Letteratura scientifica selezionata sul tema "Ngôn ngữ"

Cita una fonte nei formati APA, MLA, Chicago, Harvard e in molti altri stili

Scegli il tipo di fonte:

Consulta la lista di attuali articoli, libri, tesi, atti di convegni e altre fonti scientifiche attinenti al tema "Ngôn ngữ".

Accanto a ogni fonte nell'elenco di riferimenti c'è un pulsante "Aggiungi alla bibliografia". Premilo e genereremo automaticamente la citazione bibliografica dell'opera scelta nello stile citazionale di cui hai bisogno: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver ecc.

Puoi anche scaricare il testo completo della pubblicazione scientifica nel formato .pdf e leggere online l'abstract (il sommario) dell'opera se è presente nei metadati.

Articoli di riviste sul tema "Ngôn ngữ"

1

Nguyễn Thị Như Điệp та Trịnh Khánh Linh. "Truyện ngắn Lý Lan và Y Ban từ góc nhìn lí thuyết độ khó của văn bản". Journal of Science and Technology 6, № 3 (2024): 12. http://dx.doi.org/10.55401/txthdt63.

Testo completo
Abstract (sommario):
Từ lâu, trên thế giới, độ khó của văn bản đã được nghiên cứu trong cả lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng và ngôn ngữ học tính toán; trong đó, các nghiên cứu chủ yếu cho tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác với nhiều kết quả ứng dụng cao.Bài viết phần lớn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm khảo sát các yếu tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến độ khó của truyện ngắn Lý Lan và Y Ban từ góc nhìn lí thuyết độ khó của văn bản. Qua khảo sát và phân tích bộ ngữ liệu gồm 62 truyện ngắn của Lý Lan và Y Ban, cho thấy, cấp độ khó truyện ngắn Lý Lan và Y Ban ở mức cấp độ khó “trung bình”. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra các đề xuất nhằm sử dụng ngữ liệu ở các lớp, cấp học phù hợp; cập nhật vào kho ngữ liệu tiếng Việt nghiên cứu về độ khó của văn bản; đề xuất kết hợp khung lí thuyết này vào ứng dụng thực tiễn giảng dạy, biên soạn giáo trình và xác định đặc trưng phong cách tác giả ở góc nhìn định lượng. ® 2023 Journal of Science and Technology - NTTU
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
2

Điệp, Nguyễn Thị Như, та Trịnh Khánh Linh. "Truyện ngắn Lý Lan và Y Ban từ góc nhìn lí thuyết độ khó của văn bản". Journal of Science and Technology 6, № 3 (2023): 12. http://dx.doi.org/10.55401/jst.v6i3.2178.

Testo completo
Abstract (sommario):

 
 
 
 Tóm tắt
 Từ lâu, trên thế giới, độ khó của văn bản đã được nghiên cứu trong cả lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng và ngôn ngữ học tính toán; trong đó, các nghiên cứu chủ yếu cho tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác với nhiều kết quả ứng dụng cao.Bài viết phần lớn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm khảo sát các yếu tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến độ khó của truyện ngắn Lý Lan và Y Ban từ góc nhìn lí thuyết độ khó của văn bản. Qua khảo sát và phân tích bộ ngữ liệu gồm 62 truyện ngắn của Lý Lan và Y Ban, cho thấy, cấp độ khó truyện ngắn Lý Lan và Y Ban ở mức cấp độ khó “trung bình”. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra các đề xuất nhằm sử dụng ngữ liệu ở các lớp, cấp học phù hợp; cập nhật vào kho ngữ liệu tiếng Việt nghiên cứu về độ khó của văn bản; đề xuất kết hợp khung lí thuyết này vào ứng dụng thực tiễn giảng dạy, biên soạn giáo trình và xác định đặc trưng phong cách tác giả ở góc nhìn định lượng.
 ® 2023 Journal of Science and Technology - NTTU
 
 
 
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
3

Thi, Lê Lâm, та Thị Xuân Dung Đỗ. "ỨNG DỤNG NGÔN NGỮ HỌC NGỮ LIỆU VÀO GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ: GIẢNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUA NGỮ LIỆU SONG NGỮ ANH – VIỆT". Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 130, № 6E (2021): 67–81. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v130i6e.6386.

Testo completo
Abstract (sommario):
Trong thời đại phát triển toàn cầu trên nền tảng công nghiệp 4.0 hiện nay, cùng với những phát triển của các ngành khoa học có ứng dụng công nghệ thông tin khác, ngôn ngữ học ngữ liệu ngày càng khẳng định được ưu thế của mình trong việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ. Nhờ có các kho ngữ liệu với các tính năng cung cấp nguồn ngữ liệu phong phú và có hệ thống, phương thức nghiên cứu ngôn ngữ cũng thay đổi rất nhiều. Từ việc nghiên cứu từng ví dụ đơn lẻ trong từ điển, các nhà ngôn ngữ học có thể tìm được trong khối liệu những trích dẫn về từ và cụm từ cần thiết trong hàng loạt văn bản trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những ứng dụng của kho ngữ liệu trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ vẫn còn hạn chế. Bài báo này sẽ thảo luận tiềm năng sử dụng, khai thác kho ngữ liệu song ngữ Anh – Việt trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, đặc biệt chú ý đến ứng dụng ngữ liệu song ngữ trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Việt. Bài báo cũng sẽ mô tả một số hoạt động thực tế về việc sử dụng ngữ liệu song ngữ để dạy từ vựng tiếng Việt trong bối cảnh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Từ đó, bài báo cáo chỉ ra tính hữu dụng của kho ngữ liệu song ngữ Anh - Việt đối với việc dạy và học từ vựng tiếng Việt.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
4

Mơ, Trần Thị Mộng. "HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NỮ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHẬT CHIÊU Trần Thị Mộng Mơ". Tạp chí Khoa học 18, № 4 (2021): 634. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.18.4.3013(2021).

Testo completo
Abstract (sommario):
Ngôn ngữ có tầm quan trọng trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, và chiều sâu nội tâm phong phú của con người. Bản thân ngôn ngữ không mang tính chất kì ảo nhưng dưới bàn tay sáng tạo của mình, Nhật Chiêu đã chọn lựa, nhào nặn, tinh luyện để tạo nên ngôn ngữ vô cùng độc đáo khi miêu tả về hình tượng người nữ. Truyện ngắn của Nhật Chiêu thường là một tổ chức ngôn ngữ chứa đựng nhiều từ ngữ độc lạ, các phó từ kết hợp với động từ mạnh, nhân vật nữ miêu tả như một mã kí hiệu phức tạp, được viết tắt và người đọc cần phải giải mã nó. Hướng nghiên cứu của bài viết chủ yếu đưa ra cái nhìn tổng quát của Nhật Chiêu khi xây dựng nhân vật nữ bằng các thủ pháp ngôn ngữ mang tính hiện đại và kì ảo. Nhà văn không chỉ gắn kết các nhân vật nữ thành những mã biểu tượng, để họ cùng tham gia vào sự kiện thể hiện chủ đề của tác phẩm, mà còn phản ánh được sự đa dạng, nhiều chiều trong thế giới tinh thần của họ.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
5

Điệp, Nguyễn Thị Như, та Trần Thị Phương Lý. "Ứng dụng độ khó của văn bản trong việc giảng dạy ngôn ngữ". TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG, ĐẶC BIỆT (24 грудня 2022): 546–54. http://dx.doi.org/10.59294/hiujs.vol..2022.427.

Testo completo
Abstract (sommario):
Độ khó của văn bản, đặc biệt là trong tiếng Anh, đã được nghiên cứu từ cuối thế kỷ thứ 19 với hàng trăm ngàn công trình được công bố cùng với các đề xuất ứng dụng thực tiễn. Hiện nay vấn đề này vẫn được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu không chỉ trong tiếng Anh mà còn nhiều ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc nghiên cứu “Độ khó của văn bản” vẫn chưa được khai thác nhiều trong việc giảng dạy ngôn ngữ nhằm đưa các giải pháp ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế. Trên cơ sở thừa kế các nghiên cứu về độ khó của văn bản, bài viết trước hết trình bày tổng quan về độ khó của văn bản và các yếu tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến độ khó của văn bản. Từ đó, dưới góc độ ứng dụng độ khó của văn bản trong thực tiễn, bài viết phân tích các yếu tố ngôn ngữ trên 3 cấp độ ngôn ngữ: “Từ”; “Câu”; và “Văn bản” bằng các nghiên cứu điển hình trong tiếng Anh và tiếng Việt như là các điển cứu minh họa; trên cơ sở này, bài viết đề xuất các giải pháp ứng dụng độ khó của văn bản trong việc dạy ngôn ngữ nói chung, tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng tại Việt Nam hiện nay.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
6

Ninh, Nguyễn Thị. "Vài nét đổi mới ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số trường hợp tiêu biểu)". Tạp chí Khoa học 16, № 2 (2019): 30. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.16.2.2453(2019).

Testo completo
Abstract (sommario):
Bài viết chú ý đến hai xu hướng đổi mới ngôn ngữ nổi bật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đó là sự đa dạng hóa ngôn ngữ bằng việc kết hợp ngôn từ Việt với ngôn từ ngoại lai, cập nhật ngôn ngữ đời thường và kết hợp nhiều kênh ngôn ngữ khác trong sự song hành cùng xu hướng thơ hóa ngôn ngữ văn xuôi. Đây là những cách tân góp phần đem đến khả năng và triển vọng biểu đạt mới cho thể loại.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
7

Chu, Phong Lan, та Thị Huyền Trang Phan. "MỘT SỐ LỖI CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG VIỆT NHƯ MỘT NGÔN NGỮ DI SẢN: TRƯỜNG HỢP ĐỐI TƯỢNG HÀN - VIỆT". VNU Journal of Foreign Studies 39, № 5 (2023): 145–55. http://dx.doi.org/10.63023/2525-2445/jfs.ulis.5096.

Testo completo
Abstract (sommario):
Ngôn ngữ di sản hay ngôn ngữ tổ tiên (heritage language) là thuật ngữ xuất hiện gần đây nhưng đã trở thành một xu hướng mới trong nghiên cứu. Bên cạnh là một ngoại ngữ, trong nhiều cộng đồng, tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ di sản được giảng dạy, bảo tồn và gìn giữ. Bài viết khảo sát nhóm sinh viên Hàn Quốc học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ di sản để tìm hiểu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ chiếm ưu thế (tiếng Hàn) lên ngôn ngữ di sản (tiếng Việt) và khả năng thành thạo ngôn ngữ di sản của nhóm đối tượng này đối với kết cấu vận động tiếng Việt. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy một số lỗi mà một người nói ngôn ngữ di sản mắc phải như sau: lỗi không phân biệt được cái loại thành tố Hướng trong kết cấu vận động, lỗi không nhận diện được trật tự các thành phần câu tiếng Việt, và lỗi về trật tự các thành tố trong động ngữ dẫn đến lỗi sai về logic, ngữ nghĩa của câu.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
8

Cường, Lê Khắc. "Ngôn ngữ báo chí tiếng Việt hiện đại: Bước chuyển mình mạnh mẽ". TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG, ĐẶC BIỆT (24 грудня 2022): 599–606. http://dx.doi.org/10.59294/hiujs.vol..2022.434.

Testo completo
Abstract (sommario):
Ngôn ngữ báo chí được công nhận như một phong cách chức năng ngôn ngữ của tiếng Việt từ những năm 1990. Với sự bùng nổ truyền thông cuối thiên niên kỷ thứ hai trên thế giới và không khí đổi mới sau năm 1986 tại Việt Nam, báo chí tiếng Việt đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Cùng với văn chương, phong cách báo chí ngày càng thể hiện vai trò của mình trong hệ thống các phong cách ngôn ngữ gọt giũa của tiếng Việt. Đấy là một phong cách ngôn ngữ hiện đại vừa gần gũi với người đọc, nhất là công chúng trẻ, vừa hướng đến chuẩn mực. Khá nhiều từ ngữ mới ra đời, hầu hết xuất phát từ báo chí, truyền thông rồi sau đó du nhập vào vốn từ chung của toàn dân. Câu trên báo chí ngày càng đa dạng, phong phú và nhìn chung là ngắn gọn hơn, hiện đại hơn.
 Bên cạnh đó, ngôn ngữ báo chí cũng bộc lộ những bất cập như lạm dụng từ ngữ nước ngoài, tiêu đề trên một số phương tiện truyền thông ngày càng dài, thiếu gọt giũa và không phản ánh nội dung chính của bài báo,… cần được nhận diện và có biện pháp điều chỉnh, định hướng để giúp cho phong cách báo chí phát triển mạnh hơn và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
9

Đặng, Thị Thu Hiền. "Ứng dụng của ngôn ngữ học khối liệu trong nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ qua ví dụ đối với tiếng Đức". Can Tho University Journal of Science 57, № 4 (2021): 215–22. http://dx.doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.130.

Testo completo
Abstract (sommario):
Sự phát triển vượt bậc của khoa học máy tính có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đường hướng nghiên cứu ngôn ngữ học vào giữa những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Với việc xây dựng các ngân hàng ngữ liệu bao gồm các văn bản điện tử đại diện cho một ngôn ngữ nhất định (khối liệu), các nhà ngôn ngữ học có thể nhanh chóng tiếp cận và tìm kiếm ngữ liệu thực cho các đề tài nghiên cứu của mình trên nền tảng các khối liệu có dung lượng khổng lồ. Nhìn thấy được tiềm năng của khối liệu đối với việc giảng dạy và nghiên cứu về giảng dạy ngoại ngữ, nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới cũng đã xây dựng “khối liệu người học”. Bài viết dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng quan về khối liệu, khối liệu người học và khả năng ứng dụng của nó trong nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ thông qua ví dụ đối với tiếng Đức.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
10

Nguyễn Thị, Như. "Chính sách ngôn ngữ của Singapore". SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 4, № 8 (2021): 29–35. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2018/247.

Testo completo
Abstract (sommario):
Singapore là quốc gia đa ngôn ngữ, vì thế chính sách về ngôn ngữ gắn liền với các kế hoạch của chính phủ. Hiện nay, Chính phủ Singapore duy trì đa dạng ngôn ngữ, tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ trong cộng đồng nói các ngôn ngữ đó thông qua hệ thống giáo dục. Bài viết giới thiệu, tổng thuật về chính sách ngôn ngữ của Singapore và tập trung làm rõ ba vấn đề: (1). Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ của Singapore; (2). Một số nội dung cơ bản về chính sách ngôn ngữ ở Singapore; (3). Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách ngôn ngữ và giải pháp của chính phủ Singapore.
Gli stili APA, Harvard, Vancouver, ISO e altri
Più fonti
Offriamo sconti su tutti i piani premium per gli autori le cui opere sono incluse in raccolte letterarie tematiche. Contattaci per ottenere un codice promozionale unico!

Vai alla bibliografia