, nr 11 (8.12.2020): 5–12. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2019/272.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Một mảng văn học đặc sắc mà ba dân tộc Kinh, Tày và Thái đã sử dụng chữ viết cổ truyền của mình để sáng tác nên những tác phẩm bất hủ truyền lại đến hôm nay. Đó là thể loại truyện thơ: dân tộc Kinh có truyện thơ Nôm viết theo thể song thất lục bát, dân tộc Tày có truyện thơ Nôm viết theo thể thất ngôn trường thiên, dân tộc Thái có truyện thơ viết bằng chữ Thái cổ thể tự do. Mảng văn học này đã đóng góp nhất định vào lịch sử phát triển văn học của mỗi dân tộc nói riêng và lịch sử văn học Việt Nam nói chung. Để có cái nhìn so sánh văn học Việt Nam nói chung và truyện thơ giữa các dân tộc Kinh, Tày và Thái; bài viết chọn các tác phẩm có cùng đề tài cốt truyện về dũng sĩ diệt ác thú để phân tích, từ đó đưa ra một số nhận xét về sự giao thoa văn hóa, văn học giữa các dân tộc Kinh, Tày và Thái ở miền Bắc Việt Nam.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
10

Hương, Phạm Thu. "XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỰ ĐỘNG PHÂN VÙNG KHOẢNG SÁNG SAU GÁY TRÊN ẢNH SIÊU ÂM THAI". TNU Journal of Science and Technology 229, nr 07 (11.06.2024): 141–48. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.10205.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Việc xác định vùng khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) trên ảnh siêu âm thai trong quý I của thai kỳ là một bước quan trọng và cần thực hiện với tất cả các thai phụ nhằm phát hiện sớm hội chứng Down, hội chứng Turner, dị dạng thai và một số hội chứng di truyền khác. Hiện tại việc siêu âm đo độ mờ da gáy được thực hiện thủ công bởi các bác sĩ siêu âm có trình độ cao và được cấp chứng chỉ, nên kết quả phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ. Do đó, cần có phương pháp để tự động xác định vùng khoảng sáng sau gáy, nhằm hỗ trợ các bác sĩ đo độ mờ da gáy một cách nhanh chóng và chính xác. Bài báo này tập trung vào việc sử dụng mô hình mạng học sâu phân vùng ảnh siêu âm thai để phát hiện vùng khoảng sáng sau gáy. Một số mô hình học sâu phân vùng ảnh phổ biến như FPN, UNet, UNet++, DeepLabV3 và DeepLabV3+ được lựa chọn để cài đặt, thử nghiệm. Thực nghiệm cho thấy mô hình UNet với bộ mã hóa EfficientNetB6 đạt kết quả tốt nhất với độ chính xác là 99,51%, điểm số IoU là 60,95%, điểm số Dice là 77,14%. Bài báo cũng đề cập đến những thách thức và hướng phát triển tiếp theo của lĩnh vực này.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
11

Đạt, Lê Minh, Kiều Thị Hoa, Nguyễn Thị Minh Thúy, Phạm Thị Thu Huyền, Nguyễn Hữu Đức Anh, Bùi Thị Ngọc Minh i Đỗ Thị Thanh Toàn. "Kiến thức, thái độ của sinh viên đại học Y Hà Nội đối với COVID-19, năm 2020: Một khảo sát nhanh trực tuyến". Tạp chí Y học Dự phòng 30, nr 3 (28.04.2021): 18–26. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2020/256.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Nghiên cứu cắt ngang phỏng vấn trực tiếp trên 354 sinh viên hệ bác sĩ đang học tập tại trường Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả kiến thức thái độ của sinh viên đối với đại dịch COVID-19. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên Đại học Y Hà Nội đều có kiến thức đúng về dịch bệnh COVID-19 tuy nhiên chỉ có 49 người đã trả lời đúng cả 13 câu hỏi (chiếm tỷ lệ 13,84%). Có 94,92% sinh viên sẵn sàng rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm và hơn 97,18% tin tưởng vào vai trò của cán bộ, nhân viên y tế trong kiểm soát lây lan COVID-19. Bên cạnh đó có 73,16% sinh viên hệ bác sĩ trường Y Hà Nội tình nguyện tham gia vào công tác phòng chống dịch trong cộng đồng và 96,05% sẵn sàng đăng ký tiêm ngay lập tức nếu có vắc-xin phòng bệnh COVID-19. Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, sinh viên Y sẽ là lực lượng tham gia phòng chống dịch nên cần điều chỉnh phương pháp và hình thức truyền thông cho phù hợp để tăng hiệu quả khi thực sự tham gia chống dịch.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
12

Võ, Lưu Xuân, i Dương Thị Hoài. "Gây mê mổ viêm ruột thừa cấp cho bệnh nhân có bệnh lý tim bẩm sinh chuyển gốc đại động mạch có sửa chữa bẩm sinh: Báo cáo một trường hợp lâm sàng". Tạp chí Nghiên cứu Y học 171, nr 10 (15.12.2023): 359–66. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.1925.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Gây mê cho bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh đặc biệt là các bệnh lý phức tạp như chuyển gốc đại động mạch có sửa chữa bẩm sinh cho các phẫu thuật ngoài tim luôn yêu cầu bác sĩ gây mê hồi sức hiểu biết rõ về giải phẫu, bệnh học cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ ngoại khoa, bác sĩ tim mạch. Các bệnh nhân mắc bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp này là một trong các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong chu phẫu, đặc biệt là trong tình trạng bệnh nhân mổ cấp cứu. Trước mổ bệnh nhân cần được theo dõi sát, tối ưu hoá điều trị trong mức độ cho phép, được đánh giá bởi bác sĩ nội tim mạch, bác sĩ gây mê hồi sức và phẫu thuật viên. Trong quá trình gây mê và phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi liên tục và tránh các yếu tố làm tăng nặng tình trạng lâm sàng bệnh nhân như tăng áp lực động mạch phổi, giảm oxy máu, hạ thân nhiệt, toan chuyển hoá, hạn chế truyền dịch. Sau mổ bệnh nhân được giảm đau đầy đủ, tránh tồn dư các thuốc mê, opioid và cần được hoá giải giãn cơ. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nữ 16 tuổi, tiền sử phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp với tổn thương là chuyển gốc đại động mạch có sữa chữa bẩm sinh từ 3 tháng tuổi, có hẹp van động mạch phổi đã được nong van động mạch phổi một lần, theo dõi và điều trị thường xuyên, vào viện vì đau bụng, chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, được gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt ruột thừa, bệnh nhân sau mổ tình trạng ổn định và đã xuất viện.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
13

Hiếu, Đoàn Trung, Hoàng Gia Du i Nguyễn Toàn Thắng. "Tổn thương tủy sống cổ thứ phát sau phẫu thuật: Báo cáo ca bệnh và phân tích cơ chế". Tạp chí Nghiên cứu Y học 174, nr 1 (27.02.2024): 303–9. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v174i1.2121.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Gây mê cho bệnh nhân có hoặc nghi ngờ tổn thương cột sống cổ luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn và nguy cơ đối với cả bệnh nhân và thầy thuốc. Tổn thương thần kinh thứ phát có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình gây mê và phẫu thuật. Vì hậu quả tổn thương tủy cổ gây ra sẽ là rất lớn cho bệnh nhân, gia đình và xã hội, nên ngoài mục tiêu đảm bảo sự thành công của phẫu thuật, việc phòng tránh các tổn thương tủy thứ phát có vai trò đặc biệt quan trọng. Đánh giá toàn diện bệnh nhân trước và sau phẫu thuật, tìm hiểu rõ các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bác sĩ gây mê hồi sức, phẫu thuật viên có chiến lược phù hợp nhằm hạn chế tối đa tổn thương tủy thứ phát trong giai đoạn chu phẫu. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nam 70 tuổi hẹp ống sống đa tầng cổ - ngực, xuất hiện tổn thương tủy sống đoạn cổ sau phẫu thuật cột sống ngực đã được phát hiện và xử trí kịp thời. Mục tiêu bài báo nhằm phân thích cơ chế bệnh học và lưu ý một số vấn đề lâm sàng liên quan đến tổn thương tủy sống cổ thứ phát sau phẫu thuật.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
14

Nguyễn, Ngọc Thạch, Hùng Thắng Nguyễn, Hữu Trung Vũ i Văn Quỳnh Nguyễn. "Gây mê cho phẫu thuật ung thư xương hàm dưới và tạo hình bằng vạt xương mác vi phẫu". Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng, nr 3 (6.09.2023): 121–27. http://dx.doi.org/10.54804/yhthvb.3.2023.242.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Đặt vấn đề: Gây mê cho phẫu thuật ung thư xương hàm dưới và tạo hình bằng vạt vi phẫu là một thách thức đối với bác sĩ gây mê vì thời gian phẫu thuật dài, kiểm soát đường thở khó, duy trì huyết áp phù hợp tạo thuận lợi cho phẫu thuật. Vào ngày 16/01/2023, lần đầu tiên bệnh viện quân y 103 thực hiện phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới và sàn miệng có nạo vét hạch cổ I, II, III, IV hai bên và tạo hình bằng vạt xương mác vi phẫu cho bệnh nhân K biểu mô hàm dưới T4N2M0 với phương pháp vô cảm gây mê nội khí quản. Giới thiệu ca bệnh: Người bệnh Nguyễn Khắc D. nam, 54 tuổi, tiền sử khỏe mạnh. Ngày 3/1/2023, bệnh nhân vào Khoa Hàm mặt, Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc tốt, nhiệt độ 370C, hô hấp và huyết động ổn định, không có bệnh lý kết hợp, không dị ứng.Tại chỗ: Khối u sùi vùng lợi sàn miệng vùng R31-44 cứng chắc, gồ ghề, không đau, không viêm loét. Kết quả xét nghiệm hóa sinh và huyết học trước mổ nằm trong giới hạn bình thường. Ngày 09/01/2023, bệnh nhân đã được sinh thiết tổn thương và kết quả mô bệnh học kết luận ung thư biểu mô tế bào vảy, sừng hóa, độ II. Lúc 08 giờ ngày 16/01/2023 bệnh nhân được chuyển lên phòng mổ với chẩn đoán K biểu mô xương hàm dưới T4N2M0, phương pháp phẫu thuật là cắt đoạn xương hàm dưới và sàn miệng có nạo vét hạch cổ I, II, III, IV hai bên và tạo hình bằng vạt xương mác vi phẫu với phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản. Quá trình gây mê và phẫu thuật diễn ra an toàn. Bệnh nhân ra viện ngày 17/02/2023. Kết luận: Chuyển vạt vi phẫu trong điều trị các khối u ác tính ở vùng đầu mặt cổ là một thách thức đối với bác sĩ gây mê và mục tiêu cuối cùng là tối ưu hóa các điều kiện sinh lý để vạt tồn tại.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
15

Ngân, Lê Thị, i Phạm Bích Diệp. "Một số yếu tố liên quan đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội năm 2020-2021". Tạp chí Nghiên cứu Y học 143, nr 7 (1.11.2021): 201–8. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v143i7.332.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu ứng dụng mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) để phân tích mối liên quan giữa thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên (SV) trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) năm học 2020 - 2021. Cỡ mẫu 315 SV năm 1, năm 3, năm 6 ngành Bác sĩ y học dự phòng và Cử nhân dinh dưỡng. SV có ý định sử dụng đồ ăn nhanh trong 2 tháng tới. Các yếu tố thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi giải thích được 10,5% ý định sử dụng đồ ăn nhanh. Trong các yếu tố của mô hình TPB, chỉ có thái độ có ảnh hưởng đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh (β = 0,32 (p < 0,05)). Cần thực hiện truyền thông, sinh hoạt câu lạc bộ trong SV Y để thay đổi thái độ của SV về sử dụng ăn nhanh, từ đó giúp giảm ý định sử dụng đồ ăn nhanh trong thời gian tới.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
16

Hậu, Phạm Văn, Lê Cẩm Tiên i Trần Viết Hoàng. "Sự hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ y tế tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân Y 175, năm 2020". Tạp chí Y học Dự phòng 31, nr 2 (26.02.2021): 83–88. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2021/78.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu mô tả sự hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ y tế tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân Y 175, năm 2020. Qua điều tra trực tiếp 165 người bệnh về sự hài lòng của người bệnh nội trú tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân Y 175 trong năm 2020 bằng bộ câu hỏi cho thấy: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 52,2  12,8 tuổi, nhỏ nhất là 21 tuổi và lớn nhất là 78 tuổi. Tỷ lệ theo giới và nhóm tuổi tương đương nhau. Người bệnh đánh giá sự hài lòng ở mức rất tốt (80,0%) hoặc tốt (18,9%), cao nhất ở câu hỏi “Được bác sỹ thăm khám, động viên” gần như tuyệt đối. Trong 5 tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì tỷ lệ người bệnh hài lòng cao nhất ở tiêu chí “khả năng tiếp cận”. Một tỷ lệ đáng kể người bệnh không hài lòng nhất ở tiêu chí “cơ sở vật chất” liên quan đến nhà vệ sinh cũng như chi phí dịch vụ y tế. Điểm trung bình theo 5 tiêu chí của Bộ Y tế là 4,79 điểm. Theo thứ tự thấp dần là thái độ ứng xử (4,88 điểm), cung cấp dịch vụ (4,80 điểm), tính minh bạch thông tin (4,78 điểm), cơ sở vật chất (4,77 điểm) và khả năng tiếp cận (4,72 điểm). Bệnh viện nên duy trì và cải thiện hơn nữa để thu hút bệnh nhân nhiều hơn cũng như nâng cao kết quả điều trị cho bệnh nhân.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
17

Mã Ngọc, Thể. "CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ CAN THIỆP CHO TRẺ TỰ KỶ". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 6, nr 18 (26.01.2021): 123–32. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2020/406.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả can thiệp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ như: tuổi sinh của mẹ; trình độ học vấn; nghề nghiệp của bố mẹ; nguy cơ trước sinh, trong sinh và sau sinh; thời gian xem truyền hình; người chăm sóc; thời gian bố, mẹ chăm sóc con. Các yếu tố này đều có thể làm tăng hoặc giảm mức độ tự kỷ ở trẻ em. Nếu các chuyên gia, bác sĩ y khoa, giáo viên, gia đình, người thân của trẻ hiểu rõ điều này sẽ có thêm những thông tin hữu ích, để can thiệp, tăng cường thời gian quan tâm chăm sóc cho trẻ. Đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả can thiệp cho trẻ tự kỷ, và biết cách thay đổi các biện pháp giáo dục, chăm sóc phù hợp với đặc điểm của trẻ.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
18

Tùng, Nguyễn Quang, i Đỗ Hồng Ngọc. "Khảo sát thời gian mọc mảnh ghép hồng cầu ở bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2019 - 2022". Tạp chí Nghiên cứu Y học 171, nr 10 (15.12.2023): 321–30. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2071.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Cung cấp dữ liệu về thời gian mọc ghép hồng cầu giúp cho các bác sĩ lâm sàng có thể tiên lượng và đưa ra những quyết định liên quan đến truyền máu phù hợp với từng giai đoạn của cuộc ghép. Để khảo sát thời gian và tỷ lệ mọc ghép hồng cầu ở một số nhóm bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài, nghiên cứu được tiến hành hồi cứu loạt ca bệnh trên 37 bệnh nhân thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài. Kết quả cho thấy thời gian mọc hồng cầu lưới ở nhóm bất đồng chủ yếu là 17,8 ± 5 ngày, bất đồng thứ yếu là 12,5 ± 2,2 ngày. Thời gian chuyển đổi hoàn toàn sang loại kháng nguyên hồng cầu ABO từ người cho là 15,3 ± 7,1 tuần. Thời gian hết phụ thuộc truyền hồng cầu nhóm bất đồng chủ yếu là 25 ± 18,2 ngày, bất đồng thứ yếu là 16,6 ± 10,2 ngày. Nhóm bất đồng chủ yếu có thời gian mọc hồng cầu lưới chậm hơn, thời gian chuyển đổi kháng nguyên hồng cầu tương đương nhóm bất đồng thứ yếu, và có xu hướng hết phụ thuộc truyền máu chậm hơn nhóm bất đồng thứ yếu.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
19

Diệp, Phạm Bích, i Lê Thị Ngân. "Thực trạng sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố liên quan năm 2020 - 2021". Tạp chí Y học Dự phòng 32, nr 6 (4.10.2022): 54–62. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2022/797.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng ăn đồ ăn nhanh của sinh viên (SV) trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) năm 2020 - 2021 và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 315 SV năm nhất, ba, và sáu bác sĩ y học dự phòng và cử nhân dinh dưỡng. Kết quả là 82,2% SV sử dụng đồ ăn nhanh. Khảo sát 3 lần ăn đồ ăn nhanh gần ngày phỏng vấn nhất cho thấy SV ăn bánh mỳ kẹp truyền thống (43,7%); ăn đồ ăn nhanh tất cả các bữa chính và hiếm khi ăn vào bữa khuya/tối muộn và thường ăn kèm cùng với các loại đồ ăn khác (56,9%). Gần một nửa số lượt ăn đồ ăn nhanh của SV (43,9%) có kèm uống nước có ga. SV chủ yếu mua đồ ăn nhanh và ăn tại nhà. Lý do chủ yếu là tụ tập với bạn bè/ người thân và không có thời gian. Hồi quy logistic đa biến cho thấy SV có tài chính bình thường có xu hướng sử dụng đồ ăn nhanh nhiều hơn SV có tài chính khó khăn. Sử dụng đồ ăn nhanh của SV ĐHYHN là phổ biến. Cần thực hiện chương trình truyền thông và hướng dẫn chuyển đổi từ lựa chọn đồ ăn nhanh sang ăn có lợi cho sức khoẻ. Phong trào gặp gỡ bạn bè và ăn uống có lợi cho sức khoẻ cần được phát động với SV.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
20

Hà, Trần Thị Thúy, Hoàng Thị Thuận, Đào Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Quỳnh Giang i Nguyễn Thế Anh. "Thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2022". Tạp chí Y học Dự phòng 33, nr 1 Phụ bản (5.06.2023): 10. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2023/977.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 233 bệnh nhân mắc tăng huyết áp kèm đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2022 nhằm mục tiêu mô tả thực trạng sử dụng thuốc của bệnh nhân. Kết quả cho thấy trung bình số thuốc sử dụng là 3,2 ± 0,8 thuốc. Số bệnh nhân có sử dụng nhiều thuốc (≥ 5 loại) bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn chiếm 24,5%. Bệnh nhân chủ yếu mua thuốc theo đơn bác sĩ kê chiếm 71,7% còn 28,3% tự mua thêm thuốc ngoài. Việc sử dụng nhiều thuốc của bệnh nhân có liên quan đến nhóm tuổi (OR: 2,7; 95%CI: 1,1 - 9,4; p = 0,037), số bệnh mắc kèm (OR: 3,6; 95%CI: 1,4 - 11,1; p = 0,003) và hành vi mua thuốc (OR: 2,5; 95%CI: 12 – 4,9; p = 0,003). Từ kết quả nghiên cứu trên, bệnh viện, nhân viên y tế cần tăng cường tuyên truyền tác hại của việc tự mua thuốc điều trị, đồng thời tham gia tư vấn, khuyến khích bệnh nhân dùng thuốc đúng và đủ theo đơn được kê.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
21

Anh, Nguyễn Đắc Quỳnh, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Kỳ Nhật Minh, Trần Đình Khánh Sỹ i Ngô Thị Diệu Hường. "Thực trạng tìm kiếm thông tin sức khỏe và các yếu tố liên quan của người dân thành phố Huế". Tạp chí Y học Dự phòng 30, nr 2 (29.04.2021): 16–24. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2020/273.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Tìm kiếm thông tin sức khỏe (TKTTSK) đang dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu và là vấn đề rất được quan tâm. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện từ 10/2018–10/2019 trên 814 người dân từ 18 tuổi, tại 4 phường ở thành phố Huế (Việt Nam) được tiến hành nhằm mô tả thực trạng TKTTSK và một số yếu tố tác động đến hành vi TKTTSK. Kết quả cho thấy 77,0% người dân có nhu cầu và đã thực hành hành vi TKTTSK. Trong đó, chỉ 32,3% đối tượng có kiến thức tốt. Nhân viên y tế được cho là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất (75,3%) nhưng chỉ 47,4% người dân tiếp cận được với kênh thông tin trên. Nguồn tin thông dụng nhất là Internet (62,7%). Nhóm thông tin mà người dân có nhu cầu tìm kiếm cao bao gồm: Dấu hiệu bệnh tật (78,6%), phương pháp điều trị hiện đại (77,5%) và chế độ dinh dưỡng (75,9%). Các yếu tố độc lập tác động đến hành vi TKTTSK của người dân là: Trình độ học vấn, Tình trạng sức khỏe bản thân theo đánh giá chủ quan, tình trạng sức khỏe bản thân theo chẩn đoán bác sĩ và kiến thức về TKTTSK. Cần phát triển các hoạt động tuyên truyền sức khỏe, tạo điều kiện để người dân tiếp cận được những thông tin chính thống và phù hợp.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
22

Nguyễn, Minh Tiến, Hữu Nhân Nguyễn, Vũ Phượng Thy Lê, Thị Gia Hạnh Nguyễn, Thanh Hồng Phan i Thị Hoàng Thu Nguyễn. "KHẢO SÁT THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG, ĐIỆN GIẢI, KIỀM TOAN VÀ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU Ở BỆNH NHÂN SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ DUNG DỊCH HYDROXYETHYL STARCH 130 6%". Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam 2, nr 38 (22.04.2023): 65–71. http://dx.doi.org/10.59873/vjid.v2i38.52.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: khảo sát thay đổi huyết động, điện giải, kiềm toan và rối loạn đông máu ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết dengue được điều trị dung dịch hydroxyethyl starch 130 6% nhập viện nhi đồng Thành phố từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021 Phương pháp: Hồi cứu, mô tả hàng loạt trường hợp. Kết quả: Qua nghiên cứu 60 trường hợp sốc sốt xuất huyết dengue được truyền dung dịch HES 130 6%, tuổi trung bình 5.4 tuổi, nhỏ nhất là 14 tháng, lớn nhất là 14 tuổi. Khảo sát huyết động học trong vòng 24 giờ sau truyền dung dịch HES cho thấy cải thiện tình trạng sốc với trị số nhịp mạch trung bình giảm có ý nghĩa sau 4 giờ (121,3 vs.101,6), cải thiện hiệu áp sau một giờ điều trị, trong khi huyết áp tâm thu, tâm trương, trung bình ổn định ở mức 92,5 – 108,4 mmHg, 73,2-66,2 mmHg, 78,6-82,7 mmHg. Dung tích hồng cầu trung bình (Hct) sau truyền HES 130 6% một giờ là 38,6% cải thiện có ý nghĩa so với ban đầu là 43.4% và ổn định sau đó ở mức 37,5-38,4%. Không có sự thay đổi bất thường đáng kể về điện giải, kiềm toan, đông máu. Lượng dung dịch HES 130 6% được sử dụng trung bình là 133,8 ± 15,3 ml/kg trong thời gian trung bình là 25,3 ± 2,6 giờ. Biến chứng có thể do truyền dung dịch HES 130 6% bao gồm suy hô hấp (56,7%) do tràn dịch màng phổi, màng bụng; xuất huyết tiêu hóa (8.3%). Không ghi nhận run tiêm truyền hay sốc phản vệ khi truyền dung dịch HES 130 6%. Tỉ lệ thất bại với dung dịch HES 130 6%, phải đổi sang HES 200 6% hoặc dextran 40 10% là 38,3%. Kết quả điều trị không có tử vong. Kết luận: Nghiên cứu giúp các bác sĩ lâm sàng có thêm một chọn lựa dung dịch HES 130 6% trong điều trị sốc sốt xuất huyết dengue khi mà nguồn dung dịch cao phân tử khan hiếm như HES 200 6%, dextran 40 10%. Tuy nhiên, việc áp dụng dung dịch HES 130 6% chỉ dành cho bệnh nhân sốc sốt xuất huyết dengue, không dành cho sốc sốt xuất huyết dengue nặng và lưu ý vấn đề suy hô hấp xảy ra ở trẻ để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
23

GS.TS. ĐẶNG VẠN PHƯỚC. "Thông báo và thư mời đại hội tim mạch toàn quốc làn thứu 18 và lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tim mạch học Việt Nam". Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, nr 100 (1.03.2023): 5–6. http://dx.doi.org/10.58354/jvc.100.2022.63.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
THÔNG BÁO VÀ THƯ MỜI ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 18 VÀ LỄ KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM (Thông báo số 1) Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2022 Kính gửi: - Các thành viên BCH Hội Tim mạch Học Việt Nam - Hội viên Hội Tim mạch học Việt Nam và các quý vị đồng nghiệp Theo kế hoạch đã thống nhất của Ban Chấp hành Hội Tim mạch học Việt Nam và nhằm liên tục cập nhật, bổ sung các kiến thức cũng như giao lưu hợp tác trong lĩnh vực Tim mạch, Hội Tim mạch học Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18 với chủ đề “30 năm Tim mạch học Việt Nam : Hình thành- Hội nhập - Phát triển” tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, TP. Hà Nội từ ngày 07-09/10/2022. Hội nghị lần này sẽ kết hợp hình thức tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, dự kiến thu hút 2000 đại biểu đến tham dự trực tiếp và 10.000 lượt truy cập trên các nền tảng số của Hội như website, youtube, facebook,… Chương trình hội nghị khoa học sẽ cập nhật nhiều vấn đề mới với nội dung phong phú cũng như nhiều báo cáo của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ hội nghị, Hội Tim mạch học Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo liên tục có cấp chứng chỉ (đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế) dành cho các bác sĩ và điều dưỡng có nhu cầu. Trong kỳ Đại hội lần này, Hội Tim mạch học Việt Nam cũng sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tim mạch học Việt Nam với nhiều hoạt động phong phú bên cạnh những hội thảo khoa học và các khóa đào tạo truyền thống. Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi trân trọng kính mời các thành viên Ban Chấp hành Hội Tim mạch học Việt Nam, hội viên của Hội và các bạn đồng nghiệp quan tâm tới lĩnh vực tim mạch tham gia Đại hội lần này. Để Đại hội có thể tổ chức thành công tốt đẹp, thay mặt Ban Tổ chức, chúng tôi kêu gọi sự tham gia tích cực, đóng góp về mọi mặt và với trách nhiệm cao của các thành viên Ban Chấp hành Hội, cũng như các Hội viên của Hội. Chúng tôi khuyến khích các quý đại biểu gửi bài báo cáo khoa học mới nhất của mình đến tham dự và trình bày tại Hội nghị. Ban Tổ chức cũng phát động phong trào hướng tới Kỷ niệm 30 năm thành lập với các kỷ vật, các bài viết về những ấn tượng sâu sắc về con người và các hoạt động của Hội Tim mạch học Việt Nam. Những bài viết ấn tượng nhất sẽ được đăng tải trong cuốn Kỷ yếu 30 năm thành lập và các tài liệu khác của Đại hội.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
24

Nguyễn, Hữu Vinh, Thuý Phượng Lê i Văn Trầm Tạ. "Đánh giá hiệu quả ban đầu của Zoledronic acid truyền tĩnh mạch trong điều trị bệnh loãng xương tại khoa Nội A, Bệnh viện đa khoa Trung tâm Tiền Giang". Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, nr 56 (10.06.2024): 48–56. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2022.56.7.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Đặt vấn đề và mục tiêu: Loãng xương là một bệnh rất phổ biến hiện nay. Chẩn đoán và điều trị còn nhiều hạn chế. Bệnh nhân có những rào cản về tuân thủ điều trị và bác sĩ có sự e dè về tác dụng phụ và hiệu quả của thuốc. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này giúp bệnh nhân an tâm hơn trong điều trị, thầy thuốc chọn lựa thuốc phù hợp cho bệnh nhân loãng xương. Với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ban đầu zoledronic acid (Aclasta 5mg/100ml) trong điều trị bệnh loãng xương tại khoa Nội A Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu loạt ca tất cả bệnh nhân được chẩn đoán loãng xương và điều trị bằng Aclasta tại khoa Nội A Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ tháng 02 năm 2019 đến tháng 7 năm 2021. Kết quả: Qua nghiên cứu 32 bệnh nhân loãng xương, chúng tôi có những kết quả như sau: Nhóm bệnh nhân loãng xương được chọn lựa điều trị zoledronic acid có đặc điểm: nữ 84,4%, tuổi lớn hơn 80 là 43,8%, nghề nghiệp nông dân 62,4%, sống ở nông thôn 71,9%, có nhiều bệnh lý đi kèm như: tăng huyết áp 59,4%, Cushing 31,2%, lún xẹp đốt sống 15,6%; đái tháo đường type 2 là 15,6%, hen 12,5%, gãy cổ xương đùi 6,3% và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 6,3%. So sánh mật độ xương trước và sau điều trị lần 1 truyền zoledronic acid, giá trị trung bình của chỉ số Tscore sau điều trị 1 năm có cải thiện nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (cổ xương đùi: p=0,6096, cột sống thắt lưng: p=0,3976). Về mặt điều trị, khi mật độ xương không giảm theo thời gian, tức có cải thiện sau điều trị. Các tác dụng không mong muốn ở lần điều trị đầu tiên hay gặp lần lượt là sốt 65,6%, đau cơ 46,9%, giả cúm 34,4%, đau khớp 9,4%. So với lần đầu, ở lần thứ 2 điều trị thì không có trường hợp đau cơ, giả cúm và đau khớp mà chỉ có sốt nhẹ 34,4%. Sau điều trị thì việc đi lại, vận động và đau khớp có cải thiện 100%. Kết luận: Zoledronic acid (Aclasta 5mg/100ml) hiệu quả làm cải thiện mật độ xương sau 1 năm và an toàn ở bệnh nhân loãng xương sau cả 2 lần điều trị.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
25

Phạm, Tiến Thành, Thị Hải Vân Trần i Thị Thanh Toàn Đỗ. "THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA BÁC SĨ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA Ở HÀ NỘI NĂM 2022". Tạp chí Y học Việt Nam 535, nr 2 (20.02.2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v535i2.8526.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục về Y học Cổ truyền của bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa ở Hà Nội năm 2022. Đối tượng và Phương pháp NC: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 96 bác sĩ tại 16 bệnh viện đa khoa trên địa bàn Hà Nội. Kết quả: Có 74% số bác sĩ đã tham gia các khóa ĐTLT, nội dung chiếm chủ yếu là các kiến thức Điều trị bằng YHCT, đào tạo trực tiếp tại CSĐT là hình thức tham gia nhiều nhất với 58,2%. Nhu cầu được ĐTLT về y học cổ truyền lên đến 93,75% với các nội dung và hình thức khác nhau. Kết luận: Nhu cầu ĐTLT về y học cổ truyền của bác sĩ tại các bệnh viện đa khoa ở Hà Nội là rất lớn.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
26

Cù, Kim Long, Mạnh Tuấn Trần, Hoàng Sơn Lê, Thị Hồng Lan Lương, Minh Chuẩn Phạm, Thọ Thông Nguyễn i Văn Hải Phạm. "Chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền: Hướng tiếp cận dựa trên đồ thị tri thức mờ dạng cặp". Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông, 26.11.2021, 59–68. http://dx.doi.org/10.32913/mic-ict-research-vn.v2021.n2.1003.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền thường được cốt lại trong bốn cách là “Vọng - Văn - Vấn - Thiết” (haycòn được gọi là “Tứ chẩn”). Trong những năm gần đây, đội ngũ lương y, bác sĩ đã sử dụng kết hợp giữa phác đồ điều trị trong y học cổ truyền với kết quả khám, xét nghiệm trong y học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh. Điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ công tác nghiên cứu y học cổ truyền dân tộc và áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình khám và chẩn đoán bệnh nhằm mục đích hỗ trợ đội ngũ lương y, bác sĩ tại bệnh viện y học cổ truyền ở các địa phương. Gần đây, hướng nghiên cứu suy luận dựa trên đồ thị tri thức mờ với ưu điểm cho phép thực hiện suy luận trong những trường hợp thiếu tri thức trong kho dữ liệu đã nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khai phá tri thức trong mạng xã hội hay các bài toán ứng dụng trong các lĩnh vực khác mà chưa tập trung vào bài toán y tế. Trong nghiên cứu này, một hướng tiếp cận mới dựa trên mô hình đồ thị tri thức mờ dạng cặp được đề xuất ứng dụng cho bài toán chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền. Mô hình đề xuất được áp dụng đối với bài toán chẩn đoán bệnh cho các sản phụ và đã chứng minh được hiệu quả trong việc suy luận xấp xỉ, chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
27

Mai, Thuý Mai, i Thị Thơ Vũ. "KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA CHUẨN CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM, NĂM 2023". Tạp chí Y học Việt Nam 540, nr 3 (22.07.2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10513.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Mô tả kiến thức về phòng ngừa chuẩn và một số yếu tố liên quan của sinh viên năm cuối Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 400 sinh viên năm cuối Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt là 75,6%. Trong đó, kiến thức về vệ sinh tay và tiêm an toàn có điểm trung bình cao nhất. Các yếu tố liên quan được xác định như chuyên ngành Bác sĩ Y học cổ truyền có tỷ lệ kiến thức đạt chỉ bằng 0,87 lần so với chuyên ngành Bác sĩ Y khoa. Đối tượng được nhận tài liệu về PNC trước đây có tỷ lệ kiến thức đạt cao gấp 1,4 lần so với đối tượng chưa được nhận tài liệu về PNC. Kết luận: Kiến thức về PNC của sinh viên còn chưa cao. Các yếu tố liên quan xác định được cần được chú ý khi tiến hành xây dựng chương trình đào tạo về PNC ở các nhóm đối tượng.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
28

Lương, Thị Khuyên, Thị Diễm Hương Nguyễn, Thị Hà Thanh Lê, Thị Hồng Ánh Đinh, Đức Anh Bùi i Kim Loan Vũ. "Ý ĐỊNH TIÊM PHÒNG MŨI TĂNG CƯỜNG VẮC XIN COVID-19 CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2021-2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN". Tạp chí Y học Việt Nam 521, nr 2 (15.02.2023). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v521i2.4112.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Nghiên cứu với mục tiêu mô tả ý định tiêm phòng mũi tăng cường vắc xin COVID-19 của sinh viên năm cuối Trường Đại học Y Hà Nội năm 2021-2022 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 212 sinh viên năm 4 và năm 6 các ngành học Cử nhân Y tế công cộng, Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Y học dự phòng và Bác sĩ Y học cổ truyền. Kết quả cho thấy, 92,0% sinh viên có ý định tiêm mũi vắc xin tăng cường trong 6 tháng tới. Thái độ tích cực và có nhận thức kiểm soát hành vi có mối liên quan đến ý định tiêm phòng mũi tăng cường vắc xin COVID-19. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho các hoạt động can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vắc xin COVID.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
29

Lê, Minh Hoàng, Thị Minh Châu Nguyễn i Thị Thảo Vân Trần. "QUAN ĐIỂM Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH SAU ZONA". Tạp chí Y học Việt Nam 537, nr 2 (15.04.2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v537i2.9281.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Đặt vấn đề: Đau sau Zona hay còn gọi đau thần kinh sau Zona là một trong những biến chứng thần kinh thường gặp nhất sau khi mắc bệnh, là một tình trạng đau dai dẳng đặc trưng bởi cơn đau kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, chất lượng giấc ngủ và khả năng tham gia các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Đau sau Zona thường dễ chẩn đoán nhưng việc điều trị khỏi hoàn toàn cơn đau vẫn là vấn đề cần được quan tâm. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã tập trung thực hiện nhiều liệu pháp điều trị đạt kết quả khả quan nhằm giảm thiểu cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống mà an toàn với người bệnh bằng Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu tổng quan góc nhìn y học hiện đại và y học cổ truyền trong điều trị đau thần kinh sau Zona nhằm cập nhật một số phương thức đã được thực hiện nghiên cứu mang lại bằng chứng đáng tin cậy, thuyết phục, được các bác sĩ lâm ứng dụng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Quy trình tổng quan được tiến hành thông qua việc tìm kiếm và tổng hợp thông tin cơ sở dữ liệu từ PubMed, Google Scholar cho các nghiên cứu liên quan đến đau thần kinh sau Zona. Kết luận: Mỗi phương pháp đều có bằng chứng đạt hiệu quả điều trị nhưng vẫn còn ít tác dụng phụ được báo cáo, các thủ thuật có tính chất xâm lấn cần phải đánh giá cẩn thận tỷ lệ rủi ro-lợi ích trước khi dùng. Vì vậy, trong điều trị cần phối hợp đa phương thức để đạt được kết quả mong muốn. Bằng chứng hiện tại không đủ để xác định phương pháp điều trị can thiệp tốt nhất. Các nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, các phân tích tổng hợp hệ thống cho thấy sự kết hợp các phương pháp mang lại sự tối ưu cho bệnh nhân
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
30

Khánh Huy, Tăng, i Dương Ngọc Nhi. "KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ THẢO DƯỢC CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH". Tạp chí Y học Việt Nam 516, nr 1 (17.07.2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v516i1.2989.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Thuốc y học cổ truyền (YHCT) cũng như thảo dược ngày càng được sử dụng phổ biến trong cộng đồng dân cư nói chung. Do đó, sinh viên thuộc các chuyên ngành y khoa với tư cách là những nhân viên y tế tương lai, cần phải có một số kiến thức về thuốc YHCT để tự trang bị cho bản thân. Nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức về thuốc YHCT cũng như thái độ và việc thực hành YHCT ở sinh viên y khoa năm thứ nhất. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 390 sinh viên thuộc các chuyên ngành y khoa Đại học Y dược TP.HCM bởi bảng câu hỏi khảo sát đã được xác nhận. Các phân tích thống kê mô tả được thực hiện bởi phần mềm SPSS. Kết quả: Dữ liệu cho thấy 98/390 sinh viên (25,1%) sử dụng thảo dược trong đó 82 người (83,7%) sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ trong 6 tháng qua. Sự hiểu biết của nam về các nguồn gốc thảo dược kém hơn so với nữ (p<0,05), tuy nhiên, kiến thức về lạm dụng thảo dược cũng như tác dụng phụ lại tốt hơn (p<0,05). Một số lượng đáng kể những người được hỏi (253; 64,8%) cho rằng thảo dược có thể được sử dụng cùng với thuốc thông thường hoặc y học chính thống. Về thái độ, đa số đồng ý với lợi ích của thảo dược trong việc duy trì và nâng cao sức khỏe (188; 48,2%) và chữa bệnh (215; 55,1%). Sinh viên nam có thái độ, xu hướng sử dụng thảo dược nhiều hơn đáng kể so với các sinh viên nữ (p<0,05). Tuy nhiên, sinh viên y khoa không muốn sử dụng thảo dược (206; 52,8%), không giới thiệu cho gia đình (266; 68,2%) cũng như không khuyên người khác sử dụng thảo dược khi có vấn đề về sức khỏe (211; 54,3%). Kết luận: Các sinh viên năm nhất y khoa Đại học Y dược TP.HCM không nhận thức được một số khía cạnh quan trọng liên quan đến thảo dược, như kết hợp sử dụng thảo dược với tân dược mà không có sự tư vấn; đa số không muốn sử dụng thảo dược cho bản thân cũng như không hướng dẫn người khác. Việc đưa các bài học thích hợp về thảo dược vào chương trình giảng dạy y khoa có thể lấp đầy khoảng trống này và làm rõ những quan niệm sai lầm của sinh viên.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
31

Lê, Thị Minh, i Thị Bình Lê. "TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI NĂM 2023". Tạp chí Y học Việt Nam 534, nr 2 (23.01.2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v534i2.8177.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Nghiên cứu mô tả trên 78 người bệnh THA có ĐTĐ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2023. Mục tiêu: (1) Mô tả sự tuân thủ điều trị của người bệnh THA có ĐTĐ tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2023. (2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh. Số liệu thu thập được cho thấy nữ (61,5%) có tỷ lệ cao hơn nam. Tuổi ≥ 70 tuổi chiếm cao nhất 50%. Nghề nghiệp cao nhất là hưu trí (44,9%). Về trình độ: chiếm tỷ lệ cao nhất là trung cấp/cao đẳng (59%). Thời gian bị bệnh THA có bị ĐTĐ chiếm cao nhất ≤ 5 năm (82,1%). Người bệnh có kiến thức về chỉ số THA là 69,2%; có kiến thức về chỉ số đường huyết là 51,3%. Có kiến thức về ăn nhiều rau xanh và hoa quả: 80,8%. Có kiến thức về tập thể dục từ 30 – 60 phút mỗi ngày chiếm 51,3%. Có kiến thức đúng về: dùng thuốc HA và thay đổi lối sống là 69,2%; dùng thuốc hạ áp liên tục, lâu dài là 70,5%; chỉ uống khi thấy huyết áp cao là 26,9%. Hiểu về nguyên tắc khi điều trị ĐTĐ phải thực hiện cả dùng thuốc và thay đổi lối sống là 67,9%; hiểu khi dùng thuốc ĐTĐ cần uống liên tục, lâu dài chiếm 70,5%. Có kiến thức về biến chứng về tai biến mạch máu não là 69,2%; mờ mắt là 43,6%; suy tim là 39,7%. Nguy cơ bị các biến chứng về mạch máu là 20,5%. Có kiến thức về kiểm soát huyết áp (đo hàng ngày/tuần/tháng) là 75,6% và có kiến thức về kiểm soát đường huyết (đo hàng ngày/tuần/tháng) chiếm 53,8%. Có kiến thức về tái khám theo hẹn của bác sĩ chiếm 75,6%. Đánh giá chung về kiến thức của người bệnh: đạt là 66,7%, kiến thức chung chưa đạt là 33,3%. Về thực hành: Khám sức khỏe định kỳ 1 tháng/lần chiếm cao (70,5%); tần suất đo huyết áp hàng ngày là 33,3% và người bệnh chỉ đo huyết áp khi hoa mắt, chóng mặt... cũng chiếm 23,1%. Có đo đường huyết hàng ngày là chiếm 39,7%, đo đường máu khi mệt mỏi chiếm 21,8%. Có hoạt động thể dục thể thao thường xuyên là 75,6%. Có thực hành uống thuốc huyết áp liên tục là 88,5%; và thực hành uống thuốc để hạ đường máu liên tục chiếm 88,5%. Đánh giá chung về thực hành đạt về tuân thủ điều trị là 52,6%, chưa đạt là 47,4%. Đánh giá về tuân thủ điều trị chung của người bệnh tăng huyết áp có đái tháo đường: + Tuân thủ cao là 61,5%. + Tuân thủ trung bình là 32,1%. + Tuân thủ thấp là 6,4%. Có mối liên quan giữa nghề nghiệp, giữa người bệnh có kiến thức về biến chứng của bệnh tăng huyết áp và có kiến thức về biến chứng của bệnh đái tháo đường với tuân thủ điều trị (p < 0,05)
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
32

Phạm, Bích Diệp, i Thị Nga Phạm. "THÁI ĐỘ VỀ HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI, NĂM 2021". Tạp chí Y học Việt Nam 521, nr 2 (15.02.2023). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v521i2.4101.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả thái độ về học kỹ năng giao tiếp và một số yếu tố liên quan của SV năm thứ nhất ngành bác sĩ y khoa Trường Đại Học Y Hà Nội năm học 2020-2021 và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 431 SV năm nhất hệ bác sĩ đa khoa. Kết quả cho thấy thái độ tích cực học KNGT của SV là cao (điểm PAS = 51,2/65) và thái độ tiêu cực học KNGT là thấp (điểm NAS =30,3/65). SV có bố là bác sỹ và SV tin là KNGT cần thiết cho SV y có mối liên quan đến thái độ về học KNGT. Ngoài ra, SV nam có thái độ tiêu cực với học KNGT hơn là nữ, SV có người thân/quen cho rằng KNGT cần thiết với SV y có mối liên quan tích cực đến học KNGT. SV cần được truyền thông nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của học KNGT. Ngoài ra, cần tiếp tục rèn luyện KNGT liên tục cho SV trong các năm học tiếp cho đến khi ra trường.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
33

Nguyễn, Thị Cần, i Thị Thúy Ngân Nguyễn. "KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ TỰ Ý SỬ DỤNG KHÁNG SINH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH". Tạp chí Y học Việt Nam 531, nr 1 (27.10.2023). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v531i1.6932.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Đặt vấn đề: Nhận thức sử dụng kháng sinh đóng góp cơ bản trong công cuộc bảo vệ người dùng khỏi tình trạng lạm dụng kháng sinh giúp hạn chế đề kháng kháng sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các sinh viên theo học các ngành Y Dược tại trường Đại học Y khoa Vinh; nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Có 48,1% sinh viên có hành vi tự ý sử dụng kháng sinh trong 1 năm qua; có 99,22% sinh viên có từng nghe về thuốc kháng sinh; nguồn thông tin về kháng sinh chủ yếu qua phương tiện truyền thông (75,83%); có 99,01% sinh viên dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ; có 95,29% sinh viên có thái độ đến bác sĩ khám để được kê đơn thuốc thích hợp; 88,6% sinh viên hoàn toàn tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Có 90,64% sinh viên sử dụng nước chín/nước đun sôi để nguội để uống thuốc và 80,3% sinh viên ngưng sử dụng thuốc kháng sinh khi hoàn tất chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất (80,3%). Kết luận: Sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh có kiến thức cũng như thái độ thực hành về sử dụng kháng sinh đạt ở mức cao. Việc trang bị kiến thức về kiến thức sử dụng kháng sinh thì sinh viên sẽ có thái độ tích cực và thực hành cũng như nhận thức trong việc tuân thủ nguyên tắc sử dụng kháng sinh cao hơn.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
34

Hạ, Chí Lộc, i Trọng Tuân Võ. "ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC DẠNG THỂ CHẤT Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH TRÊN SINH VIÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH". Tạp chí Y học Việt Nam 520, nr 1B (10.02.2023). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v520i1b.3923.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: nghiên cứu nhằm tìm mối tương quan giữa các dạng thể chất Y học cổ truyền và đặc điểm nhân cách trên sinh viên khoa Y học cổ truyền tại Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện trên 420 sinh viên ngành bác sỹ Y học cổ truyền tại Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 11/2021 đến tháng 05/2022. Dữ liệu được thu thập từ sinh viên bao gồm đặc điểm chung, đặc điểm thể chất Y học cổ truyền bằng bảng câu hỏi CCMQ, đặc điểm nhân cách bằng bảng câu hỏi EPI. Kết quả: Đặc điểm hướng ngoại có mối tương quan thuận mức độ thấp với các thể: thể chất Âm hư, thể chất Đàm thấp, thể chất Khí uất, thể chất Đặc biệt. Đặc điểm bất ổn thần kinh có mối tương quan thuận mức độ thấp với các thể: thể chất Khí hư, thể chất Âm hư, thể chất Đàm thấp, thể chất Thấp nhiệt, thể chất Huyết ứ, thể chất Đặc biệt. Tương quan thuận mức độ trung bình với thể chất Khí uất. Tương quan nghịch mức độ trung bình với thể chất Bình hòa. Kết luận: Các thể chất không cân bằng có mối tương quan thuận với đặc điểm bất ổn thần kinh, trong khi thể chất cân bằng có tương quan nghịch với đặc điểm bất ổn thần kinh. Có mối liên hệ giữa một số thể chất không cân bằng với đặc điểm hướng ngoại.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
35

Đỗ, Thị Thanh, Bảo Giang Kim, Bích Diệp Phạm, Thị Nga Nguyễn, Thị Quỳnh Trang Lê, Thị Miến Tạ, Thị Thu Trang Nguyễn i in. "THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM 6 NGÀNH BÁC SĨ ĐA KHOA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2021-2022". Tạp chí Y học Việt Nam 535, nr 1 (5.02.2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v535i1.8550.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Mô tả môi trường học tập của sinh viên (SV) Y6 hệ bác sĩ đa khoa về môi trương học tập tại Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2021-2022 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: mô tả cắt ngang trên 439 SV năm cuối bác sĩ đa khoa. Kết quả: Điểm số trung bình chung về môi trường học tập theo thang đo Dundee Ready Education Environment Measure (DREEM) là 128,23±15,50 (điểm tối đa là: 200). Trong 5 cấu phần, “đánh giá của SV về giảng viên” có điểm số cao nhất 32,02/44 điểm và “môi trường xã hội của SV” có số điểm thấp nhất là 16,71/28 điểm. Những SV có kinh tế gia đình bình thường thì có xu hướng đánh giá môi trường học tập tích cực cao hơn 1 so với SV có kinh tế gia đình là hộ nghèo (OR=12,06); SV có mức độ yêu nghề y có xu hướng đánh giá về môi trường học tập tích cực cao hơn (OR = 1,91). Khuyến nghị: Cần khuyến khích SV tham gia câu lạc bộ SV, tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng mềm giúp SV tự tin trong học tập và cuộc sống, đồng thời tạo ra môi trường xã hội tốt hơn, từ đó truyền cảm hứng nghề y, giúp SV học tập tốt hơn.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
36

Hoang, Giang. "TƯ CÁCH CHIẾN SĨ LẤN ÁT TƯ CÁCH NGHỆ SĨ CỦA CHỦ THỂ DIỄN NGÔN TRUYỆN NGẮN KHU VỰC TRUNG TÂM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 9, nr 2 (2.06.2023). http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2023/981.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Bất kì nền văn hoá, văn học nào, ở mọi yếu tố, cấp độ cũng có phần trung tâm và ngoại biên. Với văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng giai đoạn 1945 – 1975 cũng vậy. Trong truyện ngắn khu vực trung tâm (tập hợp những tác phẩm viết theo chủ trương đường lối của Đảng: cổ vũ, tuyên truyền cho cách mạng, thể hiện tinh thần yêu nước, bảo vệ chủ nghĩa xã hội) ở phương diện chủ thể diễn ngôn, có thể thấy tính quan phương chính thống bộc lộ rõ nét ngay từ tiếng nói của chủ thể diễn ngôn. Trong tiếng nói ấy, tư cách chiến sĩ lấn át tư cách nghệ sĩ là một nét đặc thù.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
37

Trúc, Nguyễn Bích Nhã. "CỔ MẪU HANG TRONG TIỂU THUYẾT MURAKAMI HARUKI". Tạp chí Khoa học 19, nr 8 (31.08.2022). http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.19.8.3544(2022).

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Sáng tác của Murakami Haruki thường mang tính ẩn dụ, gợi sự liên tưởng đến các chủ đề trong những câu chuyện huyền thoại của Nhật Bản và phương Tây. Nhà văn đã sử dụng sáng tạo các cổ mẫu để truyền đạt những thông điệp tư tưởng của mình. Hang là một trong số các cổ mẫu quan trọng, được nhà văn thường xuyên vận dụng để xây dựng không gian trong tiểu thuyết. Thông qua cổ mẫu hang, Murakami không chỉ thể hiện cách nhìn của ông về mô hình cấu tạo thế giới – không gian sống của con người, mà còn truyền tải tư tưởng về một thế giới tinh thần sâu kín và đa diện của con người hiện đại. Vận dụng phương pháp phê bình cổ mẫu và huyền thoại học cổ mẫu, bài viết hướng đến mục tiêu chỉ ra sự đa dạng của các dạng thức hang và khám phá những ý nghĩa sâu sắc mà cổ mẫu này gợi ra trong tiểu thuyết Murakami, qua khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu: Xứ sở kì diệu bạo tàn và chốn tận cùng thế giới, Biên niên kí chim vặn dây cót, 1Q84 và Giết chỉ huy đội kị sĩ.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
38

Lưu, Văn Tường, Thị Dung Đào i Viết Đa Đô Nguyễn. "THỰC TRẠNG MÒN RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG PHƯƠNG LIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2022". Tạp chí Y học Việt Nam 524, nr 1B (24.03.2023). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v524i1b.4734.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng mòn răng (mòn cổ răng và mòn mặt nhai) và một số yếu tố liên quan tới tình trạng này ở người cao tuổi tại phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 424 đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi (trên 60 tuổi) tại Trạm Y tế phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội từ ngày 1/11/2021 đến 30/11/2021. Số liệu được thu thập thông qua bảng hỏi có sẵn, tình trạng răng miệng của đối tượng nghiên cứu được các bác sĩ thuộc Bộ môn Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội khám và xác định. Kết quả: Tỷ lệ người cao tuổi mòn cổ răng là 69,3%, chủ yếu ở răng hàm nhỏ (59,2%). Tỷ lệ mòn mặt nhai là 69,1%, chủ yếu ở răng hàm lớn là 62,3%. Các yếu tố liên quan tới tình trạng mòn răng ở người cao tuổi là nghề nghiệp và tuổi. Người cao tuổi có triệu chứng ê buốt răng có nguy cơ: mòn cổ răng cao gấp 3,88 lần, mòn mặt nhai cao gấp 2,06 lần so với người không có ê buốt răng.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
39

Minh, Đào Quang. "Phân tích kết quả hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu trên bệnh nhân hồi sức tích cực: Kết quả bước đầu tại Bệnh viện Thanh Nhàn". Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 15.10.2023. http://dx.doi.org/10.52389/ydls.v18idbv.1953.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Phân tích kết quả triển khai hiệu chỉnh liều vancomycin theo quy trình giám sát nồng độ thuốc trong máu (TDM) trên bệnh nhân Hồi sức tích cực (HSTC) dựa trên AUC ước đoán theo phương pháp Bayesian (đối với truyền tĩnh mạch ngắt quãng) và nồng độ đích (áp dụng với truyền tĩnh mạch liên tục). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp trên 80 bệnh nhân sử dụng vancomycin tại Khoa HSTC, Bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 4 đến tháng 6/2023 thông qua hoạt động chuyên môn phối hợp giữa dược sĩ lâm sàng, bác sĩ và các điều dưỡng. Dựa trên kết quả định lượng nồng độ thuốc vancomycin trong máu của bệnh nhân, giá trị AUC được ước đoán theo phương pháp Bayesian trên phần mềm SmartdoseAI. Đối với truyền tĩnh mạch ngắt quãng, mức liều vancomycin được hiệu chỉnh liều nhằm đạt đích AUC 400-600mg.h/L. Đối với truyền tĩnh mạch liên tục, mức liều vancomycin được hiệu chỉnh liều nhằm đạt đích nồng độ 20-30mg/L. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng chế độ liều nạp và liều duy trì phù hợp theo hướng dẫn lần lượt là 75% và 88%. Nhưng tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ Vancomycin trong máu đạt đích đối với truyền tĩnh mạch ngắt quãng và liên tục tương đối thấp, lần lượt là 38,2% và 44,4%. Sau khi hiệu chỉnh liều, tỷ lệ đạt đích dược động học/dược lực học (PK/PD) đã tăng lên ở hai nhóm bệnh nhân lần lượt là 64,5% và 50%. Kết luận: Triển khai TDM vancomycin giúp nâng cao khả năng đạt đích AUC, phương pháp Bayesian có khả năng ước đoán giá trị AUC thuận tiện và phù hợp với thực hành lâm sàng trên bệnh nhân hồi sức. Cần tiếp tục tối ưu hóa chế độ liều ban đầu để giúp bệnh nhân đạt đích sớm hơn.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
40

Thanh Huyền, Lê, Trịnh Thị Hồng Nhung, Lê Đức Tâm, Nguyễn Đăng Vững i Trần Thị Thanh Thuỷ. "KIẾN THỨC PHÒNG BỆNH VIÊM GAN B CỦA SINH VIÊN PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TẠI THANH HÓA NĂM 2021 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN". Tạp chí Y học Việt Nam 515, nr 2 (23.06.2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v515i2.2764.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Sinh viên Phân hiệu trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh hóa là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus Viêm gan B thông qua các hoạt động thực hành nghề nghiệp tại bệnh viện. Họ là những nhân viên y tế tương lai và còn là những người sẽ tư vấn cho cộng đồng phòng tránh lây nhiễm và những hậu quả do virus viêm gan B gây ra. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên toàn bộ sinh viên bác sĩ đa khoa hệ chính quy đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 tại Phân hiệu Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên đạt về kiến thức phòng lây nhiễm HBV chiếm 63,2%, không đạt chiếm 36,8%; Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, năm học và tìm hiểu về bệnh với kiến thức về phòng lây nhiễm virus viêm gan B. Cần tăng cường tuyên truyền nhằm cung cấp, củng cố kiến thức và nhắc nhở sinh viên thực hành phòng lây nhiễm virus viêm gan B có hiệu quả.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
41

Huy Minh, Ngô, Bạch Quốc Khánh, Nguyễn Hà Thanh i Vũ Thị Hoàng Lan. "MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG". Tạp chí Y học Việt Nam 508, nr 2 (8.01.2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v508i2.1644.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu khoa học tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2016-2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu từ tháng 4-10/2021 với thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Đối tượng gồm 26 cán bộ nhân viên tham gia phỏng vấn và 425 đề tài, 280 bài báo khoa học của Viện từ 2016-2020. Kết quả: Có 425 đề tài được thực hiện tại Viện, có sự khác biệt về hoạt động NCKH giữa các khối, các trình độ học vấn và chuyên ngành đào tạo. Khối lâm sàng có số đề tài, bài báo và tỷ lệ nhân viên tham gia NCKH cao nhất. Tỷ lệ chủ nhiệm đề tài và tác giả bài báo cao nhất ở đối tượng bác sĩ (31% và 31,6%), thấp nhất ở đối tượng điều dưỡng (7,8% và 3,2%). Quan điểm, chiến lược, chính sách khuyến khích và kinh phí hỗ trợ NCKH của viện, vai trò của lãnh đạo khoa phòng, trình độ học vấn cao là các yếu tố cơ bản thúc đẩy NCKH tại viện. Kết luận: Quản lý, điều hành, tài chính và nhân lực là các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động NCKH tại Viện.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
42

Lê, Ngọc Quỳnh Thơ, Minh Xuân Đặng, Ngọc Thiên Hương Dương, Anh Vũ Hoàng i Thị Ngọc Diễm Võ. "VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN BRAF V600E TRONG CARCINÔM TUYẾN GIÁP DẠNG NHÚ QUY ƯỚC". Tạp chí Y học Việt Nam 529, nr 1 (25.08.2023). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v529i1.6270.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Đặt vấn đề: Đột biến BRAF là một hiện tượng thường gặp trong carcinôm tuyến giáp dạng nhú, bao gồm cả carcinôm tuyến giáp dạng nhú quy ước (cập nhật mới gọi là biến thể cổ điển) Tuy nhiên, mối liên quan giữa đột biến này với các yếu tố tiên lượng còn gây nhiều tranh cãi. Mục tiêu: (1) Xác định tỉ lệ đột biến BRAF trong carcinôm tuyến giáp dạng nhú cổ điển, được thực hiện bằng kỹ thuật giải trình tự gen theo phương pháp Sanger. (2) Đánh giá mối liên quan giữa đột biến này với các yếu tố tuổi, giới, đặc điểm đại thể và vi thể. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 38 trường hợp được tiến hành xác định tình trạng đột biến gen BRAF bằng kỹ thuật giải trình tự gen theo phương pháp Sanger. Các yếu tố tiên lượng trong carcinôm tuyến giáp dạng nhú cổ điển được đánh giá độc lập bởi hai bác sĩ giải phẫu bệnh bao gồm xâm nhập ngoài tuyến giáp vi thể, viêm giáp mạn tính và di căn hạch. Các đặc điểm không có sự thống nhất sẽ được hội chẩn với một bác sĩ giải phẫu bệnh có nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp. Các yếu tố khác như xâm nhập ngoài tuyến giáp trên đại thể, kích thước u, tuổi và giới được ghi nhận từ hệ thống bệnh án điện tử bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Kết quả: Tỉ lệ đột biến BRAF trong carcinôm tuyến giáp dạng nhú cổ điển là 81,6% và tất cả đều là đột biến BRAF V600E. Đột biến liên quan với giới nữ (p < 0,01), không có xâm nhập ngoài tuyến giáp trên đại thể (p < 0,01) và không liên quan với kích thước u, tình trạng đa ổ, xâm nhập ngoài tuyến giáp trên vi thể và di căn hạch (p > 0,05). Kết luận: Carcinôm tuyến giáp dạng nhú cổ điển có tỉ lệ đột biến BRAF V600E là 81,6%. Đột biến này không liên quan đến các yếu tố phát triển của u tại chỗ như kích thước u,đa ổ, xâm nhập ngoài tuyến giáp cũng như yếu tố phát triển ra ngoài tuyến giáp như di căn hạch. Đây là những bằng chứng ủng hộ giả thiết BRAF V600E là đột biến sinh ung hơn là yếu tố tiên lượng độc lập trong carcinôm tuyến giáp dạng nh
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
43

Đỗ, Tuấn Đạt, Thị Thu Hà Nguyễn i Thị Huyền Thương Phan. "KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ BỆNH VIÊM SINH DỤC Ở NỮ SINH VIÊN NĂM THỨ 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI". Tạp chí Y học Việt Nam 536, nr 1 (4.03.2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v536i1.8684.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức về bệnh viêm sinh dục của nữ sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Y Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 200 sinh viên nữ thuộc hệ Bác sĩ và Cử nhân chính quy năm thứ 4 Trường Đại học Y Hà Nội đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: 100% đối tượng biết đến bệnh viêm sinh dục: Tỷ lệ đối tượng nhận biết các triêu chứng của bệnh viêm sinh dục đạt từ 65-97%. Kiến thức về hậu quả của viêm sinh dục đạt từ 63,0-92,5%. Kiến thức về phòng tránh viêm sinh dục đạt từ 84,0-98%. Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục: các nguyên nhân gây bệnh từ 4,0-94,5%; các dấu hiệu mắc bệnh từ 93,5-96%; các cách phòng tránh bệnh từ 93-96%. Nguồn thông tin tiếp cận kiến thức về bệnh viêm sinh dục chiếm từ 3%- 31%. Phần lớn đối tượng có kiến thức chung về bệnh viêm sinh dục tốt chiếm 78%. Kết luận: Phần lớn đối tượng nghiên cứu có kiến thức tốt về bệnh viêm sinh dục.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
44

Anh, Lê Thỵ Phương, Nguyễn Thị Diễm Chi, Phạm Kiều Lộc, Bùi Bình Bảo Sơn, Trần Kiêm Hảo, Đào Văn Thắng, Nguyễn Đắc Lương i in. "Nhận xét vai trò của thay huyết tương trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống tổn thương đa cơ quan: báo cáo 2 trường hợp". Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 10.04.2022. http://dx.doi.org/10.47973/jprp.v6i1.401.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý có bản chất tự miễn, tổn thương đa cơ quan. Trong một số trường hợp, bệnh Lupus có diễn biến nhanh chóng, tấn công ồ ạt các cơ quan, gây suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong. Việc điều trị theo các phác đồ thường quy như truyền methylprednisolone và cyclophosphamide đôi khi không kịp để làm giảm độ hoạt động cũng như diễn tiến của bệnh, vì vậy liệu pháp thay huyết tương hiện là một phương pháp được chỉ định trong các trường hợp Lupus ban đỏ nặng và bước đầu cho thấy những kết quả khả quan. Chúng tôi báo cáo hai trường hợp Lupus ban đỏ trẻ em tổn thương đa cơ quan (thần kinh, huyết học, thận, tim mạch, gan, tụy) nhằm cung cấp thêm kinh nghiệm lâm sàng cho các bác sĩ Nhi khoa trong chỉ định thay huyết tương ở bệnh nhi Lupus ban đỏ hệ thống.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
45

Anh, Lê Thỵ Phương, Nguyễn Thị Diễm Chi, Phạm Kiều Lộc, Bùi Bình Bảo Sơn, Trần Kiêm Hảo, Đào Văn Thắng, Nguyễn Đắc Lương i in. "Nhận xét vai trò của thay huyết tương trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống tổn thương đa cơ quan: báo cáo 2 trường hợp". Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 10.04.2022. http://dx.doi.org/10.47973/jprp.v6i1.401.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý có bản chất tự miễn, tổn thương đa cơ quan. Trong một số trường hợp, bệnh Lupus có diễn biến nhanh chóng, tấn công ồ ạt các cơ quan, gây suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong. Việc điều trị theo các phác đồ thường quy như truyền methylprednisolone và cyclophosphamide đôi khi không kịp để làm giảm độ hoạt động cũng như diễn tiến của bệnh, vì vậy liệu pháp thay huyết tương hiện là một phương pháp được chỉ định trong các trường hợp Lupus ban đỏ nặng và bước đầu cho thấy những kết quả khả quan. Chúng tôi báo cáo hai trường hợp Lupus ban đỏ trẻ em tổn thương đa cơ quan (thần kinh, huyết học, thận, tim mạch, gan, tụy) nhằm cung cấp thêm kinh nghiệm lâm sàng cho các bác sĩ Nhi khoa trong chỉ định thay huyết tương ở bệnh nhi Lupus ban đỏ hệ thống.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
46

Nguyễn, Ước Nguyện, Minh Hà Nguyễn, Quốc Đạt Ngô, Hưng Thịnh Nguyễn i Hữu Ngọc Tuấn Nguyễn. "XÂY DỰNG QUY TRÌNH REAL-TIME PCR HIGH RESOLUTION MELTING XÁC ĐỊNH BIẾN THỂ DPYD*2A TRÊN GEN DYPD LIÊN QUAN CHUYỂN HOÁ THUỐC FLUOROPYRIMIDINES". Tạp chí Y học Việt Nam 534, nr 1 (15.01.2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v534i1.8093.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Giới thiệu: Biến thể di truyền DPYD*2A trên gen DPYD gây ra sự suy giảm chức năng enzyme dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD), ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyển hoá thuốc fluoropyrimidines trong tế bào cũng như sự tích luỹ độc tính, đe doạ tính mạng người dùng. Hiệp hội Dược Di truyền (CPIC) đã khuyến cáo rằng các bệnh nhân cần được thực hiện xét nghiệm xác định biến thể DPYD*2A trước khi tiếp nhận điều trị với fluoropyrimidines. Hiện nay, các xét nghiệm kỹ thuật phân tử đóng vai trò quan trọng trong xác định biến thể di truyền, tuy nhiên, do chi phí thực hiện còn cao, nhiều bệnh nhân chưa thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện. Vấn đề này cũng dẫn đến sự chần chừ và trì hoãn của các bác sĩ lâm sàng trong việc ra chỉ định xét nghiệm và điều chỉnh liều fluoropyrimidine ban đầu. Việc xây dựng một quy trình kỹ thuật phân tử tiện lợi, tiết kiệm thời gian, với mức giả phải chăng và vẫn đảm bảo độ tin cậy cao như real-time PCR High resolution melting (HRM) xác định biến thể DPYD*2A là kịp thời và cần thiết trong hỗ trợ bác sĩ lâm sàng quản lý hiệu quả tình trạng ngộ độc fluoropyrimidines cũng như giúp bệnh nhân ung thư loại bỏ gánh nặng kinh tế khi thực hiện xét nghiệm di truyền. Mục tiêu: Xây dựng quy trình real-time PCR HRM xác định biến thể DPYD*2A trên gen DPYD liên quan chuyển hoá fluoropyrimidines. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Xây dựng các DNA plasmid chứng giả lập các kiểu gen biến thể DPYD*2A bằng phương pháp tạo đột biến có định hướng và tạo dòng từ chính mẫu máu người tình nguyện tham gia nghiên cứu. Ứng dụng phần mềm tin-sinh học thiết kế cặp đoạn mồi và tiến hành đánh giá độ đặc hiệu đoạn mồi đã thiết kế khi tham gia phản ứng khuếch đại vùng gen DPYD quan tâm. Tiến hành đánh giá độ chính xác và khả năng phân biệt tốt các kiểu gen biến thể DPYD*2A. Kết quả: Đã tạo thành công DNA plasmid alen G (wild-type) và alen A (biến thể) để đóng vai trò là các mẫu chứng kiểu gen biến thể DPYD*2A. Đã xây dựng thành công quy trình real-time PCR HRM xác định biến thể DPYD*2A trên gen DPYD, cụ thể: (i) Quy trình xây dựng có khả năng phân biệt thành công 3 loại kiểu gen khi phân tích bằng biểu đồ derivative melt curves, aligned melt curves và difference plot; (ii) Quy trình xây dựng có kết quả Tm đạt độ chụm cao khi phân tích với DNA plasmid chứng với %CV từ 0,05 đến 0,06%. Kết luận: Quy trình xây dựng được có thể đưa vào ứng dụng xác định biến thể DPYD*2A trong nghiên cứu. Bước đầu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để khảo sát đặc điểm di truyền DPYD*2A ở quần thể người Việt Nam.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
47

Dương, Dương Chí Thiện, Mạnh Khôi Trang i Hoàng Hiếu Trần. "NGUYÊN ỦY BẤT THƯỜNG CỦA ĐỘNG MẠCH MU CHÂN VÀ MỐI TƯƠNG QUAN LÂM SÀNG". Tạp chí Y học Việt Nam 528, nr 2 (7.08.2023). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v528i2.6138.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Đặt vấn đề: Sự phát triển của hệ thống mạch máu chi dưới rất phức tạp và dễ bị biến đổi về mặt giải phẫu. Trên thế giới đã có nhiều các nghiên cứu về biến thể của động mạch mu chân. Nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào báo cáo về các dị dạng cũng như nguyên ủy bất thường của động mạch mu chân. Mục tiêu: Báo cáo một trường hợp hiếm gặp về nguyên ủy của động mạch mu chân từ sự kết hợp của động mạch mác và động mạch chày trước. Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca được thực hiện trên 15 tử thi ngâm formol có vùng chi dưới còn nguyên vẹn chưa phẫu tích tại Bộ môn Giải Phẫu – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu động mạch mu chân ở người Việt Nam” chúng tôi phẫu tích 15 xác (30 chi dưới) được xử lí formalin, trong đó ghi nhận 2 trường hợp, chi dưới bên phải của một xác giới tính nữ 72 tuổi mã số xác 605 và chi dưới bên trái của một xác giới tính nam 60 tuổi mã số xác 581 có một biến thể giải phẫu hiếm gặp hiện tại chưa từng báo cáo ở Việt Nam. Trường hợp này nguyên ủy của động mạch mu chân xuất phát từ sự kết hợp của động mạch chày trước và động mạch mác thay vì động mạch chày trước như trong y văn. Kết luận: Sự thay đổi của các biến thể động mạch xung quanh vùng cổ bàn chân rất quan trọng đối với các bác sĩ chỉnh hình, phẫu thuật mạch máu và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh trong việc thực hiện các thủ thuật phẫu thuật và phân tích hình ảnh học. Nên việc chụp động mạch trước phẫu thuật để khảo sát các dạng biến thể giải phẫu trong đường đi và phân bố của ĐMMC là cần thiết để tránh những rủi ro không đáng có.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
48

Thu Thủy, Lâm, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Hoàng Ngân i Lê Minh Hoàng. "ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CẤP CỦA BÀI THUỐC QUYÊN TÝ THANG GIA GIẢM TRÊN MÔ HÌNH GÂY PHÙ CHÂN CHUỘT BẰNG CARRAGEENIN". Tạp chí Y học Việt Nam 519, nr 2 (13.11.2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v519i2.3609.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Đặt vấn đề: Quyên tý thang gia giảm (QTTGG) là một bài thuốc nghiệm phương dựa trên bài thuốc cổ phương Quyên tý thang gia giảm đã được sử dụng trên các bệnh nhân đau nhức xương khớp tới khám và điều trị tại bệnh viện Y Dược cổ truyền Kiên Giang cho kết quả hết sức khả quan. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm làm rõ hơn cơ chế giảm đau thông qua tác dụng chống viêm cấp của bài thuốc trên động vật thực nghiệm tạo cơ sở cho bác sĩ lâm sàng trong điều trị, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống viêm cấp của bài thuốc quyên tý thang gia giảm trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenin. Phương pháp nghiên cứu: Tác dụng chống viêm cấp được đánh giá trên mô hình gây phù chân chuột bằng Carrageenin, theo phương pháp của Winter và CS. Kết quả: Quyên tý thang gia giảm dùng liều 11,8g/kg/ngày và 23,6g/kg/ngày có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng Carragenin thông qua các chỉ tiêu: Làm giảm thể tích phù viêm bàn chân chuột (p < 0,01 so với nhóm chứng), với liều 23,6g/kg/ngày có tác dụng kháng viêm cấp tương đương Diclofenac liều 15mg/kg/ngày (p > 0,05); Tỷ lệ % ức chế phù viêm cấp ở 02 lô dùng quyên tý thang gia giảm tương đương so với lô dùng Diclofenac liều 15mg/kg/ngày (p > 0,05). Kết luận: Quyên tý thang gia giảm có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng Carragenin.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
49

Lê, Thị Hồng Anh, Thị Cúc Nguyễn, Duy Anh Trần, Thị Thu Hà Trần, Duy Tân Nguyễn, Phương Thảo Lê, Quốc Nhật Nguyễn i in. "PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HIỆU CHỈNH LIỀU VANCOMYCIN THÔNG QUA GIÁM SÁT NỒNG ĐỘ THUỐC TRONG MÁU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ƯỚC ĐOÁN AUC THEO BAYES TRÊN BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG". Tạp chí Y học Việt Nam 538, nr 3 (15.05.2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9608.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Khảo sát kết quả triển khai giám sát nồng độ (TDM) và hiệu chỉnh liều vancomycin dựa trên giá trị AUC theo ước đoán Bayes và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt đích PK/PD của vancomycin trên bệnh nhân người lớn tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp thông qua phối hợp chuyên môn giữa dược sĩ lâm sàng và bác sĩ điều trị theo quy trình được bệnh viện phê duyệt. Bệnh nhân được chỉ định sử dụng vancomycin, giám sát nồng độ và hiệu chỉnh liều nhằm đạt giá trị AUC mục tiêu từ 400 – 600 mg.h/L. Kết quả nghiên cứu: Tổng cộng có 120 bệnh nhân được lựa chọn trong nghiên cứu. Tỷ lệ đạt đích AUC tại lần định lượng đầu tiên là 45,0% và tăng lên 83,3% và 97,2% sau khi hiệu chỉnh liều và định lượng lại ở lần thứ 2 và thứ 3. Bệnh nhân sốt giảm bạch cầu trung tính có độ thanh thải vancomycin (Clvan) cao hơn (5,65 và 3,87 L/h, p < 0.001) và giá trị AUC thấp hơn rõ rệt so với nhóm còn lại (412,83 và 475,76; p = 0.006) dẫn đến nguy cơ thiếu liều kháng sinh. Tuổi > 60 và độ thanh thải creatinin > 90 mL/phút đều được ghi nhận ảnh hưởng rõ rệt đến Clvan và khả năng đạt đích AUC. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của việc giám sát nồng độ và hiệu chỉnh liều vancomycin theo phương pháp Bayes, đặc biệt với các bệnh nhân cao tuổi, có chức năng thận cao và có sốt giảm bạch cầu trung tính để giúp tối ưu liều, đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm thiểu độc tính của vancomycin trong thực hành lâm sàng Huyết học.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
50

Mai, Trần Thị Ngọc, Đỗ Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Tuyến i Lê Thị Hằng. "3. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, NĂM 2023". Tạp chí Y học Cộng đồng 65, nr CD2 (8.04.2024). http://dx.doi.org/10.52163/yhc.v65icd2.1007.

Pełny tekst źródła
Streszczenie:
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp. Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng. Kết quả và kết luận: - Mức độ hiểu biết kiến thức chung về bệnh THA của người bệnh (BN): 56,9% NB có kiến thức đạt về điều trị bệnh THA trong đó chỉ 50,0% có kiến thức đạt về chỉ số THA, 52,9% kể đúng, đủ các yếu tố nguy cơ dẫn tới THA và chỉ có 35,1% hiểu đúng về dấu hiệu của bệnh THA cần nhập viện ngay. 95,1% NB trả lời đúng về nguyên tắc dùng thuốc điều trị THA là uống liên tục, lâu dài theo chỉ định của bác sĩ. 88,6% NB trả lời đúng về nguyên tắc điều trị THA là dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống và có 61,7% có kiến thức đúng về lối sống sinh hoạt. - Mức độ thực hành về tuân thủ điều trị THA của NB: 60,6% NB đo HA hàng ngày, 57,4% NB thực hiện chế độ ăn giảm mặn, 32,9% tập thể dục hàng ngày và đặc biệt chỉ có 24,3% thực hiện tốt các biện pháp để đề phòng THA kịch phát. 76,9% NB không quên uống thuốc, 68,9% không tự ý cắt giảm, 75,4% không ngừng thuốc khi thấy đã kiểm soát được các triệu chứng và có 46,9% NB quên mang theo thuốc khi đi chơi hoặc đi du lịch. Kiến nghị: Tăng cường công tác truyền thông giáo dục chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bệnh tăng huyết áp về kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị.
Style APA, Harvard, Vancouver, ISO itp.
Oferujemy zniżki na wszystkie plany premium dla autorów, których prace zostały uwzględnione w tematycznych zestawieniach literatury. Skontaktuj się z nami, aby uzyskać unikalny kod promocyjny!

Do bibliografii