Articoli di riviste sul tema "Ngôn ngữ"

Segui questo link per vedere altri tipi di pubblicazioni sul tema: Ngôn ngữ.

Cita una fonte nei formati APA, MLA, Chicago, Harvard e in molti altri stili

Scegli il tipo di fonte:

Vedi i top-50 articoli di riviste per l'attività di ricerca sul tema "Ngôn ngữ".

Accanto a ogni fonte nell'elenco di riferimenti c'è un pulsante "Aggiungi alla bibliografia". Premilo e genereremo automaticamente la citazione bibliografica dell'opera scelta nello stile citazionale di cui hai bisogno: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver ecc.

Puoi anche scaricare il testo completo della pubblicazione scientifica nel formato .pdf e leggere online l'abstract (il sommario) dell'opera se è presente nei metadati.

Vedi gli articoli di riviste di molte aree scientifiche e compila una bibliografia corretta.

1

Nguyễn Thị Như Điệp e Trịnh Khánh Linh. "Truyện ngắn Lý Lan và Y Ban từ góc nhìn lí thuyết độ khó của văn bản". Journal of Science and Technology 6, n. 3 (25 gennaio 2024): 12. http://dx.doi.org/10.55401/txthdt63.

Testo completo
Abstract (sommario):
Từ lâu, trên thế giới, độ khó của văn bản đã được nghiên cứu trong cả lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng và ngôn ngữ học tính toán; trong đó, các nghiên cứu chủ yếu cho tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác với nhiều kết quả ứng dụng cao.Bài viết phần lớn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm khảo sát các yếu tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến độ khó của truyện ngắn Lý Lan và Y Ban từ góc nhìn lí thuyết độ khó của văn bản. Qua khảo sát và phân tích bộ ngữ liệu gồm 62 truyện ngắn của Lý Lan và Y Ban, cho thấy, cấp độ khó truyện ngắn Lý Lan và Y Ban ở mức cấp độ khó “trung bình”. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra các đề xuất nhằm sử dụng ngữ liệu ở các lớp, cấp học phù hợp; cập nhật vào kho ngữ liệu tiếng Việt nghiên cứu về độ khó của văn bản; đề xuất kết hợp khung lí thuyết này vào ứng dụng thực tiễn giảng dạy, biên soạn giáo trình và xác định đặc trưng phong cách tác giả ở góc nhìn định lượng. ® 2023 Journal of Science and Technology - NTTU
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
2

Điệp, Nguyễn Thị Như, e Trịnh Khánh Linh. "Truyện ngắn Lý Lan và Y Ban từ góc nhìn lí thuyết độ khó của văn bản". Journal of Science and Technology 6, n. 3 (13 novembre 2023): 12. http://dx.doi.org/10.55401/jst.v6i3.2178.

Testo completo
Abstract (sommario):
Tóm tắt Từ lâu, trên thế giới, độ khó của văn bản đã được nghiên cứu trong cả lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng và ngôn ngữ học tính toán; trong đó, các nghiên cứu chủ yếu cho tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác với nhiều kết quả ứng dụng cao.Bài viết phần lớn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm khảo sát các yếu tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến độ khó của truyện ngắn Lý Lan và Y Ban từ góc nhìn lí thuyết độ khó của văn bản. Qua khảo sát và phân tích bộ ngữ liệu gồm 62 truyện ngắn của Lý Lan và Y Ban, cho thấy, cấp độ khó truyện ngắn Lý Lan và Y Ban ở mức cấp độ khó “trung bình”. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra các đề xuất nhằm sử dụng ngữ liệu ở các lớp, cấp học phù hợp; cập nhật vào kho ngữ liệu tiếng Việt nghiên cứu về độ khó của văn bản; đề xuất kết hợp khung lí thuyết này vào ứng dụng thực tiễn giảng dạy, biên soạn giáo trình và xác định đặc trưng phong cách tác giả ở góc nhìn định lượng. ® 2023 Journal of Science and Technology - NTTU
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
3

Thi, Lê Lâm, e Thị Xuân Dung Đỗ. "ỨNG DỤNG NGÔN NGỮ HỌC NGỮ LIỆU VÀO GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ: GIẢNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUA NGỮ LIỆU SONG NGỮ ANH – VIỆT". Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 130, n. 6E (22 luglio 2021): 67–81. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v130i6e.6386.

Testo completo
Abstract (sommario):
Trong thời đại phát triển toàn cầu trên nền tảng công nghiệp 4.0 hiện nay, cùng với những phát triển của các ngành khoa học có ứng dụng công nghệ thông tin khác, ngôn ngữ học ngữ liệu ngày càng khẳng định được ưu thế của mình trong việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ. Nhờ có các kho ngữ liệu với các tính năng cung cấp nguồn ngữ liệu phong phú và có hệ thống, phương thức nghiên cứu ngôn ngữ cũng thay đổi rất nhiều. Từ việc nghiên cứu từng ví dụ đơn lẻ trong từ điển, các nhà ngôn ngữ học có thể tìm được trong khối liệu những trích dẫn về từ và cụm từ cần thiết trong hàng loạt văn bản trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những ứng dụng của kho ngữ liệu trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ vẫn còn hạn chế. Bài báo này sẽ thảo luận tiềm năng sử dụng, khai thác kho ngữ liệu song ngữ Anh – Việt trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, đặc biệt chú ý đến ứng dụng ngữ liệu song ngữ trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Việt. Bài báo cũng sẽ mô tả một số hoạt động thực tế về việc sử dụng ngữ liệu song ngữ để dạy từ vựng tiếng Việt trong bối cảnh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Từ đó, bài báo cáo chỉ ra tính hữu dụng của kho ngữ liệu song ngữ Anh - Việt đối với việc dạy và học từ vựng tiếng Việt.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
4

Mơ, Trần Thị Mộng. "HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NỮ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHẬT CHIÊU Trần Thị Mộng Mơ". Tạp chí Khoa học 18, n. 4 (30 aprile 2021): 634. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.18.4.3013(2021).

Testo completo
Abstract (sommario):
Ngôn ngữ có tầm quan trọng trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, và chiều sâu nội tâm phong phú của con người. Bản thân ngôn ngữ không mang tính chất kì ảo nhưng dưới bàn tay sáng tạo của mình, Nhật Chiêu đã chọn lựa, nhào nặn, tinh luyện để tạo nên ngôn ngữ vô cùng độc đáo khi miêu tả về hình tượng người nữ. Truyện ngắn của Nhật Chiêu thường là một tổ chức ngôn ngữ chứa đựng nhiều từ ngữ độc lạ, các phó từ kết hợp với động từ mạnh, nhân vật nữ miêu tả như một mã kí hiệu phức tạp, được viết tắt và người đọc cần phải giải mã nó. Hướng nghiên cứu của bài viết chủ yếu đưa ra cái nhìn tổng quát của Nhật Chiêu khi xây dựng nhân vật nữ bằng các thủ pháp ngôn ngữ mang tính hiện đại và kì ảo. Nhà văn không chỉ gắn kết các nhân vật nữ thành những mã biểu tượng, để họ cùng tham gia vào sự kiện thể hiện chủ đề của tác phẩm, mà còn phản ánh được sự đa dạng, nhiều chiều trong thế giới tinh thần của họ.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
5

Điệp, Nguyễn Thị Như, e Trần Thị Phương Lý. "Ứng dụng độ khó của văn bản trong việc giảng dạy ngôn ngữ". TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG, ĐẶC BIỆT (24 dicembre 2022): 546–54. http://dx.doi.org/10.59294/hiujs.vol..2022.427.

Testo completo
Abstract (sommario):
Độ khó của văn bản, đặc biệt là trong tiếng Anh, đã được nghiên cứu từ cuối thế kỷ thứ 19 với hàng trăm ngàn công trình được công bố cùng với các đề xuất ứng dụng thực tiễn. Hiện nay vấn đề này vẫn được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu không chỉ trong tiếng Anh mà còn nhiều ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc nghiên cứu “Độ khó của văn bản” vẫn chưa được khai thác nhiều trong việc giảng dạy ngôn ngữ nhằm đưa các giải pháp ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế. Trên cơ sở thừa kế các nghiên cứu về độ khó của văn bản, bài viết trước hết trình bày tổng quan về độ khó của văn bản và các yếu tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến độ khó của văn bản. Từ đó, dưới góc độ ứng dụng độ khó của văn bản trong thực tiễn, bài viết phân tích các yếu tố ngôn ngữ trên 3 cấp độ ngôn ngữ: “Từ”; “Câu”; và “Văn bản” bằng các nghiên cứu điển hình trong tiếng Anh và tiếng Việt như là các điển cứu minh họa; trên cơ sở này, bài viết đề xuất các giải pháp ứng dụng độ khó của văn bản trong việc dạy ngôn ngữ nói chung, tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng tại Việt Nam hiện nay.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
6

Ninh, Nguyễn Thị. "Vài nét đổi mới ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số trường hợp tiêu biểu)". Tạp chí Khoa học 16, n. 2 (24 settembre 2019): 30. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.16.2.2453(2019).

Testo completo
Abstract (sommario):
Bài viết chú ý đến hai xu hướng đổi mới ngôn ngữ nổi bật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đó là sự đa dạng hóa ngôn ngữ bằng việc kết hợp ngôn từ Việt với ngôn từ ngoại lai, cập nhật ngôn ngữ đời thường và kết hợp nhiều kênh ngôn ngữ khác trong sự song hành cùng xu hướng thơ hóa ngôn ngữ văn xuôi. Đây là những cách tân góp phần đem đến khả năng và triển vọng biểu đạt mới cho thể loại.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
7

Chu, Phong Lan, e Thị Huyền Trang Phan. "MỘT SỐ LỖI CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG VIỆT NHƯ MỘT NGÔN NGỮ DI SẢN: TRƯỜNG HỢP ĐỐI TƯỢNG HÀN - VIỆT". VNU Journal of Foreign Studies 39, n. 5 (31 ottobre 2023): 145–55. http://dx.doi.org/10.63023/2525-2445/jfs.ulis.5096.

Testo completo
Abstract (sommario):
Ngôn ngữ di sản hay ngôn ngữ tổ tiên (heritage language) là thuật ngữ xuất hiện gần đây nhưng đã trở thành một xu hướng mới trong nghiên cứu. Bên cạnh là một ngoại ngữ, trong nhiều cộng đồng, tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ di sản được giảng dạy, bảo tồn và gìn giữ. Bài viết khảo sát nhóm sinh viên Hàn Quốc học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ di sản để tìm hiểu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ chiếm ưu thế (tiếng Hàn) lên ngôn ngữ di sản (tiếng Việt) và khả năng thành thạo ngôn ngữ di sản của nhóm đối tượng này đối với kết cấu vận động tiếng Việt. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy một số lỗi mà một người nói ngôn ngữ di sản mắc phải như sau: lỗi không phân biệt được cái loại thành tố Hướng trong kết cấu vận động, lỗi không nhận diện được trật tự các thành phần câu tiếng Việt, và lỗi về trật tự các thành tố trong động ngữ dẫn đến lỗi sai về logic, ngữ nghĩa của câu.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
8

Cường, Lê Khắc. "Ngôn ngữ báo chí tiếng Việt hiện đại: Bước chuyển mình mạnh mẽ". TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG, ĐẶC BIỆT (24 dicembre 2022): 599–606. http://dx.doi.org/10.59294/hiujs.vol..2022.434.

Testo completo
Abstract (sommario):
Ngôn ngữ báo chí được công nhận như một phong cách chức năng ngôn ngữ của tiếng Việt từ những năm 1990. Với sự bùng nổ truyền thông cuối thiên niên kỷ thứ hai trên thế giới và không khí đổi mới sau năm 1986 tại Việt Nam, báo chí tiếng Việt đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Cùng với văn chương, phong cách báo chí ngày càng thể hiện vai trò của mình trong hệ thống các phong cách ngôn ngữ gọt giũa của tiếng Việt. Đấy là một phong cách ngôn ngữ hiện đại vừa gần gũi với người đọc, nhất là công chúng trẻ, vừa hướng đến chuẩn mực. Khá nhiều từ ngữ mới ra đời, hầu hết xuất phát từ báo chí, truyền thông rồi sau đó du nhập vào vốn từ chung của toàn dân. Câu trên báo chí ngày càng đa dạng, phong phú và nhìn chung là ngắn gọn hơn, hiện đại hơn. Bên cạnh đó, ngôn ngữ báo chí cũng bộc lộ những bất cập như lạm dụng từ ngữ nước ngoài, tiêu đề trên một số phương tiện truyền thông ngày càng dài, thiếu gọt giũa và không phản ánh nội dung chính của bài báo,… cần được nhận diện và có biện pháp điều chỉnh, định hướng để giúp cho phong cách báo chí phát triển mạnh hơn và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
9

Đặng, Thị Thu Hiền. "Ứng dụng của ngôn ngữ học khối liệu trong nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ qua ví dụ đối với tiếng Đức". Can Tho University Journal of Science 57, n. 4 (26 agosto 2021): 215–22. http://dx.doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.130.

Testo completo
Abstract (sommario):
Sự phát triển vượt bậc của khoa học máy tính có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đường hướng nghiên cứu ngôn ngữ học vào giữa những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Với việc xây dựng các ngân hàng ngữ liệu bao gồm các văn bản điện tử đại diện cho một ngôn ngữ nhất định (khối liệu), các nhà ngôn ngữ học có thể nhanh chóng tiếp cận và tìm kiếm ngữ liệu thực cho các đề tài nghiên cứu của mình trên nền tảng các khối liệu có dung lượng khổng lồ. Nhìn thấy được tiềm năng của khối liệu đối với việc giảng dạy và nghiên cứu về giảng dạy ngoại ngữ, nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới cũng đã xây dựng “khối liệu người học”. Bài viết dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng quan về khối liệu, khối liệu người học và khả năng ứng dụng của nó trong nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ thông qua ví dụ đối với tiếng Đức.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
10

Nguyễn Thị, Như. "Chính sách ngôn ngữ của Singapore". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 4, n. 8 (7 aprile 2021): 29–35. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2018/247.

Testo completo
Abstract (sommario):
Singapore là quốc gia đa ngôn ngữ, vì thế chính sách về ngôn ngữ gắn liền với các kế hoạch của chính phủ. Hiện nay, Chính phủ Singapore duy trì đa dạng ngôn ngữ, tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ trong cộng đồng nói các ngôn ngữ đó thông qua hệ thống giáo dục. Bài viết giới thiệu, tổng thuật về chính sách ngôn ngữ của Singapore và tập trung làm rõ ba vấn đề: (1). Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ của Singapore; (2). Một số nội dung cơ bản về chính sách ngôn ngữ ở Singapore; (3). Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách ngôn ngữ và giải pháp của chính phủ Singapore.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
11

Lê Huy, Bắc. "NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 2, n. 3 (26 febbraio 2021): 15–21. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2016/64.

Testo completo
Abstract (sommario):
Triết học ngôn ngữ nghiên cứu những vấn đề thuộc về bản chất ngôn ngữ và sự tác động của ngôn ngữ đến đời sống con người. Những nghiên cứu hiện đại và hậu hiện đại của nó đã đặt ngôn ngữ vào vị trí vô cùng quan trọng trong giao tiếp và tri nhận thế giới. Theo đó, các bậc thầy của triết học ngôn ngữ khẳng định ngôn ngữ có sức sống nội tại, luôn chuyển dịch nghĩa trong giao tiếp. Đặc biệt họ cũng đưa ra cảnh báo rằng trong kỉ nguyên kĩ trị, ngôn ngữ có nguy cơ biến con người thành nô lệ của nó, bởi cách sử dụng luôn tuân thủ tập quán đã được lưu giữ trong nó tự bao đời nay.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
12

Tuấn, Vũ Văn, e Trương Hải Linh. "BELIEFS ABOUT ENGLISH LANGUAGE LEARNING OF FIRST YEAR STUDENTS AT HANOI LAW UNIVERSITY". TNU Journal of Science and Technology 227, n. 06 (30 aprile 2022): 82–90. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.5796.

Testo completo
Abstract (sommario):
Trong các lĩnh vực nghiên cứu thái độ của con người với việc học ngôn ngữ đều đánh giá cao quan điểm cá nhân như là phương tiện để hiểu biết một cách toàn diện. Bài viết này nghiên cứu thái độ của sinh viên ngôn ngữ Anh đối với việc học ngôn ngữ thứ hai, cụ thể là tiếng Anh. Phương pháp định lượng miêu tả sử dụng phiếu điều tra do người nghiên cứu thiết kế tập trung xem xét 5 nhân tố cụ thể đó là năng khiếu học ngôn ngữ, khó khăn của việc học ngôn ngữ, bản chất của việc học ngôn ngữ, chiến lược học và giao tiếp ngôn ngữ, kỳ vọng và động lực học ngôn ngữ. 192 sinh viên ngôn ngữ Anh năm thứ nhất học kỳ 1 năm học 2021-2022 tại trường Đại học Luật Hà Nội tham gia trả lời phiếu điều tra. Kết quả chỉ ra rằng sinh viên ngôn ngữ Anh năm thứ nhất đã trải nghiệm thời gian dài học tiếng Anh trước đó, bởi vậy những sinh viên này có thái độ tích cực trong việc học tiếng Anh. Ngoài ra, sự khác biệt về giới tính không có ảnh hưởng đến các quan điểm về học ngôn ngữ Anh. Phát hiện của nghiên cứu giúp cho quản trị trường học đổi mới chính sách giảng dạy tiếng Anh, điều chỉnh thực tiễn sư phạm của giảng viên và cung cấp nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu trong tương lai.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
13

Nguyễn Thị, Hồng Chuyên, Quỳnh Hoa Nguyễn Thị e Mai Hương Bùi Thị. "ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ MẠNG CỦA SINH VIÊN NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẤU TRÚC (QUA MỘT SỖ DIỄN ĐÀN)". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 6, n. 18 (26 gennaio 2021): 83–89. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2020/414.

Testo completo
Abstract (sommario):
Bài báo dựa trên các lí luận liên quan đến phương ngữ xã hội và ngôn ngữ mạng; sinh viên và bối cảnh văn hoá để tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ mạng của sinh viên (SV) từ bình diện cấu trúc ở các khía cạnh như: tiếng lóng, chêm xen ngôn ngữ thứ hai trong tương tác, kết cấu mới. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận định: Ngôn ngữ mạng của SV trên bình diện cấu trúc thể hiện sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ và sự vận động của thời đại được thể hiện qua ngôn ngữ của sinh viên.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
14

Thảo, Trần Thị. "SO SÁNH ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - MỘT SỐ ÁP DỤNG TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH". TNU Journal of Science and Technology 228, n. 04 (27 febbraio 2023): 82–91. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7182.

Testo completo
Abstract (sommario):
Hành động ngôn từ là một phần của ngữ dụng học, trong hành động ngôn từ có những mục đích nhất định vượt ra khỏi các từ và cụm từ khi một người nói điều gì đó. Hành động cầu khiến là một nhánh của hành động ngôn từ, và cũng là một trong những hành động chính của ngôn ngữ. Việc hiểu rõ hành động cầu khiến đóng vai trò quan trọng trong việc nắm vững ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như ngôn ngữ thứ hai. Hành động cầu khiến ở mỗi một ngôn ngữ đều có nét tương đồng và sự khác biệt nhất định. Đây là nghiên cứu về sự khác nhau giữa hành động cầu khiến trong tiếng Anh và tiếng Việt. Mục đích là để so sánh một số khía cạnh của các câu hội thoại đã được thu thập trong hai ngôn ngữ. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp khảo sát các diễn ngôn để tìm ra sự khác biệt và tương đồng giữa tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc độ bản chất của hành động ngôn ngữ đó trong bối cảnh văn hóa của từng ngôn ngữ. Kết quả của nghiên cứu đã bóc tách sự tương đồng trong cấu trúc, cảm xúc, ngữ điệu định trong hai ngôn ngữ. Sự tường minh đó sẽ giúp việc giảng dạy tiếng Anh cũng như trong việc dịch các bản dịch có chứa hành động cầu khiến trong cả tiếng Anh và tiếng Việt ít nhiều trở nên dễ dàng hơn. Để cho được cụ thể hơn, dù tác giả có xu hướng kết hợp sử dụng các loại hành động lời nói với nhau, đa số các nhóm lời nói vẫn được trình bày theo hướng tách biệt.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
15

Vũ Thị Phương Thảo, Nguyễn Đức Minh, Đỗ Thanh Thanh Tú, Nguyễn Việt Linh Anh e Lê Thị Phương Anh. "CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG CHUYỂN MÃ NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH". Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, n. 73 (4 ottobre 2023): 84–93. http://dx.doi.org/10.56844/tckhnn.73.691.

Testo completo
Abstract (sommario):
Chuyển mã là hiện tượng chuyển đổi hai hoặc nhiều ngôn ngữ trong cùng một chuỗi lời nói trong một cuộc trò chuyện của các cá nhân song ngữ và đa ngữ. Bài viết này tìm hiểu các lí thuyết về chuyển mã ngôn ngữ và khảo sát các nghiên cứu trước đây về hiện tượng này nhằm xác định những yếu tố hình thành hiện tượng chuyển mã ngôn ngữ của người học tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy: thứ nhất, hiện tượng chuyển mã trong giao tiếp bằng lời nói luôn xuất hiện cùng những lý do cụ thể từ phía người nói, hoàn cảnh giao tiếp hoặc nội dung hội thoại; thứ hai, có nhiều yếu tố đồng thời cùng tác động dẫn đến việc hình thành hiện tượng chuyển mã trong giao tiếp bằng lời nói. Về mặt lý luận, nghiên cứu này cung cấp thông tin làm rõ bản chất của hiện tượng chuyển mã ngôn ngữ trong giao tiếp và nhấn mạnh rằng chuyển mã ngôn ngữ là một đặc điểm tự nhiên của những người có khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào việc dạy và học ngôn ngữ, đặc biệt trong việc giúp người học tiếng Anh hiểu rõ hơn về hiện tượng chuyển mã ngôn ngữ và nắm bắt được các yếu tố hình thành chuyển mã.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
16

Thy, Vũ Nguyễn Minh. "VẤN ĐỀ VỀ HỆ THUỘC CỦA TIẾNG VIỆT NAM". Tạp chí Khoa học 16, n. 10 (25 ottobre 2019): 652. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.16.10.2430(2019).

Testo completo
Abstract (sommario):
Là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, Việt Nam với 54 dân tộc chung sống hòa thuận, trong đó dân tộc Kinh (còn gọi là tộc Việt) chiếm 86% tổng dân số cả nước. 54 dân tộc đều có ngôn ngữ riêng (trong đó ngôn ngữ của người Kinh gọi là tiếng Việt Nam, là ngôn ngữ thông dụng toàn quốc hiện nay) thuộc 3 ngữ hệ sau: 40 dân tộc thuộc hệ ngữ Nam Á (Austroasiatic family), 5 dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian family) và 9 dân tộc thuộc ngữ hệ Hán Tạng (Sino-Tibetan family). Đồng thời, tiếng Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của các ngữ hệ Hán Tạng-Nam Á-Nam Đảo. Từ lâu đã có nhiều tranh luận về vấn đề tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ nào. Bài viết góp phần tìm hiểu vấn đề này bằng cách nghiên cứu tài liệu và thống kê từ vựng trong tiếng Việt.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
17

Liana Tronci. "MỘT, KHÔNG VÀ MƯỜI VẠN: DẠY TIẾNG ITALIA NÀO TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ". Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, n. 71 (13 febbraio 2023): 53–68. http://dx.doi.org/10.56844/tckhnn.71.189.

Testo completo
Abstract (sommario):
Bài viết đưa ra một góc nhìn về sự thay đổi về mặt ngôn ngữ xã hội hiện tại trong nhóm ngôn ngữ Italo-Romance, đề cập cụ thể đến các đặc điểm của tiếng Italia tân hiện đại và sự phổ biến của nó. Trong phần đầu tiên, tác giả trình bày về sự đa dạng của các biến thể có trong nhóm ngôn ngữ này (tiếng Italia chuẩn, tiếng Italia theo vùng miền, phương ngữ, biến thể allloglot, ngôn ngữ nhập cư mới) và mối quan hệ của chúng trong danh mục ngôn ngữ cá nhân và cộng đồng. Phần thứ hai sẽ thảo luận một số hiện tượng biến thể liên quan đến đại từ nhân xưng với các ví dụ được lấy trong văn học. Tại phần mô tả về hệ thống nhóm ngôn ngữ tiếng Italia hiện tại, tác giả nêu ra một số quan sát liên quan đến việc giảng dạy tiếng Italia tại Italia và ngoài Italia.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
18

Vũ, Lưu Hớn. "NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM – GIAI ĐOẠN TỪ ĐẦU THẾ KỈ XXI ĐẾN NĂM 2019". Tạp chí Khoa học 17, n. 7 (31 luglio 2020): 1206. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.17.7.2776(2020).

Testo completo
Abstract (sommario):
Bài viết dựa trên 144 bài nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc đã công bố trên hai tạp chí Ngôn ngữ và Ngôn ngữ và đời sống trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2019, tổng kết tình hình nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc tại Việt Nam ở giai đoạn này trên 6 lĩnh vực: (1) nghiên cứu bản thể tiếng Trung Quốc; (2) nghiên cứu so sánh, đối chiếu Việt – Trung; (3) nghiên cứu giáo trình, giảng dạy tiếng Trung Quốc; (4) nghiên cứu biên phiên dịch Trung – Việt, Việt – Trung; (5) nghiên cứu thụ đắc tiếng Trung Quốc; (6) nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc Hoa. Trên cơ sở đó, bài viết nêu lên những nhận xét, đánh giá về nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc tại Việt Nam trong giai đoạn này; từ đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
19

Hợi, Đinh Đức, Chu Thị Bích Ngọc, Hoàng Thị Mỹ Hạnh e Đỗ Mạnh Hải. "THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN". TNU Journal of Science and Technology 229, n. 04 (24 novembre 2023): 87–97. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.8569.

Testo completo
Abstract (sommario):
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và nhận thức thế giới. Đối với trẻ mầm non, ngôn ngữ giúp trẻ tiếp thu nền văn hóa xã hội, trong đó có ngôn ngữ mạch lạc. Vậy thực trạng và biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi như thế nào ở trường mầm non? Công trình sử dụng phối hợp ba nhóm phương pháp nghiên cứu đó là nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và nhóm phương pháp xử lý số liệu. Kết quả cho thấy, phần lớn giáo viên đã có cách nhìn khá toàn diện và áp dụng có hiệu quả hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo; Việc dạy trẻ 5-6 tuổi sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua hoạt động kể chuyện sáng tạo còn hạn chế; Phần lớn giáo viên chưa vận dụng công nghệ thông tin trong thiết kế các hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc; Hoạt động phối hợp với phụ huynh trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa được giáo viên nhìn nhận và đánh giá cao. Vấn đề nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn trong nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và chuẩn bị tiền đề tâm lý cho trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp một.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
20

Nguyễn Văn, Khang. "TIẾP XÚC GIỮA CÁC NGÔN NGỮ TẠI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 2, n. 4 (7 aprile 2021): 24–28. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2016/115.

Testo completo
Abstract (sommario):
Bài viết trình bày một cách khái quát về trạng thái đa ngữ xã hội và tiếp xúc giữa các ngôn ngữ tại vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay và hệ quả của sự tiếp xúc này. Trong đó, chú trọng tới tiếp xúc giữa ngôn ngữ dân tộc thiểu số với tiếng Việt và hệ quả của nó là sự xuất hiện các từ của tiếng Việt trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Vấn đề đặt ra là cách xử lí các từ Việt trong các ngôn ngữ này.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
21

Hicks, Owen. "TÌM HIỂU VỀ NGÔN NGỮ CŨNG LÀ SỰ KHÁM PHÁ VỀ VĂN HÓA". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 2, n. 4 (7 aprile 2021): 64–70. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2016/106.

Testo completo
Abstract (sommario):
Chúng ta quan sát nhau, ăn cùng nhau và nói chuyện cùng nhau, và từ đó chúng ta biết nhau. Bài viết này quan điểm của một người nước ngoài về giá trị của việc tìm hiểu các ngôn ngữ của những người mà chúng tôi đã từng sống và làm việc cùng. Bài báo cũng dụng ý làm rõ sự bổ ích trong việc chia sẻ ngôn ngữ với người khác. Ngôn ngữ được thể hiện như là một sự biểu hiện rõ nét của văn hóa. Phần lớn những gì chúng ta nói và nói như thế nào đều phản ánh các khía cạnh về văn hóa. Ở những người lớn tuổi, những từ ngữ họ dùng, cách sử dụng từ ngữ, sự nhấn mạnh vào một số từ ngữ cụ thể, sự có mặt và vắng mặt một số từ ngữ cụ thể khi miêu tả chi tiết, và thậm chí cả thời lượng nói, sự im lặng hoặc tạm dừng, tất cả đều biểu thị văn hóa qua ngôn ngữ. Có sự nhìn nhận không chính xác coi ngôn ngữ như là phương tiện trung gian để khám phá sự khác nhau về văn hóa và trên hết là cần một ngôn ngữ chung để tìm hiểu sự khác biệt và giống nhau của các nền văn hóa. Bài viết này biện luận rằng, qua việc chia sẻ ngôn ngữ, chúng ta ít nhất bắt đầu để tìm hiểu sự phức tạp của văn hóa.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
22

Huệ, Nguyễn Thị. "Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ dân tộc qua việc xây dựng bản đồ ngôn ngữ (trường hợp tỉnh Trà Vinh)". Tạp chí Khoa học 14, n. 11 (20 settembre 2019): 116. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.14.11.330(2017).

Testo completo
Abstract (sommario):
Nhận diện bối cảnh ngôn ngữ tại một địa phương đòi hỏi một công cụ quan sát trực quan, dễ tiếp cận và luôn được cập nhật. Khai thác các kĩ thuật và công nghệ hiện có, bài viết mô tả cách thức hình thành cổng thông tin bản đồ ngôn ngữ dân tộc học tại tỉnh Trà Vinh nhằm góp phần duy trì và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc, nâng cao tính phù hợp của các dự án kế hoạch hóa ngôn ngữ.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
23

Mỹ, Nguyễn Thị Thẩm. "ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN DU CỦA NGUYỄN THẾ QUANG". Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt 9, n. 4 (29 dicembre 2019): 28. http://dx.doi.org/10.37569/dalatuniversity.9.4.581(2019).

Testo completo
Abstract (sommario):
Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi tập trung giới thiệu một số đặc điểm cơ bản về phương diện ngôn ngữ trong cuốn tiểu thuyết Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang như: Ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ đối thoại, và ngôn ngữ độc thoại. Qua đó làm nổi bật lên tư tưởng và chủ đề của tác phẩm cũng như góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm trong tiến trình vận động của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, nhất là với loại tiểu thuyết lịch sử.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
24

Nguyễn Nhật Quang. "SO SÁNH ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ CHỈ SỰ QUYẾT TÂM TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TỪ GÓC NHÌN LIÊN VĂN HÓA". Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, n. 61 (5 febbraio 2021): 13. http://dx.doi.org/10.56844/tckhnn.61.42.

Testo completo
Abstract (sommario):
Để giao tiếp hiệu quả, người học ngoại ngữ cần phải có kiến thức về ngôn ngữ, kỹ năng ngôn ngữ và văn hóa. Đơn vị ngữ cú, cụ thể trong nghiên cứu này là thành ngữ, là gốc của hầu hết mọi nền văn hóa cũng như một phần quan trọng trong việc tiếp thu ngôn ngữ. Thông qua việc phân tích ngữ nghĩa và đặc điểm liên văn hóa, nghiên cứu này nhằm mục đích chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về thành ngữ chỉ lòng quyết tâm trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở ngôn ngữ học đối chiếu. Từ đó nghiên cứu rút ra những khác biệt theo định hướng liên văn hóa giữa hai ngôn ngữ về hình tượng liên tưởng trong việc dùng thành ngữ. Hơn thế nữa, giáo viên có thể khuyến khích tinh thần ham học hỏi của học viên trong quá trình khám phá vẻ đẹp của thành ngữ trong hai ngôn ngữ. Từ cơ sở nghiên cứu này người học ngôn ngữ sẽ tìm ra mối quan hệ của hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa, từ đó làm giàu kinh nghiệm về ngôn ngữ và đời sống. Các nhà biên soạn sách giáo khoa cũng có thể dùng nó để tăng yếu tố bản địa Việt Nam trong quá trình biên soạn sách học tiếng Anh.For the purpose of effective communication, every learner of a foreign language needs knowledge of the language, skills and culture. Phraseological units, particularly proverbs in this study, are the root of almost all cultures as well as a critical part of language acquisition. This research, based on cross-cultural features and semantic analysis, aims to point out the similarities and differences of English and Vietnamese determination proverbs. This research can, therefore, explore the cross-cultural gaps between the two languages in terms of proverbs’ referents. Moreover, teachers can promote the learning spirit of students in their exploration of the beauty of proverbs in both languages. From this study, students can find out the relationship between the two languages and cultures, as well as gain more background knowledge and experience. Coursebook designers can also use this research as a source of reference to localize English coursebooks in Vietnam.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
25

Đặng, Thị Thu Hiền. "PHƯƠNG THỨC QUY CHIẾU TÁC GIẢ TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC TIẾNG ĐỨC VÀ TIẾNG VIỆT". VNU Journal of Foreign Studies 39, n. 5 (31 ottobre 2023): 103–14. http://dx.doi.org/10.63023/2525-2445/jfs.ulis.5140.

Testo completo
Abstract (sommario):
Tương tự như các thể loại phong cách văn bản khác như: phong cách báo chí, phong cách hành chính, phong cách văn chương, v.v., văn bản khoa học mang những đặc trưng riêng về ngôn ngữ. Một trong những đặc trưng ngôn ngữ của văn bản khoa học là cách thức tác giả xưng hô và quy chiếu trong văn bản. Đặc trưng ngôn ngữ này xuất phát từ yêu cầu về tính khách quan của diễn ngôn khoa học. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu về hệ thống các phương thức ngôn ngữ dùng để quy chiếu tác giả khoa học trong tiếng Đức, bài viết phân tích một số bài báo khoa học tiếng Việt để tìm hiểu hệ thống các phương thức này trong tiếng Việt, qua đó chỉ ra những điểm tương đồng cũng như khác biệt trong hệ thống quy chiếu tác giả khoa học của hai ngôn ngữ.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
26

Lê Quốc, Nguyên. "ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA". Tạp chí Khoa học, n. 02 (20) T5 (29 maggio 2024): 111. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/202.

Testo completo
Abstract (sommario):
Sử dụng các trò chơi ngôn ngữ (language game) trong giảng dạy mang lại hiệu quả hữu ích cho các lớp học ngoại ngữ, đặc biệt là trong giờ dạy kỹ năng thực hành tiếng. Những trò chơi được thiết kế hợp lý không chỉ tạo ra bối cảnh ý nghĩa mà còn mang tính khích lệ và tăng tính hợp tác của người học. Bài viết giới thiệu một số trò chơi ngôn ngữ thường được sử dụng trong dạy học ngoại ngữ, từ đó đề xuất một số giải pháp sử dụng hiệu quả các trò chơi ngôn ngữ này trong giảng dạy Kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên năm thứ nhất ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
27

Thẩm, Dương Mỹ, Trần Thanh Ngân e Tiêu Hoàng Anh Khoa. "NON-ENGLISH MAJORS’ ATTITUDES TOWARDS CODE-SWITCHING AS A COMMUNICATION STRATEGY IN RELATION TO THEIR ENGLISH PROFICIENCY". TNU Journal of Science and Technology 228, n. 04 (6 dicembre 2022): 26–31. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.6920.

Testo completo
Abstract (sommario):
Việc sử dụng chuyển đổi ngôn ngữ trong lớp học tiếng Anh vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Trong khi một vài nhà nghiên cứu cho rằng việc chuyển đổi ngôn ngữ có thể hỗ trợ việc học tiếng Anh thì những nhà nghiên cứu khác tỏ ra nghi ngại về tính hiệu quả của việc chuyển đổi ngôn ngữ trong lớp học tiếng Anh như ngôn ngữ nước ngoài. Nghiên cứu này nhằm khảo sát thái độ của sinh viên đại học không chuyên tiếng Anh đối với việc chuyển đổi ngôn ngữ như một chiến lược giao tiếp và tìm hiểu xem có tương quan giữa thái độ và trình độ tiếng Anh của họ hay không. Sau khi thực hiện bài kiểm tra năng lực và khảo sát với 50 sinh viên không chuyên tiếng Anh tại một trường đại học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh, dữ liệu được phân tích dựa vào phân tích thống kê mô tả và tương quan Spearman. Kết quả chỉ ra rằng những sinh viên này thể hiện thái độ tích cực về việc sử dụng chuyển đổi ngôn ngữ như một chiến lược giao tiếp và nghiên cứu này còn xác định một vài mối tương quan giữa thái độ và trình độ tiếng Anh. Dựa trên những kết quả này, chúng tôi cho rằng việc chuyển đổi ngôn ngữ nên được xem là một chiến lược giao tiếp hơn là một cản trở trong lớp học tiếng Anh như một ngoại ngữ.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
28

Trương, Thị Thủy. "HIỆN TƯỢNG DANH HÓA TRONG NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH". Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 131, n. 6B (22 agosto 2022): 125–37. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v131i6b.6590.

Testo completo
Abstract (sommario):
Văn bản hành chính được dùng trong lĩnh vực pháp luật và hoạt động quản lí nhà nước, nhằm ghi nhận và truyền đạt các thông tin pháp lí, thông tin quản lí. Chất lượng, hiệu quả của một văn bản hành chính phụ thuộc vào các yếu tố như quy trình soạn thảo ban hành; thể thức, kĩ thuật trình bày và đặc biệt là yếu tố ngôn ngữ. Việc nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hành chính dưới góc độ phân tích diễn ngôn để làm nổi rõ các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn bản này là hết sức cần thiết. Trong giới hạn bài viết, tác giả muốn đề cập đến hiện tượng danh hóa trong ngôn ngữ văn bản hành chính.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
29

Hà, Nguyễn Dương, Bùi Ngọc Anh e Trần Thị Phương. "INSIGHTS INTO ENGLISH MAJOR STUDENTS’ COMPETENCE OF USING COLLOQUIALISM IN COMMUNICATION". TNU Journal of Science and Technology 226, n. 13 (8 giugno 2021): 28–35. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.4550.

Testo completo
Abstract (sommario):
Nghiên cứu được tiến hành với mục đích đánh giá tần suất và năng lực sử dụng ngôn ngữ thông tục trong các tiết học nói của sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh tại Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. Nghiên cứu có sự tham gia của các sinh viên năm cuối tại Trường Ngoại ngữ. Những công cụ khảo sát trong nghiên cứu bao gồm phiếu điều tra và bản ghi chép phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy những đặc điểm chính của ngôn ngữ nói thông tục được sử dụng bởi đối tượng nghiên cứu với tần suất rất khiêm tốn. Điều này có thể nói lên một thực tế là các bạn sinh viên đang còn khá hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ thông tục vào quá trình giao tiếp. Yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ đắc về tiếng Anh thông tục này đến từ cả hai phía: người học và người dạy. Từ đó, những hoạt động dạy và học kỹ năng sử dụng ngôn ngữ thông tục được đề xuất ở phần cuối của nghiên cứu.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
30

Bùi, Kim Trang. "Ngôn ngữ trần thuật trong truyện thiếu nhi của Lê Văn Nghĩa". Dong Thap University Journal of Science 13, n. 4 (16 maggio 2024): 81–86. http://dx.doi.org/10.52714/dthu.13.4.2024.1263.

Testo completo
Abstract (sommario):
Ngôn ngữ trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tác phẩm tự sự và thể hiện được tài năng của nhà văn. Bài viết nghiên cứu và chỉ ra những đặc sắc của ngôn ngữ trần thuật được sử dụng trong truyện thiếu nhi của Lê Văn Nghĩa. Nhà văn chủ yếu sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ nhưng có sự pha trộn với ngôn ngữ của những vùng miền, dân tộc khác tạo nên sự đa dạng trong văn hóa Sài Gòn. Nhiều chất liệu ngôn ngữ học đường được sử dụng tạo nên bức tranh hiện thực về cuộc sống, sinh hoạt của học sinh miền Nam trước năm 1975. Ngoài ra, nhà văn đã sử dụng đan xen lời của người trần thuật và lời của nhân vật để các em tự thể hiện những suy nghĩ, những tình cảm về bạn bè và những điều lo lắng trong cuộc sống.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
31

Trần Thị Hồng e Ngô Thị Khánh Chi. "TRI NHẬN VÀ BIỂU ĐẠT KHÔNG GIAN TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG QUỐC - NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌC SINH VIỆT NAM". Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, n. 75 (15 aprile 2024): 13–31. http://dx.doi.org/10.56844/tckhnn.75.741.

Testo completo
Abstract (sommario):
Không gian là một thực thể tồn tại khách quan mà con người muốn biểu hiện sự tồn tại thì phải mã hóa bằng ngôn ngữ. Muốn mã hóa không gian bằng ngôn ngữ, con người trước tiên phải tri nhận không gian, tức phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc. Con người thể hiện kiến thức và hiểu biết của mình về thế giới thông qua nhận thức và kinh nghiệm sống của bản thân, sau đó sử dụng ngôn ngữ để thể hiện sự nhận thức và hiểu biết của mình về thế giới. Vì vậy, cách biểu đạt không gian ở các ngôn ngữ khác nhau vốn đã mang tính chủ quan (về mặt tri nhận của chủ thể phát ngôn) và tính đặc thù (của nền văn hóa mà chủ thể đó là thành viên). Để biểu đạt không gian, tiếng Việt và tiếng Trung Quốc đều sử dụng các biểu thức ngôn ngữ gồm những yếu tố tương đồng, nhưng khác nhau về trật tự sắp xếp các yếu tố đó trong biểu thức (ngữ pháp) và cách ý niệm hóa không gian (logic-ngữ nghĩa). Sự khác biệt này, nếu không được chỉ ra và phân tích rõ ràng, có thể sẽ dẫn đến một số lỗi sai của học sinh Việt Nam trong giai đoạn đầu khi học tiếng Trung Quốc.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
32

Hảo, Cao Thị, e Phạm Kim Thoa. "SỬ DỤNG MÔ HÌNH NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM". TNU Journal of Science and Technology 228, n. 12 (12 settembre 2023): 428–33. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.8501.

Testo completo
Abstract (sommario):
Văn hoá là một yếu tố quan trọng trong dạy học ngoại ngữ. Tích hợp văn hoá trong dạy học ngoại ngữ là một trong những cách thức giúp người học phát triển năng lực ngôn ngữ. Bài báo nhằm mục đích nghiên cứu tính hiệu quả của mô hình văn hoá - ngôn ngữ trong dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài ở trường ĐHSP Thái Nguyên qua một số hình thức cụ thể nhằm giúp người nước ngoài học tiếng Việt một cách hiệu quả. Trong dạy học ngoại ngữ đã có nhiều mô hình tích hợp văn hoá mang lại hiệu quả. Ở Việt Nam, việc sử dụng mô hình ngôn ngữ - văn hoá trong dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài cũng đã được chú ý và bước đầu thực hiện có những kết quả đáng ghi nhận. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết về mô hình dạy học tích hợp ngôn ngữ - văn hoá và áp dụng lí thuyết này xây dựng một số tình huống dạy học tiếng Việt ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hiệu quả của mô hình tích hợp ngôn ngữ - văn hoá được thể hiện ở các hình thức trải nghiệm văn hoá, tham gia lễ hội và sân khấu hoá. Đây là cách thức thể hiện rõ ưu điểm của mô hình ngôn ngữ - văn hóa, một mô hình có nhiều điểm ưu việt trong dạy học tiếng Việt ở Việt Nam.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
33

Trương Thị Mai. "ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP CỦA CÁC BIỂU NGÔN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG TIẾNG NHẬT". Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, n. 72 (31 maggio 2023): 3–17. http://dx.doi.org/10.56844/tckhnn.72.196.

Testo completo
Abstract (sommario):
Các nghiên cứu về biểu ngôn quảng bá hiện nay hầu hết đều dựa trên ngữ liệu là các biểu ngôn quảng cáo sản phẩm thương mại, hiện chưa có nghiên cứu nào đề cập tới những biểu ngôn quảng bá thương hiệu của các cơ sở đào tạo, đặc biệt là của các trường đại học. Thông qua khảo sát cụ thể 123 biểu ngôn quảng bá thương hiệu của các trường đại học Nhật Bản, bài nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của các biểu ngôn. Đây sẽ là cơ sở để đối chiếu các biểu ngôn giữa hai ngôn ngữ Nhật - Việt và cũng là nguồn thông tin tham khảo giúp người Việt học tiếng Nhật có thể dịch các câu biểu ngôn tiếng Việt sang tiếng Nhật một cách phù hợp, hiệu quả.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
34

Loan, Nguyễn Thị Quế, e Cao Thị Thu Hoài. "GIÁO DỤC TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM". TNU Journal of Science and Technology 227, n. 17 (6 dicembre 2022): 147–53. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.6854.

Testo completo
Abstract (sommario):
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi, thống kê và định tính để tìm hiểu về đặc điểm, vai trò của ngôn ngữ và các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ hai (tiếng Việt) cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự khác biệt về điều kiện sống, kinh tế và văn hoá đã dẫn tới đặc điểm riêng trong ngôn ngữ của trẻ mầm non người dân tộc thiểu số như: Vốn từ thuộc ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) của trẻ phát triển nhanh hơn vốn từ tiếng Việt; một số tộc người sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện sống tách biệt nên trẻ chỉ có kinh nghiệm ngôn ngữ mẹ đẻ. Dựa trên số liệu thu thập được từ phiếu điều tra, các tác giả đưa ra 3 nhóm giải pháp: (i) Xây dựng môi trường giáo dục ngôn ngữ; (ii) tác động đến từng cá nhân trẻ; (iii) phối hợp với gia đình, cộng đồng trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Các nhóm giải pháp này nếu được thực hiện đồng bộ sẽ có hiệu quả tích cực đến khả năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
35

Tạ, Văn Thông. "Biên soạn từ điển đối dịch trước nguy cơ mai một các ngôn ngữ ở Việt Nam". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 4, n. 10 (6 aprile 2021): 46–54. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2018/214.

Testo completo
Abstract (sommario):
Nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay đang đứng trước nguy cơ mai một ngôn ngữ đồng thời thất lạc các hình thái văn hóa được lưu giữ và phát triển bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Biên soạn các từ điển được xem là một trong những biện pháp giúp ngôn ngữ trên dừng lại trước nguy cơ này. Từ điển đối dịch là loại từ điển giải thích những đơn vị từ ngữ (đầu mục) của một ngôn ngữ, bằng ngôn ngữ thứ hai, nghĩa là bằng cách dịch cái này ra cái kia. Bài viết này có nhiệm vụ: Từ lí thuyết và thực tế biên soạn từ điển đối dịch (TĐĐD, còn gọi là “từ điển đối chiếu”; hoặc “từ điển hai thứ tiếng”, “từ điển song ngữ” - căn cứ vào dạng thường gặp của loại từ điển này), xác định những yêu cầu đặt ra và phương hướng giải quyết trong việc biên soạn các từ điển Việt - dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số - Việt. Đó là: Các loại từ điển đối dịch cần có ở Việt Nam; chữ viết; chọn tiếng địa phương; xác lập bảng đầu mục: dung lượng, những loại đơn vị ngôn ngữ, nguồn thu thập từ ngữ. Ngoài ra: đối dịch trong từ điển như thế nào.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
36

Nguyễn Văn, Khang. "TRẠNG THÁI ĐA NGỮ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TẠI ĐỊA BÀN DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH TUYÊN QUANG". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 6, n. 16 (5 gennaio 2021): 12–23. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2020/312.

Testo completo
Abstract (sommario):
Bài viết này là kết quả điền đã ngôn ngữ xã hội vào tháng 4 năm 2019 tại tỉnh Tuyên Quang. Tại đây, chúng tôi đã tiến hành trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn sâu với các cơ quan chức năng liên quan đến công tác dân tộc của tỉnh, một số huyện, xã và thôn bản; quan sát việc sử dụng ngôn ngữ ở các bối cảnh giao tiếp khác nhau; trao đổi với người có uy tín và người dân tại các thôn bản; đồng thời, khảo sát bằng phiếu hỏi (anket). Từ thực tế điền dã, bài viết chỉ ra năng lực ngôn ngữ và tình hình sử dụng ngôn ngữ ở các địa bàn dân tộc thiểu số của tỉnh. Từ thực trạng cũng như ý kiến đề xuất nguyện vọng của người dân, bài viết muốn nêu ra một số vấn đề ngôn ngữ nhằm góp phần vào phát triển bền vững của tỉnh nói chung, tại các địa bàn dân tộc thiểu số nói riêng.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
37

Vũ Thị Thanh, Minh. "BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG VĂN HÓA VÀ ĐA DẠNG NGÔN NGỮ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY". Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 12, n. 2 (21 giugno 2023): 80–85. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/185.

Testo completo
Abstract (sommario):
Văn hóa (trong đó ngôn ngữ là một thành tố quan trọng) của các dân tộc là di sản chung của nhân loại. Trong quá trình phát triển xã hội, ở nhiều quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, sự đa dạng ấy không mất đi mà ngày càng được tôn vinh nhờ tính thống nhất trong chiến lược quản lý và phát triển văn hóa quốc gia. Tuy nhiên, trước tác động của quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên mọi mặt của đời sống xã hội, việc bảo vệ sự đa dạng của văn hóa và ngôn ngữ đang trở thành một vấn đề cấp bách. Bài viết phân tích sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ, thực trạng bảo tồn sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp bảo tồn sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
38

Biên, Dương Hữu. "NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN: TỪ LẬP TRƯỜNG CHUNG ĐẾN MỘT SỐ LUẬN THUYẾT CƠ BẢN". Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt 7, n. 4 (9 ottobre 2017): 419. http://dx.doi.org/10.37569/dalatuniversity.7.4.348(2017).

Testo completo
Abstract (sommario):
Bài báo này giới thiệu Ngôn ngữ học Tri nhận từ hai phối cảnh khác nhau. Trước tiên, bài báo xem xét lập trường chung và thảo luận những liên đới của nó đối với các chủ đề nghiên cứu của Ngôn ngữ học Tri nhận. Sau đó, bài báo trình bày một số luận thuyết cơ bản được các nhà Ngôn ngữ học Tri nhận chấp nhận như những giáo lý hoặc nguyên lý chỉ đường.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
39

Đặng, Thị Ngọc Phượng, Thị Nhung Lê e Viết Nhi Trần. "THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO". Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 131, n. 6A (22 agosto 2022): 31–44. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v131i6a.6484.

Testo completo
Abstract (sommario):
Phát triển ngôn ngữ nói chung, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ nói riêng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong giáo dục trẻ mẫu giáo. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc không những góp phần hình thành, tích lũy và mở rộng vốn hiểu biết, giúp trẻ giao tiếp và học hỏi một cách chủ động mà còn là bước chuẩn bị quan trọng cho trẻ vào lớp 1. Kết quả khảo sát 120 giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bước đầu cho thấy mặc dù phần lớn giáo viên đã quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm, họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong thiết kế và tổ chức hoạt động một cách bài bản để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Các nguyên tắc, quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm và ví dụ minh họa cụ được trình bày trong bài báo giúp giáo viên mầm non có định hướng tốt hơn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm non.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
40

Thủy, Vũ Thị Thanh, Phạm Thị Hồng Tú, Lương Thị Thúy Vân e Hoàng Thanh Tâm. "VẬN DỤNG HỌC TẬP THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP NỘI DUNG VÀ NGÔN NGỮ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6". TNU Journal of Science and Technology 229, n. 04 (30 aprile 2024): 420–28. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.9541.

Testo completo
Abstract (sommario):
Trong hơn hai thập niên qua, mô hình học tập tích hợp nội dung và ngôn ngữ đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mô hình dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ chú trọng vào việc giảng dạy nội dung chuyên ngành thông qua phương tiện truyền đạt là một ngoại ngữ hoặc một ngôn ngữ thứ hai được xem là một nhân tố tạo sự thay đổi về chất trong dạy học. Mô hình này đạt được mục tiêu kép, vừa tạo được hứng thú học tập và nâng cao chất lượng học tập bộ môn đồng thời góp phần phát triển được khả năng ngoại ngữ. Để dạy học theo mô hình tích hợp nội dung và ngôn ngữ có hiệu quả cần áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp, trong đó có dạy học theo dự án. Thông qua phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp thực nghiệm và thống kê toán học, bài báo tập trung đưa ra quy trình vận dụng dạy học dự án trong tổ chức dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ cũng như bàn luận kết quả bước đầu thông qua phân tích một ví dụ đã thực hiện trong chương trình môn khoa học tự nhiên 6. Qua kết quả thực nghiệm bước đầu đã khẳng định trong dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ thì dạy học có vận dụng dạy học theo dự án là có hiệu quả hơn so với dạy học truyền thống trong việc nâng cao khả năng nhận thức khoa học tự nhiên và khả năng tiếp nhận từ vựng.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
41

Nghi, Vương Huệ, e Zhou Xiao Bing. "PHÂN TÍCH LỖI SAI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM KHI SỬ DỤNG TỪ “在”,“着” TRONG TIẾNG TRUNG". Tạp chí Khoa học 16, n. 10 (25 ottobre 2019): 532. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.16.10.2417(2019).

Testo completo
Abstract (sommario):
Bài viết dựa trên dữ liệu văn bản viết của người học tiếng Trung, qua đó phân tích lỗi sai thường gặp của sinh viên Việt Nam khi sử dụng từ “在”,“着”trong tiếng Trung. Bài viết vận dụng lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ, lí thuyết liên ngôn ngữ và lí thuyết phổ quát ngôn ngữ nhằm đi sâu vào việc phân tích lỗi sai, tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi sử dụng từ “在”,“着” trong quá trình học tiếng Trung.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
42

Phong, Phạm Đình, Hoàng Văn Thông e Nguyễn Đức Dư. "BIỂU DIỄN NGỮ NGHĨA TÍNH TOÁN ĐẢM BẢO TÍNH GIẢI NGHĨA CỦA HỆ PHÂN LỚP DỰA TRÊN LUẬT MỜ". TNU Journal of Science and Technology 227, n. 16 (20 ottobre 2022): 107–14. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.6566.

Testo completo
Abstract (sommario):
Phương pháp thiết kế hệ phân lớp dựa trên luật mờ đã và đang được nghiên cứu rộng rãi do có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Chất lượng của một hệ phân lớp phụ thuộc vào các biểu diễn ngữ nghĩa của các từ ngôn ngữ trong cơ sở luật. Đại số gia tử cho phép tạo ra một cơ sở hình thức thiết kế ngữ nghĩa tính toán dựa trên tập mờ của các từ ngôn ngữ trong cơ sở luật từ ngữ nghĩa vốn có của chúng. Tuy nhiên, các phương pháp thiết kế ngữ nghĩa tính toán dựa trên tập mờ chưa đảm bảo tính giải nghĩa của hệ phân lớp dựa trên luật mờ. Cụ thể, biểu diễn đa thể hạt của khung nhận thức ngôn ngữ chưa đảm bảo tính chung - riêng của các từ ngôn ngữ. Bài báo này trình bày một phương pháp biểu diễn ngữ nghĩa tính toán dựa trên tập mờ đảm bảo tính giải nghĩa được của hệ phân lớp. Kết quả thực nghiệm với 23 tập dữ liệu chuẩn cho thấy phương pháp được đề xuất cho độ chính xác phân lớp tốt hơn trong khi không làm tăng độ phức tạp của hệ luật so với các phương pháp đã được công bố.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
43

Hân, Nguyễn Lý Uy. "Một số nội dung của từ li hợp từ nghiên cứu bản thể đến nghiên cứu ứng dụng". PROCEEDINGS 17, n. 3 (27 dicembre 2022): 151–60. http://dx.doi.org/10.46223/hcmcoujs.proc.vi.17.3.2478.2022.

Testo completo
Abstract (sommario):
Bài viết tìm hiểu ba nội dung nghiên cứu Từ Li Hợp (TLH) từ góc độ Nghiên Cứu Bản Thể (NCBT) và Nghiên Cứu Ứng Dụng (NCUD). NCBT chủ yếu từ góc độ “từ” của ngôn ngữ phương tây, mẫu nghiên cứu nhỏ. NCUD vận dụng lí thuyết ngôn ngữ, mẫu phân tích lớn.  Về tính chất: NCBT đưa ra bốn quan điểm: Từ hoặc gần với từ; ngữ hoặc gần với ngữ; trạng thái trung gian giữa từ và ngữ; khi “hợp” là từ, khi “li” là ngữ. NCUD xem TLH là loại từ đặc biệt.  Về đặc điểm loại hình: NCBT phân tích sáu loại: Động tân; động bổ; chủ vị; chính phụ; liên hợp; phụ thêm. NCUD tập trung phân tích loại hình động tân.  Về hình thức: Tuy NCBT và NCUD đều chỉ ra các hiện tượng: “Hợp” và “li”; chức năng ngữ pháp; kiêm chức năng từ tính, nhưng NCUD phân chia cụ thể các hình thức “li”. Bài viết gợi ý hướng tiếp cận TLH trong giảng dạy tiếng Trung quốc tế, trước hết cần quy ước TLH là “tiểu loại từ” và thứ hai là người dạy cần căn cứ trình độ ngôn ngữ của người học để hướng dẫn sử dụng TLH thích ứng với từng giai đoạn phát triển kĩ năng ngôn ngữ.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
44

TRƯƠNG, Hoàng Lê. "KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CHỈ NGÔN TÌNH THÁI CỦA GIẢNG VIÊN TIẾNG PHÁP TRONG CÁC GIỜ HỌC THỰC HÀNH TIẾNG Ở KHOA TIẾNG PHÁP- TIẾNG NGA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ". Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 130, n. 6E (22 luglio 2021): 23–41. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v130i6e.6246.

Testo completo
Abstract (sommario):
Tóm tắt: Những nghiên cứu về lý thuyết tình thái ngôn ngữ được ứng dụng nhiều trong việc khảo sát và phân tích các loại diễn ngôn khác nhau. Hiện nay, việc nghiên cứu về nhận thức và phương pháp giảng dạy chỉ ngôn tình thái trong các giờ học kỹ năng giao tiếp tiếng Pháp là địa hạt nghiên cứu còn mới mẻ ở Việt Nam. Bài báo trình bày kết quả khảo sát về nhận thức và kinh nghiệm giảng dạy chỉ ngôn tình thái trong các giờ học thực hành tiếng của 13 giảng viên tiếng Pháp ở Khoa Tiếng Pháp-Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đa số giảng viên có ý thức về vai trò của chỉ ngôn tình thái đối với việc hiểu và diễn đạt thái độ, quan điểm của người phát ngôn. Ngoài ra, qua khảo sát này chúng tôi nhận thấy còn một số ít giảng viên chưa hiểu rõ về chức năng các loại chỉ ngôn tình thái và chưa thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của chỉ ngôn tình thái trong kỹ năng giao tiếp Nghe, Nói và Viết cho người học. Việc phân tích, đánh giá tình hình giảng dạy chỉ ngôn tình thái giúp chúng tôi đưa ra một số đề xuất sư phạm.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
45

Hồng, Nguyễn Xuân. "MIỀN NGUỒN CON NGƯỜI CỦA CÁC ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH MĨ". Tạp chí Khoa học 19, n. 7 (29 luglio 2022): 1040. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.19.7.3531(2022).

Testo completo
Abstract (sommario):
Bài báo dựa vào thành tựu của phân tích diễn ngôn tiếng Anh, tiến hành làm rõ thêm hướng nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh Mĩ bằng cách khái quát việc triển khai hệ thống ý niệm dựa vào miền nguồn CON NGƯỜI, đồng thời so sánh các biểu thức ẩn dụ ý niệm hữu quan trong diễn ngôn chính trị của hai ngôn ngữ. Kết quả cho thấy nhiều mô thức có cùng chung miền nguồn và miền đích nhưng cách thể hiện các ẩn dụ ý niệm rất khác nhau. Cũng có không ít trường hợp, tuy có cùng chung miền đích chính trị, nhưng sự kiến tạo các ẩn dụ theo những tầng bậc trong hai hệ thống diễn ngôn lại khác nhau. Và bao trùm lên tất cả là, các ẩn dụ ý niệm càng khái quát thì càng tương đồng trong hai ngôn ngữ. Sự khác nhau thường xảy ra ở hệ thống ẩn dụ ngôn ngữ.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
46

Linh, Lê Thị Khánh, e Lê Thị Thu Trang. "INFORMAL LEARNING OF FOREIGN LANGUAGES WITH WEB 2.0". TNU Journal of Science and Technology 226, n. 03 (11 marzo 2021): 20–27. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.4060.

Testo completo
Abstract (sommario):
Khi nhắc đến việc học một ngôn ngữ mới, chúng ta thường nghĩ đến hoạt động dạy và học ngôn ngữ trong môi trường lớp học. Tuy nhiên, chính cuộc sống thực tế bên ngoài trường lớp mới là môi trường học tập ngôn ngữ tự nhiên và cơ bản nhất. Hiện tại, sự phát triển của công nghệ đã dẫn đến những thay đổi trong cách nhìn nhận về hình thức học tập này. Bài viết của chúng tôi tập trung vào một trong những ứng dụng công nghệ mới nhất - Web 2.0 - như một phương tiện học tập ngoại ngữ bên ngoài trường lớp. Thông qua tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan từ năm 2004 trở lại đây, chúng tôi đã tóm lược một số vấn đề về học ngoại ngữ ngoài lớp học với các ứng dụng Web 2.0. Trước hết, Web 2.0 có ảnh hưởng đến đường hướng, phương thức, hình thức ngôn ngữ và nhận thức của người học về học tập ngoại ngữ ngoài lớp học. Bên cạnh đó, học ngoại ngữ với Web 2.0 mang lại những lợi ích đáng kể bởi hình thức này mang tính cộng tác, linh hoạt, không áp lực, giúp người học vừa tiếp nhận vừa sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, người học với Web 2.0 cũng phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến phản hồi, an toàn khi sử dụng mạng và yêu cầu về kỹ năng số. Chúng tôi hy vọng rằng kết quả từ nghiên cứu sẽ góp phần mang lại cái nhìn toàn diện về hình thức học ngoại ngữ bên ngoài lớp học, giúp tối đa hóa tiềm năng của hình thức học tập này.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
47

Phạm, Đoàn Tấn Tài, Hoàng Phong Đỗ, Hữu Đăng Lương e Tuấn Như Nguyễn. "ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ CHO BỆNH NHI ĐIẾC ĐỘT NGỘT SAU NHIỄM COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1". Vietnam Journal of Otorhinolaryngology - Head and Neck Surgery 69, n. 64 (22 maggio 2024): 71–78. http://dx.doi.org/10.60137/tmhvn.v69i64.108.

Testo completo
Abstract (sommario):
TÓM TẮT Mục tiêu: Chúng tôi mô tả một trường hợp điếc đột ngột, sau ngôn ngữ cả 2 tai sau nhiễm COVID-19, qua nhiều đợt điều trị được cấy ốc tai điện tử cả 2 tai và bước đầu đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả một trường hợp bệnh Kết quả: Bệnh nhi Nữ, 07 tuổi, đột ngột điếc sâu hoàn toàn 2 tai được chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Sau phẫu thuật vết thương lành tốt, quá trình phát triển ngôn ngữ rất khả quan. Kết luận: Tình trạng điếc đột ngột sau ngôn ngữ được chẩn đoán sớm, và can thiệp kịp thời giúp trẻ có thể lấy lại được khả năng ngôn ngữ bình thường. Đặc biệt, kết quả nghe nói sau cấy điện ốc tai phụ thuộc rất nhiều vào quá trình luyện tập chức năng nghe và chức năng nói cho trẻ. Từ khoá: cấy ốc tai điện tử, âm ngữ trị liệu, điếc đột ngột
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
48

Lương, Nguyễn Thị, La Quốc Thắng, Trần Nhật Quang, Dương Bảo Ninh, Nguyễn Hữu Khánh, Phan Thị Thanh Nga, Trần Ngô Như Khánh e Trần Thống. "NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG DỊCH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT-K’HO SỬ DỤNG DỊCH MÁY BẰNG NƠRON". TNU Journal of Science and Technology 228, n. 07 (7 aprile 2023): 3–11. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.6818.

Testo completo
Abstract (sommario):
Ngôn ngữ K’Ho là ngôn ngữ được sử dụng bởi dân tộc K’Ho, sinh sống ở vùng Nam Tây Nguyên, đặc biệt là các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đạ Huoai, Lạc Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay, ủy ban nhân dân tỉnh và ban dân tộc tỉnh Lâm Đồng đang khuyến khích cán bộ và viên chức trong tỉnh biết tiếng K’Ho để tiếp xúc và tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới người K’Ho. Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng nguồn tài nguyên tiếng K’Ho và sự hỗ trợ từ các chuyên gia tiếng K’Ho để xây dựng bộ song ngữ Việt – K’Ho nhằm góp phần vào việc quảng bá và bảo tồn ngôn ngữ K’Ho. Bộ ngữ liệu bao gồm hơn 16.000 cặp câu song ngữ Việt-K’Ho, vốn không dễ dàng thu thập do giới hạn về nguồn tài liệu liên quan tới ngôn ngữ tiếng K’Ho. Chúng tôi sử dụng bộ mã nguồn OpenNMT để xây dựng hệ thống dịch tự động dựa trên bộ dữ liệu song ngữ. Kết quả dịch có thể đạt được độ chính xác lên tới 56,54%, là một kết quả có thể chấp nhận được trong lĩnh vực dịch tự động.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
49

Nga, Dương Quỳnh, e Lê Thị Thu Hương. "USING LANGUAGE GAMES TO INCREASE MOTIVATION IN ENGLISH SPEAKING CLASS FOR GRADE 8 STUDENTS AT NGUYEN BINH KHIEM BOARDING SCHOOL". TNU Journal of Science and Technology 228, n. 03 (31 marzo 2023): 198–206. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7553.

Testo completo
Abstract (sommario):
Bài báo trình bày kết quả của việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ nhằm tăng động lực trong giờ học nói tiếng Anh cho học sinh lớp 8 trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nghiên cứu được thực hiện trong 12 tuần trong các giờ học tiếng Anh đối với 40 học sinh lớp 8. Các hoạt động khảo sát, quan sát lớp học và phỏng vấn đã được sử dụng để thu thập dữ liệu và phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy động cơ học nói của học sinh được cải thiện nhiều sau khi sử dụng thường xuyên các trò chơi ngôn ngữ trong quá trình dạy và học. Hầu hết học sinh nhận thấy các trò chơi ngôn ngữ làm cho các giờ học nói trở nên thú vị và vui vẻ hơn. Đặc biệt, trò chơi ngôn ngữ có thể giúp tạo ra nhiều cơ hội và thời gian nói cho học sinh. Học sinh cảm thấy thoải mái và thích thú hơn khi học nói. Học sinh cảm thấy ít lo lắng hơn trong khi nói và cảm thấy tự tin hơn khi các trò chơi ngôn ngữ được tích hợp trong các giờ học tiếng Anh của mình.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
50

Ngân, Phạm Thị Hoàng, e Trần Thị Thủy. "THE SEMANTIC FEATURES OF MIDWIFERY TERMINOLOGY IN ENGLISH AND VIETNAMESE". TNU Journal of Science and Technology 228, n. 03 (31 marzo 2023): 175–81. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7427.

Testo completo
Abstract (sommario):
Hầu hết các tài liệu ngày nay sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành và nhiều trong số đó có chứa thuật ngữ. Rõ ràng, thuật ngữ giúp chúng ta hiểu đầy đủ về các chủ đề cụ thể. Mọi người trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm hộ sinh có thể giao tiếp hiệu quả hơn nếu họ sử dụng thuật ngữ được định nghĩa rõ ràng. Mục đích của bài báo là xác định đặc điểm ngữ nghĩa của các thuật ngữ hộ sinh bằng tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Phương pháp mô tả, so sánh và đối chiếu được sử dụng với 200 thuật ngữ hộ sinh bằng tiếng Anh và 200 thuật ngữ bằng tiếng Việt từ sách báo, tạp chí, tiểu thuyết, truyện ngắn, từ điển, internet và phim ảnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 9 đặc điểm được sử dụng để xác định thuật ngữ hộ sinh, đặc điểm chung nhất trong thuật ngữ hộ sinh bằng tiếng Anh là dùng đặc điểm của thuật ngữ trước khi sinh và trong tiếng Việt là đặc điểm của các biến chứng thai nghén, chuyển dạ và sinh nở. Nghiên cứu cũng tìm ra giữa các thuật ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều điểm giống và một số điểm khác nhau, qua đó giúp người học và đồng nghiệp tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định bổ sung thêm kiến thức về giao thoa từ vựng cũng như thuật ngữ hộ sinh trong cả hai ngôn ngữ.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
Offriamo sconti su tutti i piani premium per gli autori le cui opere sono incluse in raccolte letterarie tematiche. Contattaci per ottenere un codice promozionale unico!

Vai alla bibliografia