Littérature scientifique sur le sujet « Sự tích đền quả sơn »

Créez une référence correcte selon les styles APA, MLA, Chicago, Harvard et plusieurs autres

Choisissez une source :

Consultez les listes thématiques d’articles de revues, de livres, de thèses, de rapports de conférences et d’autres sources académiques sur le sujet « Sự tích đền quả sơn ».

À côté de chaque source dans la liste de références il y a un bouton « Ajouter à la bibliographie ». Cliquez sur ce bouton, et nous générerons automatiquement la référence bibliographique pour la source choisie selon votre style de citation préféré : APA, MLA, Harvard, Vancouver, Chicago, etc.

Vous pouvez aussi télécharger le texte intégral de la publication scolaire au format pdf et consulter son résumé en ligne lorsque ces informations sont inclues dans les métadonnées.

Articles de revues sur le sujet "Sự tích đền quả sơn"

1

Phượng, Lê Thái. « NHỮNG GIÁ TRỊ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM DU LỊCH ĐÁNG NHỚ CỦA DU KHÁCH VỀ DANH THẮNG NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ». TNU Journal of Science and Technology 226, no 12 (6 septembre 2021) : 134–44. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.4918.

Texte intégral
Résumé :
Danh thắng Ngũ Hành Sơn từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa của thành phố Đà Nẵng, được Bộ Văn hoá xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia năm 1980, Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2018. Ngũ Hành Sơn chứa đựng bốn giá trị chính gồm: giá trị lịch sử; giá trị văn hóa; giá trị phong thủy, cảnh quan; giá trị khảo cổ, tư liệu. Nghiên cứu này nhằm xác định các giá trị tác động đến trải nghiệm du lịch đáng nhớ của du khách khi tham quan Ngũ Hành Sơn bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả khảo sát 587 du khách cho thấy giá trị lịch sử tác động đến trải nghiệm đáng nhớ về sự mới lạ, văn hóa bản địa, sự thư giãn, sự ý nghĩa, sự tham gia, kiến thức; giá trị văn hóa và giá trị phong thủy, cảnh quan tác động đến trải nghiệm đáng nhớ về sự hưởng thụ, sự mới lạ, văn hóa bản địa, sự thư giãn, sự ý nghĩa, sự tham gia; giá trị khảo cổ, tư liệu tác động đến trải nghiệm đáng nhớ về văn hóa bản địa, sự thư giãn, sự ý nghĩa, sự tham gia, kiến thức.
Styles APA, Harvard, Vancouver, ISO, etc.
2

Trần Ngọc, Hưng, et Hiếu Trần Trung. « Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số loại cốt liệu có nguồn gốc từ đá mácma đến các đặc tính của bê tông nhựa polymer SBS ». Transport and Communications Science Journal 74, no 2 (15 février 2023) : 132–46. http://dx.doi.org/10.47869/tcsj.74.2.4.

Texte intégral
Résumé :
Cốt liệu mỏ đá Sunway-Quốc Oai đã được biết đến và sử dụng rộng rãi cho bê tông nhựa polymer ở Việt Nam. Việc đánh giá sự khác biệt cũng như hiệu quả sử dụng các loại cốt liệu đá khác thay thế cho đá Sunway là cần thiết, đặc biệt là giúp hiểu rõ hơn về đặc tính thành phần hóa học và đặc tính cơ lý của cốt liệu cũng như của hỗn hợp bê tông nhựa. Bài báo tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, chỉ ra khả năng sử dụng cốt liệu đá ở mỏ Khau Đêm-Lạng Sơn thay thế cho cốt liệu đá ở mỏ Sunway-Quốc Oai truyền thống cho sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa polymer phụ gia Copolymer SBS. Thành phần khoáng vật của hai mẫu đá Khau Đêm và Sunway có sự tương đồng cao, đều là loại đá mácma có tính bazơ mạnh, với hàm lượng SiO2 tương ứng 43,17% và 45,24% sau khi được phân tích bằng phương pháp phổ tán sắc năng lượng tia X (XRF). BTNP12,5-Sunway và BTNP12,5-Khau Đêm qua kết quả thí nghiệm và phân tích thống kê cho thấy sự tương đương nhau về các chỉ tiêu Marshall và khả năng kháng hằn vệt bánh xe. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phù hợp cao của một số loại đá mácma sử dụng cho hỗn hợp bê tông nhựa polymer ở Việt Nam
Styles APA, Harvard, Vancouver, ISO, etc.
3

Hòa, Nguyễn Thị, et Nông Văn Hưng. « HỆ THỐNG GIAO THÔNG TỈNH LẠNG SƠN TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1945 ». TNU Journal of Science and Technology 229, no 03 (22 mars 2024) : 251–58. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.9725.

Texte intégral
Résumé :
Từ năm 1897 đến năm 1945, để phục vụ mục đích cai trị, quân sự và kinh tế, thực dân Pháp đã đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống giao thông ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, hệ thống giao thông tỉnh Lạng Sơn như thế nào và tác động gì đến địa phương và khu vực? Thông qua tài liệu lưu trữ và các tài liệu khác, dựa trên phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phân tích, bài viết sẽ làm rõ sự hình thành, phát triển và tác động của hệ thống giao thông tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn từ năm 1897 đến năm 1945. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời kỳ này, thực dân Pháp đã cải tạo, xây dựng, mở rộng hệ thống giao thông Lạng Sơn nhằm cai trị, khai thác và vơ vét tài nguyên ở Việt Nam nói chung, ở Lạng Sơn và các tỉnh lân cận nói riêng. Hệ thống giao thông ở tỉnh Lạng Sơn tác động cả tích cực và tiêu cực tới mọi mặt của địa phương và khu vực. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho việc dạy học, nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương.
Styles APA, Harvard, Vancouver, ISO, etc.
4

Phạm, Hoàng Lân, et Thị Hoa Phạm. « Khảo sát sự thay đổi giá trị ảnh hưởng của địa hình trong dị thường độ cao tại khu vực vùng núi Lai Châu -Sơn La theo bán kính vùng xét ». Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, no 3 (1 mars 2010) : 32–36. http://dx.doi.org/10.54491/jgac.2010.3.398.

Texte intégral
Résumé :
Bài báo trình bày về kết quả kháo sát sự thay đổi giá trị ảnh hưởng của điạ hình trong dị thường độ cao theo bán kính vùng xét. Chúng tôi đã dùng cả hai phương pháp do tác giả Phạm Hoàng Lân (Việtnam) và Shaofeng Bian (Trung Quốc) đề xuất. Kết quả tính theo hai phương pháp xấp xỉ bằng nhau, độ chênh lớn nhất là 6mm, trung bình 2mm và nhỏ nhất 0mm. Thực hiện phân tích kết quả tính theo các bán kính vùng xét khác nhau, chúng tôi đã đề xuất phương án giảm bán kính vùng lấy tích phân nhằm giảm được thời gian và kinh phí khi tính ảnh hưởng của địa hình trong dị thường độ cao cho một điểm xét bất kỳ tại vùng thực nghiệm Lai Châu-Sơn La.
Styles APA, Harvard, Vancouver, ISO, etc.
5

Mai Hoang Dam, Bui Thi Ngoc Phuong, Truong Tuan Anh, Nguyen Thi Thanh Nga, Tran Duc Ninh, Vu Thi Tuyen, Cao Quoc Hiep, Nguyen Van Su, Nguyen Thi Tham et Phan Van Thang. « Đặc điểm trầm tích Oligocene khu vực Lô 05-1(a) bể Nam Côn Sơn ». Petrovietnam Journal 2 (26 février 2021) : 4–15. http://dx.doi.org/10.47800/pvj.2021.02-01.

Texte intégral
Résumé :
Bài báo giới thiệu sự phát triển của trầm tích Oligocene cùng các đặc điểm thạch học và địa hóa để phục vụ việc đánh giá mô hình hệ thống dầu khí trong Lô 05-1(a). Kết quả nghiên cứu cổ sinh - địa tầng từ các giếng khoan gần đây cho thấy có sự tồn tại của các trầm tích Oligocene, phân bố trải dài từ sườn phía Nam lên đến dải nâng Đại Hùng ở phía Bắc và được lắng đọng trong môi trường từ đồng bằng ven biển đến biển nông ven bờ. Thành phần thạch học chủ yếu là cát kết hạt mịn đến thô và có xu hướng thô dần về phía dải nâng Đại Hùng; lỗ rỗng quan sát được từ 2 - 6,5%, bị ảnh hưởng bởi quá trình nén ép 10 - 80% và xi măng hóa bởi các khoáng vật thứ sinh 10 - 70%. Đá mẹ ở khu vực sườn phía Nam giàu vật chất hữu cơ, đạt ngưỡng trưởng thành nhiệt đến cửa sổ tạo dầu và cho tiềm năng sinh dầu - khí, trong khi ở dải nâng Đại Hùng thiên về tiềm năng sinh khí. Điều này cũng cho thấy đá mẹ trong Lô 05-1(a) mang tính địa phương, không đại diện cho nguồn sinh của khu vực.
Styles APA, Harvard, Vancouver, ISO, etc.
6

Trang, Nguyễn Phú Phương, Đỗ Uyên Tâm et Đoàn Thị Kim Thanh. « Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hành khách : Bằng chứng từ cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ». TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 17, no 3 (29 novembre 2021) : 50–67. http://dx.doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.17.3.1918.2022.

Texte intégral
Résumé :
Nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hành khách đối với nhà ga quốc nội, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TSN). Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM) nhằm kiểm định các mối quan hệ giữa các giả thuyết, áp dụng phương pháp khảo sát mẫu chặn được thu thập từ 230 ở phòng chờ nhà ga quốc nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ, giá trị cảm nhận và hình ảnh sân bay có tác động đến sự hài lòng của hành khách. Trong đó, chất lượng dịch vụ là một khái niệm bậc hai bao gồm các thành phần: hiệu quả, hiệu suất, tương tác và trang trí, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự hài lòng. Đối với tác động gián tiếp, giá trị cảm nhận và hình ảnh sân bay đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng. Giá trị cảm nhận có tác động lớn nhất đến sự hài lòng so với chất lượng dịch vụ và hình ảnh sân bay. Nghiên cứu này cung cấp các hàm ý quản trị đối với sân bay TSN nhằm thiết lập các chiến lược nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững cũng như tạo ra hình ảnh sân bay tích cực, gia tăng giá trị cảm nhận và nâng cao mức độ hài lòng.
Styles APA, Harvard, Vancouver, ISO, etc.
7

Hoài, Dương Thị Thu, Lương Trung Sơn, Nguyễn Văn Tâm et Cù Ngọc Bắc. « GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG CAO J02 THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ ». TNU Journal of Science and Technology 226, no 17 (10 novembre 2021) : 132–43. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.5143.

Texte intégral
Résumé :
Nghiên cứu tập trung vào 3 nhóm đối tượng có diện tích cấy lúa chất lượng cao J02 đại diện cho 3 vùng sinh thái của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (bao gồm Sơn Hùng, Võ Miếu, Yên Lương chia ra 3 nhóm hộ: nhóm kinh tế khá, trung bình và nghèo). Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia, thu thập số liệu, phân tích thống kê mô tả, phân tổ thống kê, phương pháp so sánh và SWOT để làm rõ những mục tiêu nghiên cứu đề ra. Kết quả cho thấy, việc đầu tư thâm canh cao sẽ cho kết quả cao hơn. Mức độ đầu tư ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất của hộ dân, lợi nhuận xã Sơn Hùng 920 nghìn đồng/sào (tương đương 25.484 nghìn đồng/ha); nhóm hộ xã Võ Miếu 855 nghìn đồng/sào (bằng 23.684 nghìn đồng/ha) và nhóm hộ xã Yên Lương 828 nghìn đồng/sào (là 22.936 nghìn đồng/ha). Qua điều tra cho thấy ở những hộ có điều kiện kinh tế thì trình độ văn hóa của họ cũng cao hơn hẳn hộ nghèo và quy mô diện tích của họ cũng nhiều hơn. Mức độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật của họ cũng cao hơn nên thuận tiện cho việc chăm sóc; từ đó giảm được một số chi phi nhất định. Kết hợp cả ba yếu tố trên, sản phẩm sẽ đạt chất lượng tốt hơn, như vậy giá bán và hiệu quả sản xuất J02 sẽ cao hơn.
Styles APA, Harvard, Vancouver, ISO, etc.
8

Đỗ, Trọng Thành, et Gia Thủy Phan Bùi. « CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TOUR DU LỊCH ẢO TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 ». Hue University Journal of Science : Social Sciences and Humanities 131, no 6D (16 novembre 2022) : 195–212. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v131i6d.6518.

Texte intégral
Résumé :
Đại dịch COVID-19 đã đưa ngành du lịch toàn cầu vào bế tắc. Trước tình hình đó, các nhà quản lý địa điểm du lịch đã áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo như các tour du lịch ảo (virtual tour) để thu hút du khách tiềm năng. Nghiên cứu này khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng tour du lịch ảo trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Những yếu tố này bao gồm cảm nhận tích cực về sự dễ sử dụng, sự thích thú, sự hữu ích của tour du lịch ảo, cũng như những cảm nhận tiêu cực về sự phiền toái và sự rủi ro đến từ đại dịch COVID-19. Kết quả phân tích dựa trên dữ liệu được thu thập từ 169 người dân ở TP.HCM sau khi được trải nghiệm ít nhất 1 trong 3 tour du lịch ảo ở 3 địa danh khác nhau (hang Sơn Đoòng, Mộc Châu, và Thái Lan). Kết quả cho thấy những yếu tố cảm nhận trên có thể dự đoán ý định sử dụng tour du lịch ảo của khách du lịch. Ngoài ra, các đề xuất thực tế cũng được đưa ra để người quản lý địa điểm du lịch cân nhắc khi chọn tour du lịch ảo như một công cụ quảng cáo hoặc như một sản phẩm du lịch thay thế tạm thời trong giai đoạn đại dịch COVID-19.
Styles APA, Harvard, Vancouver, ISO, etc.
9

Huấn, Vũ Phan, et Lê Kim Hùng. « PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH LÀM VIỆC CỦA RƠLE BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH KỸ THUẬT SỐ BẰNG PHẦN MỀM ETAP ». TNU Journal of Science and Technology 226, no 11 (21 juillet 2021) : 108–16. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.4498.

Texte intégral
Résumé :
Bài báo trình bày quy trình tự động tạo thông số chỉnh định vùng bảo vệ khoảng cách cho lưới điện 110kV có 33 nút. Sau khi nhập giá trị thông số đường dây, máy phát và phụ tải vào bảng tính Excel, công cụ Matlab GUI sẽ đọc dữ liệu và vẽ sơ đồ lưới điện để tính toán vùng làm việc Z1, Z2 và Z3 của rơle bảo vệ kỹ thuật số được chọn là SEL 311L của đường dây Buôn Koup – Hòa Phú. Tiếp đến, xây dựng mô hình mô phỏng lưới điện bằng phần mềm ETAP nhằm đánh giá sự làm việc đúng của rơle trong điều kiện thay đổi của điện trở sự cố, vị trí sự cố, kiểu sự cố và có xét đến sự tham gia của nguồn điện mặt trời Trúc Sơn. Kết quả của bài báo cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc về khả năng làm việc của chức năng bảo vệ khoảng cách được sử dụng phổ biến để bảo vệ đường dây tải điện. Các nhận định từ bài báo phù hợp với thực tế bởi vì khắc phục được một trong những thách thức về thời gian kiểm tra sự phối hợp bảo vệ mà các nhà kỹ thuật gặp phải trong vận hành. Bên cạnh đó, bài báo còn đưa ra gợi ý bổ sung thư viện rơle Toshiba GRZ200, Nari RCS902 còn thiếu của ETAP để hãng sản xuất xem xét.
Styles APA, Harvard, Vancouver, ISO, etc.
10

Đoàn Văn, Trường. « ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN CƠ CẤU LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN SINH SỐNG TẠI KHU KINH TẾ NGHI SƠN TỈNH THANH HÓA ». Tạp chí Khoa học, no 03 (12) T11 (18 avril 2022) : 144. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/56.

Texte intégral
Résumé :
Khu kinh tế Nghi Sơn là một trong những vùng trọng điểm kinh tế công nghiệp của Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Sự phát triển khu kinh tế đã làm thay đổi nhiều mặt đời sống của người dân địa phương. Đó là sự chuyển đổi các mô hình kinh tế theo hướng đô thị hiện đại, thu hẹp quy mô và lối sống nông thôn. Tuy nhiên, quá trình phát triển khu công nghiệp hiện nay đã tạo nên sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động, việc làm của người lao động bị thu hồi đất. Nghiên cứu này được chúng tôi phân tích dựa trên việc khảo sát từ 1.120 hộ gia đình bị thu hồi đất tại khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các cơ quan chức năng ban hành những quyết sách đúng, hợp lý trong việc giải quyết vấn đề cơ cấu lao động, việc làm. Đồng thời, góp phần xây dựng hệ thống các giải pháp và mô hình nhằm giải quyết vấn đề sinh kế cho người lao động bị thu hồi đất tại khu kinh tế Nghi Sơn hiện nay.
Styles APA, Harvard, Vancouver, ISO, etc.

Chapitres de livres sur le sujet "Sự tích đền quả sơn"

1

Dai, Tuyen Quang. « Reassessing the conservation and restoration activities of Champa temples in Ninh Thuan province, Vietnam | Đánh giá lại hoạt động bào tồn và trùng tu đền tháp Champa ở tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam ». Dans From Megaliths to Maritime Landscapes : Perspectives on Indo-Pacific Archaeology, 64–82. SEAMEO SPAFA, 2024. http://dx.doi.org/10.26721/spafa.p663o83rkr-6.

Texte intégral
Résumé :
The preservation and restoration of Champa temples in Ninh Thuan Province, Vietnam, have been the subject of increasing attention from the government and conservation experts. This study aims to reevaluate the current conservation and restoration efforts and provide recommendations for ensuring the sustainable preservation of these important cultural relics. The research data were gathered between 2010 and 2019, using a combination of archival documents, site surveys, and ethnographic fieldwork. The study highlights that Champa temples are valuable national and special national heritage sites, receiving significant support from the State of Vietnam to safeguard and protect these historical structures. Despite the substantial conservation and management efforts, certain conservation methods have resulted in some limitations, such as testing directly on the body of the tower and modifying the architectural features of the sculptures and new constructions of the Champa temple, which could alter the core meaning of these sites. Therefore, this study suggests that conservationists and researchers must closely collaborate with the Cham community to understand and appreciate the significance of the Champa heritage, while also preserving its cultural and historical authenticity. Overall, this research proposes a reconsideration of the conservation approach, taking into account the cultural context, community values, and long-term sustainability of the Champa temples in Ninh Thuan Province, Vietnam. Nghiên cứu này đánh giá lại việc trùng tu và bảo tồn các đền tháp Champa ở Ninh Thuận và gợi mở một số đề xuất nhằm thực hiện công tác bảo tồn một cách đảm bảo nhất trong tương lai. Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2019 bằng việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm dữ liệu văn bản, khảo sát thực địa và nghiên cứu điền dã dân tộc học. Nghiên cứu này cho thấy rằng các đền tháp Champa đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước Việt Nam nên được công nhận là di sản quốc gia và di sản quốc gia đặc biệt. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có những biện pháp để bảo tồn và bảo vệ các di tích này. Do đó, có một số kiến trúc và nghệ thuật đã và đang dần được duy trì và bảo vệ. Tuy nhiên, những nỗ lực bảo tồn và quản lý đã có một số vấn đề giới hạn từ cách tiếp cận bảo tồn của các chuyên gia trùng tu. Cụ thể, thử nghiệm trực tiếp trên thân tháp, thay đổi nhiều đặc điểm kiến trúc điêu khắc và xây mới hướng lên tháp Champa đã làm thay đổi ý nghĩa cốt lõi của đền tháp Champa. Nghiên cứu này khẳng định rằng, các nhà nghiên cứu và trung tu đền Champa cần phải nghiên cứu một cách kỹ lượng và gắn với cộng đồng Chăm để đảm bảo được tính nguyên trạng và ý nghĩa di sản Champa.
Styles APA, Harvard, Vancouver, ISO, etc.

Actes de conférences sur le sujet "Sự tích đền quả sơn"

1

Giang, Do Truong. « A preliminary survey of Chinese ceramics in Champa archaeological sites | Khảo sát sơ bộ về đồ gốm sứ Trung Quốc tại các địa điểm khảo cổ học Champa ». Dans The SEAMEO SPAFA International Conference on Southeast Asian Archaeology and Fine Arts (SPAFACON2021). SEAMEO SPAFA, 2021. http://dx.doi.org/10.26721/spafa.pqcnu8815a-12.

Texte intégral
Résumé :
The Champa Kingdom was recognized popularly as a typical maritime polity in premodern Southeast Asia. Thanks to its strategic location between the Chinese market and Southeast Asia and South Asia, the Champa coast became a frequent destination of foreign traders and merchant ships for centuries. Ceramics was among the essential commodities in trade between Champa and international traders. This article relies on archaeological records and field surveys at Champa sites in central Vietnam to provide an overview of the distribution of Chinese ceramics in central Vietnam from the 7th to 10th centuries. Based on this primary data set, the author will discuss the trade and diplomatic relations between Champa and China and their implication to Champa’s state development. Vương quốc Champa được ghi nhận như một vương quốc biển điển hình ở Đông Nam Á thời kỳ cổ trung đại. Nhờ vị trí chiến lược giữa thị trường Trung Quốc với các nước Đông Nam Á và Nam Á, bờ biển Champa trở thành điểm đến thường xuyên của các thương nhân và tàu buôn nước ngoài trong nhiều thế kỷ. Gốm sứ là một trong những mặt hàng thiết yếu trong giao thương giữa Champa và các thương nhân quốc tế. Bài viết này dựa trên các dữ liệu khảo cổ học và kết quả khảo sát thực địa tại các địa điểm khảo cổ học Champa ở miền Trung Việt Nam để cung cấp một cái nhìn mang tính tổng thể về sự phân bố của đồ gốm sứ Trung Quốc ở miền Trung Việt Nam từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10. Dựa trên bộ dữ liệu cơ bản này, tác giả sẽ thảo luận về quan hệ bang giao và thương mại giữa Champa với Trung Quốc thời Đường và ý nghĩa của mối quan hệ này đối với sự phát triển nhà nước của Champa.
Styles APA, Harvard, Vancouver, ISO, etc.
Nous offrons des réductions sur tous les plans premium pour les auteurs dont les œuvres sont incluses dans des sélections littéraires thématiques. Contactez-nous pour obtenir un code promo unique!

Vers la bibliographie