To see the other types of publications on this topic, follow the link: Y học cổ truyền.

Journal articles on the topic 'Y học cổ truyền'

Create a spot-on reference in APA, MLA, Chicago, Harvard, and other styles

Select a source type:

Consult the top 50 journal articles for your research on the topic 'Y học cổ truyền.'

Next to every source in the list of references, there is an 'Add to bibliography' button. Press on it, and we will generate automatically the bibliographic reference to the chosen work in the citation style you need: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

You can also download the full text of the academic publication as pdf and read online its abstract whenever available in the metadata.

Browse journal articles on a wide variety of disciplines and organise your bibliography correctly.

1

Nguyễn, Thị Xuyên. "Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã tỉnh Thái Bình và giải pháp mô hình hiệu quả khám chữa bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 34, no. 1 (January 5, 2021): 71–78. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v34i1.131.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã tỉnh Thái Bình năm 2019. Đánh giá hiệu quả công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình đến năm 2020. Kết quả: Điều tra 286 trạm y tế xã ở tỉnh Thái Bình cho thấy cán bộ ở tuyến này còn hạn chế về trình độ chuyên môn và thiếu về cả số lượng và chất lượng. Trình độ chuyên môn của đối tượng điều tra: Trung học: 54,45%; Cao đẳng 12,17%; Đại học: 27,72%; sau đại học: 5,64%. Nguồn lực y học cổ truyền phân bố không đều, ở tuyến tỉnh 28,48%, huyện 20,7% và xã: 50,81%. Lĩnh vực chuyên môn đang làm của cán bộ y học cổ truyền chủ yếu là khám chữa bệnh: 95,60%. Toàn tỉnh thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã tỉnh Thái Bình. Trong toàn năm 2019, đạt 97,55%. Các đề tài nghiên cứu khoa học còn hạn chế về số lượng và phạm vi ứng dụng. Hoạt động khám chữa bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình ngày một phát triển, là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của tỉnh. Dù vậy, Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình vẫn chưa đáp ứng được các mục tiêu chiến lược của Chính phủ đề ra về chất lượng khám chữa bệnh, cũng như nhu cầu khám chữa bệnh của cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Kiến nghị: Tác giả đưa ra một số giải pháp: tăng cường công tác đào tạo cán bộ, trong đó đặc biệt đào tạo cán bộ chuyên y học cổ truyền trình độ cao, chuyên sâu. Phân bố nguồn nhân lực cho phù hợp giữa tuyến tỉnh, huyện và xã. Tăng cường đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, triển khai, nhân rộng mô hình hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã tỉnh Thái Bình.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Yến, Hoàng Lê Hải, and Trịnh Thị Lụa. "Tỷ lệ mắc và thể lâm sàng của tâm căn suy nhược trên bệnh nhân viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương 7/2020-2/2021." Tạp chí Nghiên cứu Y học 158, no. 10 (October 11, 2022): 205–11. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v158i10.1079.

Full text
Abstract:
Mô tả tỷ lệ mắc và phân thể lâm sàng theo y học cổ truyền và y học hiện đại của tâm căn suy nhược trên bệnh nhân viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung tại khoa Kiểm soát và điều trị Ung bướu Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương từ tháng 7/2020 - 2/2021. Theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung, xác định bệnh nhân tâm căn suy nhược theo ICD10, CCMD-3 và tứ chẩn theo Y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số bệnh nhân được khảo sát, tỷ lệ mắc tâm căn suy nhược là 58,8%. Theo Y học cổ truyền, thể Tâm can thận âm hư và Tâm tỳ hư chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 40% và 35% thuộc thể trung gian của Y học hiện đại (75%). Thể can khí uất kết (16,6%) và âm hư hỏa vượng (6,7%) thuộc thể cường của Y học hiện đại (23,3%). Thể thận âm thận dương hư chiếm tỷ lệ thấp (1,7%) và tương đương với thể nhược của Y học hiện đại. Kết luận: Tỷ lệ tâm căn suy nhược trên bệnh nhân viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung lớn. Các thể Y học hiện đại đều có thể Y học cổ truyền tương ứng, trong đó thể trung gian gồm tâm can thận âm hư và tâm tỳ hư chiếm chủ yếu.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

Đặng, Hoàng Toàn, and Thị Tam Giang Tống. "Khảo sát thể lâm sàng của người bệnh trĩ theo y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nghệ An." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 52, no. 5 (September 10, 2023): 22–26. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v52i5.240.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát thể lâm sàng bệnh trĩ theo y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nghệ An năm 2022. Xác định mối liên quan giữa các thể lâm sàng bệnh trĩ của Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là 250 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh trĩ theo tiêu chuẩn lựa chọn, đến khám lần đầu tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nghệ An từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022. Kết quả: Thể khí huyết lưỡng hư chiếm tỷ lệ nhiều nhất (44,8%), thể nhiệt độc chiếm tỷ lệ 34,8%; Có sự tương đồng giữa các thể lâm sàng Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Kết luận: Qua quá trình phân tích nhân tố, có hai thể lâm sàng bệnh trĩ theo y học cổ truyền được rút ra bao gồm: - Thể thấp nhiệt trở trệ (Nhân tố F1): Cảm giác nóng rát hậu môn sau đại tiện, cảm giác sa hậu môn sau đại tiện, hoa mắt chóng mặt, mạch trầm hoạt. - Thể tỳ hư (Nhân tố F2): Ăn ít, ngủ ít, khó vào giấc.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

Lường, Anh Tú, and Quang Huy Đoàn. "Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và hiệu quả giải pháp can thiệp năm 2022." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 51, no. 4 (July 31, 2023): 27–34. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v51i4.227.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2021 và xây dựng mô hình và đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện nâng cao hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả ngang, phân tích số liệu thứ cấp và nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Đối tượng nghiên cứu bao gồm: các trưởng trạm y tế xã, cán bộ trực tiếp tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, sổ sách báo cáo. Kết quả: Sau 1 năm can thiệp kiến thức cán bộ y tế chuyên trách về y học cổ truyền được cải thiện rõ rệt từ chủ yếu ở mức Trung bình và Yếu (trước can thiệp) lên mức Tốt (sau can thiệp). Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của trạm y tế hai xã can thiệp đã tăng lên rõ rệt, từ 33,8% (trước can thiệp) lên 53,9% (sau can thiệp). Chỉ số hiệu quả=59,5% và hiệu quả can thiệp=46,9%. Kết luận: So với trước can thiệp, tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của trạm y tế hai xã đã tăng lên rõ rệt; kiến thức và kỹ năng thực hành về châm cứu và kê đơn thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền cũng tăng lên rõ rệt.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Trần, Thị Minh Tâm, and Trung Hậu Bùi. "Đánh giá nhu cầu sử dụng phương pháp Y học cổ truyền điều trị Hội chứng dạ dày tá tràng của người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 49, no. 2 (May 19, 2023): 63–71. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v49i2.30.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sử dụng phương pháp Y học cổ truyền điều trị Hội chứng dạ dày tá tràng của người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan sử dụng phương pháp Y học cổ truyền điều trị Hội chứng dạ dày tá tràng của người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Cỡ mẫu 632 người dân được chọn theo phương pháp lấy mẫu cụm và hệ thống. Đánh giá tỉ lệ mắc hội chứng dạ dày tá tràng, đặc điểm bệnh lý, nhu cầu sử dụng các phương pháp Y học cổ truyền và các yếu tố liên quan đến tình trạng sử dụng y học cổ truyền trong điều trị hội chứng dạ dày tá tràng. Kết quả nghiên cứu: Trong tổng số 632 người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, có 147 người hiện mắc hội chứng dạ dày tá tràng (HCDDTT) chiếm 23,26%. Trong số người hiện mắc HCDDTT, tỷ lệ có sử dụng phương pháp y học cổ truyền (YHCT) để điều trị là 33,3%, 53,1% người bệnh sử dụng kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Nhu cầu sử dụng YHCT để điều trị HCDDTT ở nhóm người hiện mắc bệnh này là 74,1%. Yếu tố liên quan có ý nghĩa đến nhu cầu sử dụng YHCT trong điều trị HCDDTT đối với người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 là tuổi và hiện có mắc HCDDTT. Kết luận: tỷ lệ người dân có sử dụng phương pháp y học cổ truyền để điều trị hội chứng dạ dày tá tràng ở mức trung bình. Yếu tố liên quan tới nhu cầu sử dụng y học cổ truyền là tuổi và tình trạng hiện có mắc hội chứng dạ dày tá tràng.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
6

Trịnh, Khắc Mạnh. "Truyện thơ của các dân tộc (Kinh, Tày, Thái) từ góc nhìn so sánh qua truyện thơ “Dũng sĩ diệt ác thú”." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 5, no. 11 (December 8, 2020): 5–12. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2019/272.

Full text
Abstract:
Một mảng văn học đặc sắc mà ba dân tộc Kinh, Tày và Thái đã sử dụng chữ viết cổ truyền của mình để sáng tác nên những tác phẩm bất hủ truyền lại đến hôm nay. Đó là thể loại truyện thơ: dân tộc Kinh có truyện thơ Nôm viết theo thể song thất lục bát, dân tộc Tày có truyện thơ Nôm viết theo thể thất ngôn trường thiên, dân tộc Thái có truyện thơ viết bằng chữ Thái cổ thể tự do. Mảng văn học này đã đóng góp nhất định vào lịch sử phát triển văn học của mỗi dân tộc nói riêng và lịch sử văn học Việt Nam nói chung. Để có cái nhìn so sánh văn học Việt Nam nói chung và truyện thơ giữa các dân tộc Kinh, Tày và Thái; bài viết chọn các tác phẩm có cùng đề tài cốt truyện về dũng sĩ diệt ác thú để phân tích, từ đó đưa ra một số nhận xét về sự giao thoa văn hóa, văn học giữa các dân tộc Kinh, Tày và Thái ở miền Bắc Việt Nam.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
7

Nguyễn, Ngọc Như Huyền, Ngọc Hiếu Nguyễn, Thái Hợp Nguyễn, Thị Diểm Kiều Bùi, Thị Thúy Ngân Cao, Trọng Tuân Võ, and Thị Hoài Trang Nguyễn. "KHẢO SÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÓC THƯỜNG GẶP VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC TÓC BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY NĂM CUỐI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, no. 71 (February 26, 2024): 146–53. http://dx.doi.org/10.58490/ctump.2024i71.2341.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Tóc đóng vai trò quan trọng trong xây dựng sự tự tin, tình trạng tóc xấu đi sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, việc áp dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc tóc ngày càng được nhiều người quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, mức độ một số vấn đề về tóc thường gặp và khảo sát nhu cầu áp dụng Y học cổ truyền trong việc chăm sóc tóc của sinh viên chính quy năm cuối Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích trên 194 sinh viên chính quy năm cuối đang học tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023. Kết quả: Sinh viên gặp vấn đề về tóc chiếm tỷ lệ khá cao (70,6%), rụng tóc là vấn đề sinh viên gặp nhiều nhất (47,4%). Hầu hết các vấn đề đều ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu áp dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc tóc khá cao (73%), trong đó phương pháp gội đầu bằng dược liệu thiên nhiên chiếm ưu thế (98%). Rụng tóc là vấn đề mong muốn khắc phục bằng Y học cổ truyền nhiều nhất (79%). Đa số sinh viên có thể chấp nhận được khoảng thời gian từ 1 đến dưới 6 tháng (64%) áp dụng Y học cổ truyền và khoản chi phí từ 50.000 đồng đến dưới 200.000 đồng (48%) cho mỗi lần áp dụng trong chăm sóc tóc. Kết luận: Sinh viên gặp vấn đề về tóc và có nhu cầu chăm sóc tóc bằng các phương pháp Y học cổ truyền chiếm tỷ lệ khá cao.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
8

Tú, Nguyễn Thị Thanh, and Đặng Trúc Quỳnh. "Mô hình bệnh tật và tình hình điều trị tại khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2017 – 2018." Tạp chí Nghiên cứu Y học 152, no. 4 (April 28, 2022): 161–70. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v152i4.671.

Full text
Abstract:
Kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong khám chữa bệnh đã trở thành định hướng chiến lược và mục tiêu cơ bản trong chính sách y tế quốc gia. Khoa Ngoại bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội là một trong các khoa tiêu biểu của bệnh viện đã và đang thực hiện theo chính sách này để nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Nghiên cứu được tiến hành hồi cứu, khảo sát mô hình bệnh tật và tình hình điều trị nội trú tại khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2017 – 2018 dựa trên 2253 bệnh án lưu trữ. Trong hai năm 2017 – 2018, tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật là 23,79%. Phân loại kết quả điều trị chung trong hai năm của khoa có 10,21% khỏi và 84,91% đỡ. Phương pháp điều trị kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại được sử dụng cho 77,54% bệnh nhân, có tỷ lệ khỏi và đỡ là 97,20% cao hơn phương pháp điều trị Y học hiện đại đơn thuần.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
9

Trang, Ngô Thị Thu, and Đinh Thị Hà. "EDUCATING TRADITIONAL CULTURE VALUES THROUGH TAY NOM POETRY STORY FOR ETHNIC MINORITY STUDENTS IN QUANG NINH PROVINCE." TNU Journal of Science and Technology 227, no. 04 (March 31, 2022): 162–69. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.5646.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị văn hóa truyền thống qua văn học cổ truyền là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm, trong đó có tỉnh Quảng Ninh. Để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu của mình chúng tôi sử dụng các phương pháp như phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp khảo sát, thống kê, phỏng vấn, quan sát khách quan, phương pháp nghiên cứu tư liệu, phân tích, tổng hợp… Từ kết quả khảo sát thực trạng giáo dục giá trị văn hóa truyền thống qua truyện thơ Nôm Tày cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh chúng tôi nhận thấy còn nhiều bất cập như sự thiếu hụt kiến thức của giáo viên và học sinh, nhận thức của giáo viên và học sinh còn hạn chế, tài liệu còn thiếu thốn, các biện pháp giáo dục chưa thực sự phù hợp,…Trên cơ sở đánh giá thực trạng chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống qua văn học cổ truyền cho học sinh người dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh nói riêng và khu vực miền núi phía Bắc nói chung.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
10

Tú, Nguyễn Thị Thanh, and Đặng Trúc Quỳnh. "Mô hình bệnh tật và tình hình điều trị bệnh sản phụ khoa tại Khoa phụ sản Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2018 - 2019." Tạp chí Nghiên cứu Y học 158, no. 10 (October 11, 2022): 221–29. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v158i10.1039.

Full text
Abstract:
Mô hình bệnh tật của khoa Phụ sản tại một bệnh viện Y học cổ truyền có những nét đặc thù riêng. Từ mô hình bệnh tật, khoa có thể xây dựng kế hoạch học tập, đào tạo, đầu tư, hướng phát triền phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu; khảo sát mô hình bệnh tật và tình hình điều trị các bệnh lý sản phụ khoa tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2018 - 2019. Khảo sát 577 bệnh án sản phụ khoa gồm các bệnh chủ yếu là dọa sảy thai, dọa đẻ non, sa sinh dục, u xơ tử cung, áp xe vú, viêm tuyến vú, rong kinh, mãn kinh. Phương pháp điều trị chủ yếu là nội khoa kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại chiếm 95,8%); tỷ lệ phẫu thuật là 4,2%.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
11

Huỳnh, Phượng Nhật Quỳnh, Trần Nhất Phong Đào, Văn Đệ Trần, Thị Thư Trần, Ngọc Diễm Lê, Ngọc Chi Lan Nguyễn, and Kiều Anh Thơ Phạm. "KHẢO SÁT TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ SẴN LÒNG TIÊM PHÒNG VACCINE COVID-19 CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, no. 66 (November 3, 2023): 126–33. http://dx.doi.org/10.58490/ctump.2023i66.550.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Tối đa hóa sự chấp nhận và bao phủ của vaccine Covid-19 trong cộng đồng là mục tiêu quan trọng trong chiến dịch tiêm chủng. Vì vậy, việc xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến sự sẵn lòng tiêm vaccine của sinh viên ngành Y học cổ truyền tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến sự sẵn lòng tiêm vaccine Covid-19 của sinh viên ngành Y học cổ truyền Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 675 sinh viên ngành Y học cổ truyền tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2021 đến tháng 7/2021. Nghiên cứu thực hiện qua khảo sát trực tuyến với bảng hỏi được tạo trên nền tảng Google Form. Kết quả: có 44,7% sinh viên rất sẵn lòng và 34,6% sinh viên sẵn lòng tham gia tiêm vaccine Covid-19. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy rằng các yếu tố gồm: tình trạng hôn nhân, khóa học, tình trạng mắc các bệnh mãn tính và yếu tố có người quen từng tiêm là các yếu tố có liên quan đến sự sẵn lòng tiêm vaccine Covid-19 ở các sinh viên Y học cổ truyền tham gia khảo sát. Kết luận: Đa phần sinh viên Y học cổ truyền Trường Đại học Y Dược Cần Thơ sẵn lòng tiêm vaccine Covid-19, cho thấy thái độ tích cực trong việc ứng phó với đại dịch. Nhưng vẫn còn tồn tại một số rào cản làm ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tiêm. Nhà quản lý, nhà trường cần có các giải pháp thích hợp trong việc cải thiện các rào cản này.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
12

Nguyễn, Thị Lan, Tiến Chung Nguyễn, Quốc Huy Nguyễn, Thị Thu Trang Nguyễn, and Văn Toàn Nguyễn. "Đặc điểm lâm sàng y học cổ truyền của đối tượng nhiễm Covid 19 điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bắc Giang." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 40, no. 7 (November 15, 2021): 41–45. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v40i7.201.

Full text
Abstract:
Covid 19 là tên gọi của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) gây ra. Dịch bệnh Covid 19 gây suy giảm nền kinh tế và ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người. Y học cổ truyền từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát phòng và điều trị bệnh truyền nhiễm. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi tiến hành nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng theo Y học cổ truyền của đối tượng mắc Covid 19, từ đó phân thể bệnh là tiền đề cho việc xây dựng pháp điều trị Y học cổ truyền phù hợp. Tiến hành khảo sát trên 126 đối tượng nghiên tại Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh Bắc Giang cho thấy tuổi trung bình là 30 tuổi (nữ cao gấp 3 lần nam); chủ yếu là công nhân đến từ nhiều vùng miền, đều có tiền sử sống trong vùng có dịch; các chứng trạng hay gặp là sốt (54,17%), mệt mỏi (87,96%), ho khan (81,02%), họng khô (51,85%), họng đau (55,56%), miệng khô (54,29%), miệng khát (58,80%), đau đầu (53,79%), rêu lưỡi trắng mỏng (69,91%); thể bệnh hay gặp là “tà tại phế vệ” (93,06%), phần lớn thuộc biểu thực (biểu thực nhiệt 50,46%, biểu thực hàn 45,83%).
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
13

Hoàng, Anh Thư, Tú Anh Hà, Hương Giang Phạm, Lê Anh Thư Nguyễn, and Nhị Vân Châu. "KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ CỦA SINH VIÊN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH BỆNH COVID-19 NĂM 2021." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, no. 62 (July 31, 2023): 201–6. http://dx.doi.org/10.58490/ctump.2023i62.2078.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Mất ngủ là một tình trạng lâm sàng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Khảo sát tình trạng mất ngủ của sinh viên Y học cổ truyền trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 có ý nghĩa cảnh báo vấn đề sức khỏe của sinh viên, là cơ sở để thúc đẩy nhà trường và xã hội quan tâm hơn sức khỏe sinh viên. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sinh viên Y học cổ truyền mất ngủ bằng thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng mất ngủ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với đối tượng là tất cả sinh viên Y học cổ truyền Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021. Kết quả: Trong tổng số 453 sinh viên có 73,3% sinh viên bị mất ngủ (PSQI > 5). Chưa xác định được mối liên quan giữa mất ngủ với các yếu tố như sử dụng chất kích thích, không gian ngủ, sử dụng thiết bị điện tử, tuy nhiên có mối liên quan giữa mất ngủ và tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ sinh viên Y học cổ truyền trường Đại học Y Dược Cần Thơ bị mất ngủ cao trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến năm 2021.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
14

Đàm, Tú Quỳnh, and Thị Hoa Phạm. "Thực trạng học tiếng Trung chuyên ngành y học cổ truyền của sinh viên tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 35, no. 2 (March 10, 2021): 12–18. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v35i2.133.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu cắt ngang nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng học tiếng Trung chuyên ngành Y học cổ truyền của sinh viên hệ chính quy năm thứ 3 đang học tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam năm học 2019-2020. Khảo sát, đánh giá thực trạng của sinh viên thông qua bộ câu hỏi phát vấn gồm 25 câu hỏi với 345 đối tượng nghiên cứu tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên thấy học tiếng Trung chuyên ngành rất cần thiết là 95.9%, 95.1% cảm thấy nội dung giáo trình Hán ngữ Trung Y sử dụng để giảng dạy hiện nay là phù hợp. Nghiên cứu đã tìm thấy có mối liên quan giữa nội dung giảng dạy, phương pháp học và dạy, thời lượng và sĩ số.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
15

Võ, Trọng Tuân, Thị Như Quỳnh Nguyễn, and Thị Anh Đào Nguyễn. "KHẢO SÁT MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRẦM CẢM THEO THANG ĐO PHQ-9 VÀ THỂ CHẤT Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH." Y HOC TP. HO CHI MINH 27, no. 1 (April 15, 2024): 138–45. http://dx.doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.01.20.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát khảo sát tỷ lệ trầm cảm và tìm mối liên quan giữa các dạng thể chất Y học cổ truyền và trầm cảm theo thang đo PHQ-9 trên sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (UMP). Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 1459 sinh viên tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2024-02/2024. Dữ liệu được thu thập từ sinh viên bao gồm đặc điểm chung, đặc điểm thể chất Y học cổ truyền bằng bảng câu hỏi Thể chất Y học cổ truyền (CCMQ), điểm trầm cảm theo bảng câu hỏi PHQ-9. Thực hiện phân tích hồi quy logictis để xác định mối liên quan giữa các dạng thể chất Y học cổ truyền và nguy cơ trầm cảm theo thang đo PHQ-9. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ trầm cảm là 28,4%. Phân tích hồi quy logictis đa biến cho thấy trầm cảm có mối liên quan nghịch với thể chất Cân bằng (B=-0,060; p<0,001), Dương hư (B=-0,027; p<0,001) và mối liên quan thuận với thể chất Khí uất (B=0,04; p<0,001), Huyết ứ (B=0,017; p<0,05). Kết luận: Thể chất Cân bằng, Dương hư, Huyết ứ và Khí uất là những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ trầm cảm.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
16

Châu, Nhị Vân, and Vĩ Ngô. "NHÂN 01 TRƯỜNG HỢP BỆNH NHI 11 THÁNG MẮC COVID-19 MỨC ĐỘ NHẸ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG BÀI THUỐC CHÂU THỊ NGÂN KIỀU GIẢI ĐỘC CỦA GIÁO SƯ NGÔ VĨ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, no. 60 (June 29, 2023): 235–39. http://dx.doi.org/10.58490/ctump.2023i60.1888.

Full text
Abstract:
COVID-19 là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus corona SARS-CoV-2 và các biến thể của nó, gây nguy hiểm tính mạng. Vào tháng 11 năm 2021, số lượng trẻ mắc COVID-19 khá nhiều, nhưng rất hiếm trẻ em mắc COVID-19 được điều trị bằng Y học cổ truyền. Tuy nhiên, tác giả đã ứng dụng bài thuốc Châu thị Ngân kiều giải độc của giáo sư Ngô Vĩ điều trị được 1 trường hợp bệnh nhi 11 tháng tuổi mắc COVID-19 mức độ nhẹ, biểu hiện sốt, ho, chảy mũi nghẹt mũi, khó ngủ, test nhanh dương tính. Bệnh nhi hết triệu chứng sau 2 ngày, test nhanh âm tính sau 7 ngày. Từ đó cho thấy điều trị COVID-19 mức độ nhẹ bằng Y học cổ truyền có hiệu quả tốt ngay cả ở trẻ em, cần phát huy vai trò của Y học cổ truyền trong phòng trị bệnh COVID-19 giai đoạn sớm.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
17

Nghĩa, Lê Hữu, Huỳnh Thị Lưu Kim Hường, Lê Thị Lan Phương, Lâm Cẩm Tiên, Cao Thị Thuý Hà, and Nguyễn Văn Đàn. "ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM VÀ HIỆU QUẢ DẠY – HỌC TRỰC TUYẾN MÙA DỊCH COVID-19 TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH." Tạp chí Khoa học 18, no. 2 (February 28, 2021): 358. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.18.2.2679(2021).

Full text
Abstract:
Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng thay đổi phương pháp dạy và học trực tuyến để đối phó với quy định giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập đông người. Nghiên cứu nhằm thu thập những ý kiến phản hồi của giảng viên và sinh viên về chất lượng phần mềm và hiệu quả hoạt động giảng dạy và học tập trực tuyến tại Khoa Y học Cổ truyền. Kết quả ghi nhận hiệu quả phần mềm dạy và học trực tuyến đạt ở mức khá tốt trở lên (ĐTB chung là 3,7-3,8/5,0), tỉ lệ đạt trên 60% của mức độ truyền tải nội dung bài giảng là 76,7% và tiếp thu nội dung bài giảng là 80,4%. Kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin quan trọng giúp Nhà trường và Khoa lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp trong những năm học tiếp theo.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
18

Hán Thị Thu Hiền, Dương Thị Bích Liên, and Trần Lê Khánh Ly. "THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM DẠY HỌC TRUYỀN THUYẾT THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ." Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương 30, no. 1 (March 27, 2023): 56–64. http://dx.doi.org/10.59775/1859-3968.122.

Full text
Abstract:
Dạy học Ngữ văn thông qua hoạt động trải nghiệm là phương pháp dạy học tích cực giúp kết nối văn học với đời sống, phù hợp với định hướng dạy học gắn liền với thực tiễn, dạy học phát triển năng lực. Bài viết tập trung vào một trường hợp tiêu biểu liên quan đến giảng dạy văn học địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là nghiên cứu thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học truyền thuyết thời đại Hùng Vương với 3 hình thức: Tổ chức trò chơi học tập, sân khấu hóa văn bản truyện cổ, kể chuyện sáng tạo. Các hình thức dạy học được đề xuất phù hợp với đặc trưng của truyền thuyết thời đại Hùng Vương, là tư liệu tham khảo thiết thực phục vụ hoạt động giảng dạy chương trình giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
19

Hoa, Ngô Quỳnh. "Hiệu quả cải thiện thang điểm blatt - kupperman và triệu chứng y học cổ truyền của lưỡng địa thang trên bệnh nhân rong kinh giai đoạn tiền mãn kinh thể âm hư huyết nhiệt." Tạp chí Nghiên cứu Y học 158, no. 10 (October 11, 2022): 178–86. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v158i10.1068.

Full text
Abstract:
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, do nội tiết tố sinh dục giảm gây ra rất nhiều rối loạn về kinh nguyệt, tinh thần, vận mạch, sinh dục, tiết niệu ở phụ nữ… Trong đó, rong kinh là rối loạn hay gặp với tỷ lệ khá cao. Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá sự cải thiện thang điểm Blatt Kupperman và các triệu chứng y học cổ truyền của Lưỡng địa thang trên bệnh nhân rong kinh giai đoạn tiền mãn kinh thể âm hư huyết nhiệt. Kết quả: Cải thiện điểm trung bình theo Blatt - Kupperman trước điều trị là 22,52 ± 2,96, sau điều trị giảm còn 14,19 ± 3,47. Cải thiện một số triệu chứng y học cổ truyền như huyễn vựng, miệng họng khô ráo (p < 0,05). Kết quả này cho thấy bài Lưỡng địa thang có tác dụng cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh theo thang điểm Blatt - Kupperman và một số triệu chứng y học cổ truyền so với trước điều trị.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
20

Phạm, Thị Xuyến, Xuân Cảnh Đậu, Thị Tuyết Lê, Thị Minh Thủy Nguyễn, and Văn Minh Phạm. "Mô tả một số yếu tố quản lý ảnh hưởng đến hoạt động khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội và Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an năm 2019." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 46, no. 5 (September 26, 2022): 67–71. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v46i5.64.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả một số yếu tố quản lý ảnh hưởng đến hoạt động khử khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội và Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các nhà lãnh đạo, quản lý bệnh viện, và nhân viên y tế. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, định tính Kết quả và kết luận: Mặc dù lãnh đạo bệnh viện có những cam kết tích cực với việc cải thiện các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ tại 3 bệnh viện y học cổ truyền vẫn còn nhiều hạn chế và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến chính sách, hoạch định chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị và nhân lực đã đến hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ của hệ thống chưa thực bài bản.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
21

Lưu, Minh Châu, and Văn Tài Đinh. "Thực trạng kiến thức phòng Covid-19 của sinh viên, học viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam năm 2020." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 35, no. 2 (March 10, 2021): 32–37. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v35i2.136.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức phòng Covid-19 của sinh viên, học viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 2005 sinh viên Y4, Y5, Y6, học viên cao học và CKI đang theo học tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam năm học 2019-2020. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2020 đến tháng 10/2020. Kết quả: Hiểu biết đúng: về đặc điểm bệnh (>99%), thời gian ủ bệnh (46,9%); định nghĩa ca bệnh (>91%); khả năng tồn tại của SARS-CoV-2 trong các môi trường khác nhau (>57%); nguyên tắc phòng bệnh (>65%). Tỷ lệ chung có kiến thức tốt về phòng Covid-19 chiếm 51,86%. Mức hiểu biết tốt của sinh viên Y5 và Y6 tương ứng là 62,0% và 59,6%; Y4 và sau đại học tương ứng là 33,3% và 30,1%. Kết luận: Nhìn chung kiến thức của sinh viên, học viên về phòng Covid-19 vẫn còn hạn chế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
22

Hồ, Hữu Nhật. "Dấu ấn cổ tích dân gian trong truyện thiếu nhi Việt Nam sau 1975 - nhìn từ nhân vật kì ảo." Dong Thap University Journal of Science 12, no. 9 (December 7, 2023): 46–55. http://dx.doi.org/10.52714/dthu.12.9.2023.1200.

Full text
Abstract:
Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại tự sự: cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, truyện cười, truyện ngụ ngôn… Nhân vật trong mỗi thể loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, có một điểm chung của rất nhiều thể loại tự sự dân gian là các nhân vật thường gắn với yếu tố kì ảo. Đó là hệ quả của hư cấu, tưởng tượng và của nhân sinh quan, thế giới quan điển hình của người dân lao động đương thời. Trong truyện thiếu nhi hiện đại, dấu ấn truyện cổ tích dân gian thể hiện rõ thông qua ba khuynh hướng: hiện tượng ảo hóa nhân vật thực, hiện tượng đồng hóa người - vật, sự hiện diện của nhân vật siêu thực. Điều đó chứng thực một điều, dù là sản phẩm của những bối cảnh văn hóa, xã hội và của những quan niệm nghệ thuật khác nhau nhưng giữa văn học dân gian và truyện thiếu nhi đương đại vẫn có một mối liên hệ nhất định.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
23

Anh, Nguyễn Thị Lam. "Thể loại monogatari trong thế giới văn chương tự sự." Tạp chí Khoa học 16, no. 5 (September 25, 2019): 19. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.16.5.2499(2019).

Full text
Abstract:
Monogatari là một thể loại xuất hiện từ rất sớm và có tiến trình phát triển lâu dài, liên tục trong lịch sử văn học Nhật Bản, bắt đầu từ những truyện kể rất gần với thế giới thần thoại và truyền thuyết cổ xưa và kéo dài cho đến lúc hòa mình vào dòng chảy của tiểu thuyết Nhật Bản hiện đại. Bài viết này giới thiệu đến độc giả Việt Nam thể loại monogatari như một bộ phận của văn học Nhật Bản được nhìn nhận trong tiến trình phát triển chung của văn chương tự sự trên thế giới.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
24

Phạm, Thị Thu Thủy, Thị Tam Giang Tống, and Lữ Thúy Vi Nguyễn. "Đặc điểm bệnh tật của người bệnh điều trị tại khoa y học cổ truyền, bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2018-2022." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 46, no. 5 (September 26, 2022): 46–54. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v46i5.61.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bệnh tật của người bệnh điều trị nội trú tại Khoa y học cổ truyền, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2018-2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu bệnh án người bệnh điều trị nội trú tại Khoa y học cổ truyền, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tất cả 1417 bệnh án bệnh nhân nội trú lưu trữ từ năm 2018 đến tháng 5/2022 được lựa chọn. Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2021-6/2022. Kết quả: Nhóm bệnh hệ thống cơ xương khớp và mô liên kết chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 36,6%-70,9%). Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm ≥ 60 tuổi (từ 40,7-57,3%). Trong số 10 bệnh hay gặp nhất, 3 bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất, bao gồm: Đau dây thần kinh tọa (từ 13,1-20,1%), thoái hóa cột sống (từ 10,1-15,8%) và di chứng tai biến mạch máu não (từ 8,7-9,8%). Theo Y học cổ truyền: 3 chứng bệnh có tỷ lệ cao nhất là: Chứng tý (từ 32,1- 42,7%), Chứng phong, chứng khẩu nhãn oa tà (từ 9,4-14,5%), Chứng hạc tất phong (từ 6,5-13,4%). Kết luận: Phần lớn người bệnh là người cao tuổi. Bệnh mạn tính, không lây nhiễm thường gặp nhất.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
25

Trần, Thị Minh Tâm, and Thị Hạnh Hoàng. "Nhu cầu sử dụng các phương pháp Y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại gia đình của người bệnh ở quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 49, no. 2 (May 19, 2023): 29–37. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v49i2.25.

Full text
Abstract:
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ người dân mắc bệnh lí cơ xương khớp tại quận 10, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. 2. Đánh giá nhu cầu sử dụng các phương pháp Y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại gia đình của người bệnh tại phường 5, quận 10, phường 14, quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích. Cỡ mẫu 505 người dân được chọn theo phương pháp lấy mẫu cụm và hệ thống. Đánh giá tỉ lệ mắc bệnh cơ xương khớp, đặc điểm bệnh lý và nhu cầu sử dụng các phương pháp Y học cổ truyền điều trị bệnh lí cơ xương khớp. Kết quả nghiên cứu: Trong tổng số 505 đối tượng khảo sát, có 346 đối tượng hiện mắc bệnh lí cơ xương khớp, chiếm tỷ lệ 68,51%, và 159 đối tượng không hiện mắc bệnh lí cơ xương khớp, chiếm tỷ lệ 31,49%. Tỷ lệ người bệnh cơ xương khớp tại quận 10, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2022 có nhu cầu điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền tại gia đình là 74,9%. Trong đó, phương pháp mong muốn cao thứ hai là thuốc thang với 86,4%, tiếp đến là thuốc thành phẩm với 69,4%, dưỡng sinh với 63,3%, châm cứu là 43,6%, xoa bóp bấm huyệt có tỉ lệ thấp nhất là 37%, các phương pháp khác (gồm giác hơi, bó thuốc, xông thuốc, chườm thuốc, ngâm thuốc thảo dược, …) chiếm tỉ lệ cao nhất là 89%. Kết luận: Tỷ lệ người dân mắc bệnh cơ xương khớp khá cao (68,51%). Nhu cầu điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền là cao, trong đó cao nhất là nhu cầu sử dụng các biện pháp chăm sóc khác (giác hơi, bó thuốc, xông thuốc, chườm thuốc,…)
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
26

Nguyễn, Thị Thu Hương, Thị Thuỳ Dương Nguyễn, and Trung Anh Nguyễn. "Đặc điểm rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi tại Bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông." Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, no. 43 (January 28, 2021): 5–10. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2020.43.1.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém và đặc điểm rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 107 bệnh nhân ≥ 60 tuổi đến khám và điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo mẫu bệnh án thống nhất, chẩn đoán chất lượng giấc ngủ kém dựa trên thang điểm PSQI. Kết quả: Tuổi trung bình là 66,1 ± 6,4 tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 1,97.Tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém là 89,7%. Trên 7 phương diện đánh giá rối loạn giấc ngủ, đa số các bệnh nhân có mức độ chất lượng/rối loạn giấc ngủ ở mức tương đối kém. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, giới, nơi sống, số bệnh đồng mắc, thời gian mắc đái tháo đường, hạ đường huyết và số biến chứng của ĐTĐ với tỉ lệ chất lượng giấc ngủ kém ở đối tượng nghiên cứu. Kết luận: Tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém trên bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi khám và điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông cao, do vậy cần sàng lọc và chẩn đoán sớm tình trạng rối loạn giấc ngủ trên người cao tuổi mắc ĐTĐ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
27

Đặng Quốc Minh, Dương. "Ẩm thực trong văn học dân gian người Việt." Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến 9, no. 4 (August 5, 2023): 69–79. http://dx.doi.org/10.58810/vhujs.9.4.2023.699.

Full text
Abstract:
Văn học dân gian mang tính nguyên hợp nên lưu giữ nhiều dấu vết của văn hóa Việt, trong đó có văn hóa ẩm thực. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về yếu tố ẩm thực trong văn học dân gian. Vì vậy, thông qua việc phân tích văn hóa ẩm thực trong các thể loại văn học dân gian như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, tục ngữ, … ở những khía cạnh khác nhau như nguồn gốc thức ăn; ẩm thực với anh hùng, bậc kỳ tài; về cái đói và giấc mơ no đủ; về chuyện miếng ăn là miếng nhục và miếng ăn là tất cả cuộc sống, bài viết kỳ vọng khám phá thêm những hiểu biết về những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc được thể hiện thông qua văn hóa ẩm thực.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
28

Lê, Thị Bích Ngọc, and Thị Cẩm Tú Đinh. "Thực trạng giáo dục y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 1, Dacbiet (November 10, 2021): 84–88. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v1idacbiet.183.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: mô tả thực trạng giáo dục y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu điều tra cắt ngang được tiến hành trên 400 sinh viên năm thứ tư và 9 giảng viên Bộ môn Lý luận Chính trị của Học viện Y-Dược học cổ truyền VN. Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021. Kết quả: Sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên: 97,7% giảng viên đã sử dụng nhiều phương pháp khi giảng dạy; 83% giảng viên có lồng ghép những quan điểm của Hồ Chí Minh về y đức; 68% giảng viên có liên hệ thực tiễn; 57% sinh viên cảm thấy hứng thú đối với các giờ giảng. Giảng viên đánh giá hoạt động học tập của sinh viên: 22,2% sinh viên chủ động tích cực trong quá trình học; 11,0% sinh viên có dành nhiều thời gian tự học; 11,0% sinh viên tích cực tham gia hoạt động nhóm, thảo luận, xê-mi-na; 11,0% sinh viên có nghiên cứu và liên hệ thực tiễn. Kết luận: Nhìn chung, hoạt động giảng dạy của giảng viên là tương đối tốt, trong khi hoạt động học tập cúa sinh viên vẫn còn hạn chế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
29

Trần, Thái Hà, and Hùng Vinh Tô. "Đặc điểm lâm sàng y học cổ truyền của người dân hút thuốc lá tại phường 5, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 44, no. 3 (May 16, 2022): 73–78. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v44i3.116.

Full text
Abstract:
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng y học cổ truyền của người hút thuốc lá tại địa bàn phường 5, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 4/2022 đến hết tháng 5/2022 trên 60 người dân từ 15 tuổi trở lên sinh sống tại phường 5 quận 10 có hút thuốc lá. Kết quả: Tuổi hút thuốc lá của dân số nghiên cứu chủ yếu ở độ tuổi 40 – 59 tuổi (52%), nam nhiều hơn nữ (95% so với 5%), hầu hết đều là lao động tự do và ngành nghề khác (37% và 23%), thời gian hút thuốc lá từ 11 – 30 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 48%. Thể chất đàm thấp 25%, khí hư 22%, âm hư 17%, khí uất 17%, huyết ứ 10%, dương hư 5%, thấp nhiệt 5%, dị ứng 3%, bình hòa 3%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là mệt mỏi, hụt hơi, ăn kém (65%). Kết luận: Người hút thuốc lá thường là nam, từ 40 - 59 tuổi, hầu hết là lao động tự do, thời gian hút thuốc lá từ 11 – 30 năm, bệnh lý kèm theo thường là tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành. Đặc điểm thể chất y học cổ truyền chủ yếu là các thể đàm thấp, khí hư, âm hư, khí uất. Triệu chứng y học cổ truyền thường gặp nhất là mệt mỏi, hụt hơi, ăn kém.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
30

Nguyễn, Trường Sơn. "ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH VIỆN VŨNG TÀU NĂM 2021 – 2022." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, no. 53 (December 20, 2022): 105–12. http://dx.doi.org/10.58490/ctump.2022i53.195.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống là một bệnh lý thường gặp. Ở nước ta, trong điều tra tình hình bệnh tật, đau thắt lưng chiếm 2,0% trong nhân dân, chiếm 17,0% những người trên 60 tuổi (Phạm Khuê, 1979). Nhằm đánh giá các ưu thế của các phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền với mục đích nâng cao hiệu quả điều trị bệnh đau cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống chúng tôi đánh giá kết quả sau khoảng thời gian điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động, khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống trước và sau điều trị tại phòng khám Khoa Y Dược cổ truyền Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Toàn bộ số bệnh nhân, hồ sơ bệnh án được điều trị ngoại trú tại phòng khám của Khoa Y Dược cổ truyền Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021 - 2022. Cõ mẫu 100. Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp can thiệp cộng đồng không có nhóm chứng. Kết quả: Tốt: 9,0%; Khá: 68,0%; Trung bình: 22,0%; Kém: 1,0%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau điều trị về sự cải thiện mức độ đau, độ giãn cột sống thắt lưng, chất lượng cuộc sống sau 10 ngày, 20 ngày điều trị. Kết luận: Điều trị đau cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng phương pháp Y học Cổ truyền có hiệu quả cao trên lâm sàng.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
31

Trần, Thái Hà, and Thị Huyền Trang Trần. "Đặc điểm lâm sàng y học cổ truyền của bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống tại trạm y tế phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 44, no. 3 (May 16, 2022): 4–9. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v44i3.80.

Full text
Abstract:
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng y học cổ truyền của bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống tại Trạm y tế phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 32 bệnh nhân từ 38 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng tại trạm y tế phường 1 quận Tân Bình từ tháng 1/2022 đến hết tháng 5/2022. Kết quả: Tuổi mắc đau thắt lưng do thoái hóa cột sống của bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu ở độ tuổi trên 60 tuổi (53%), nữ nhiều hơn nam (66% so với 34%), hầu hết đều là lao động mang vác nặng và lao động chân tay nhẹ (34% và 34%), thời gian mắc bệnh từ 2 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (63%). Triệu chứng lâm sàng y học cổ truyền thường gặp nhất là đau vùng thắt lưng và đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi (100%), sợ lạnh thích ấm (84%), lưng gối đau mỏi, ù tai (69%). Kết luận: Bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thường là nữ, trên 60 tuổi, hầu hết đều là lao động mang vác nặng và lao động chân tay nhẹ, thời gian mắc bệnh trên 6 tháng. Triệu chứng lâm sàng y học cổ truyền thường gặp nhất là đau vùng thắt lưng; sợ lạnh, thích ấm; lưng gối đau mỏi, ù tai.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
32

Dương, Hoàng Nhơn, Minh Sang Bùi, Nhị Vân Châu, Trung Nghĩa Tạ, Trọng Tuân Võ, and Thị Hoài Trang Nguyễn. "ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA BÀI THUỐC TOAN TÁO NHÂN THANG KẾT HỢP HÀO CHÂM ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ THỂ CAN THẬN ÂM HƯ TRÊN BỆNH NHÂN DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CẦN THƠ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, no. 74 (May 27, 2024): 119–25. http://dx.doi.org/10.58490/ctump.2024i74.2397.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Mất ngủ trên bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não là một biến chứng đáng kể của tai biến mạch máu não, thường ảnh hưởng đến bệnh nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau. Y học cổ truyền có ít tác dụng phụ và đang được sử dụng ngày càng nhiều để điều trị mất ngủ trên bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả của bài thuốc Toan táo nhân thang kết hợp hào châm điều trị mất ngủ thể Can Thận âm hư trên bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng điều trị mất ngủ trên bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não thể Can Thận âm hư tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2022-2024. Kết quả: Nghiên cứu đánh giá 64 bệnh nhân, kết quả cho thấy phương pháp châm cứu kết hợp với thuốc cho hiệu quả tốt hơn so với chỉ sử dụng phương pháp châm cứu đối với tổng thời gian ngủ (p<0,05). Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào liên quan đến điều trị bằng châm cứu và bài thuốc trong nghiên cứu. Kết luận: Bài thuốc Toan táo nhân thang kết hợp hào châm có hiệu quả trong mất ngủ thể Can Thận âm hư trên bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
33

Tạ, Trung Nghĩa, Đình Quỳnh Vũ, Minh Sang Bùi, Nhị Vân Châu, Hoàng Nhơn Dương, and Thị Hoài Trang Nguyễn. "ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢM ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG BÀI THUỐC THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM, KÉO GIÃN CỘT SỐNG VÀ CỨU ẤM TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, no. 72 (March 25, 2024): 82–89. http://dx.doi.org/10.58490/ctump.2024i72.2410.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh lý rất thường gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh gây đau vùng cột sống mạn tính hoặc cấp tính, làm giảm khả năng thích ứng của cột sống từ đó dẫn đến suy giảm khả năng làm việc và sinh hoạt, thậm chí để lại hậu quả tàn phế nặng nề. Y học cổ truyền có ít tác dụng phụ và đang được sử dụng ngày càng nhiều để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả của bài thuốc Thân thống trục ứ thang kết hợp điện châm, kéo giãn cột sống và cứu ấm trong giảm đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng điều trị trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2023-2024. Kết quả: Nghiên cứu đánh giá trên 35 bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu, kết quả cho thấy phương pháp bài thuốc kết hợp điện châm, kéo giãn cột sống và cứu ấm cho kết quả giảm đau tốt (p<0,05). Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào liên quan đến điều trị bằng điện châm và bài thuốc trong nghiên cứu. Kết luận: Bài thuốc Thân thống trục ứ thang kết hợp điện châm, kéo giãn cột sống và cứu ấm có hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
34

Lê, Thị Tuyết, Thị Thu Hằng Nguyễn, and Trường Giang Lê. "Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết ở sinh viên năm thứ 2 (năm học 2020 - 2021) tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 37, no. 4 (July 5, 2021): 65–70. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v37i4.168.

Full text
Abstract:
Qua phỏng vấn 330 sinh viên khối Y2 năm học 2020 đang học tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXH, chúng tôi có những nhận xét như sau: Kiến thức đúng phòng chống bệnh SXHD: Nguyên nhân gây bệnh do virut 83,3%; đường lây truyền do muỗi đốt 78,8%; Loài muỗi Aedes là véc tơ chính 49,7%; Thời gian muỗi đốt người vào sáng sớm và chiều tối 67,9%; Thái độ đúng của sinh viên về phòng chống bệnh SXH cho rằng : Bệnh có thể phát triển thành dịch 96,7%; Không cần phải tránh tiếp xúc với người bệnh SXH 59,1%; Cần phải ngủ màn kể cả ban ngày và ban đêm 85,8%. Thực hành đúng của sinh viên phòng chống SXH đã thực hiện: đã mắc màn khi đi ngủ dù ban ngày hay đêm 69,7%; đã phun thuốc diệt muỗi (bình xịt) 45,2%.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
35

Phương, Nguyễn Hoàng. "Xây dựng các hệ tri thức y học cổ truyền Việt Nam." Journal of Computer Science and Cybernetics 7, no. 4 (November 23, 2016): 15–23. http://dx.doi.org/10.15625/1813-9663/7/4/8907.

Full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
36

Tăng, Hùng Cường, and Quang Huy Đoàn. "Đánh giá cơ cấu bệnh tật tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An." Viet Nam Journal of Traditional Medicine and Pharmacy 51, no. 4 (July 31, 2023): 41–47. http://dx.doi.org/10.60117/vjmap.v51i4.229.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Đánh giá cơ cấu bệnh tật của người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang giai đoạn 2019-2021. Đối tượng nghiên cứu: Hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An được chẩn đoán theo mã bệnh ICD-10 hoặc mã bệnh YHCT, thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2021. Kết quả: Tỉ lệ người bệnh đến khám và điều trị nội trú là đa số chiếm 98,26%, ngoại trú là 1,74%. Tỉ lệ nữ giới chiếm đa số và đạt 55,57%, độ tuổi điều trị nội trú nhiều nhất là từ 60-79 tuổi đạt 57,21%. Nhóm bệnh hay gặp nhất thuộc chương XIII: Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết đạt trung bình là 72,29%. Có 5 bệnh thường gặp nhất trong điều trị nội trú là: Đau thần kinh toạ 38,3%; Hội chứng cánh cổ tay là 19,93%; Liệt nửa người là 15,05%; Thoái hoá khớp gối là 3,62% và Bệnh lý đĩa đệm cột sống là 3,56%. Kết luận: Người bệnh nội trú là chủ yếu, phần lớn mắc bệnh cơ xương khớp và mô liên kết. Bệnh đau thần kinh tọa chiếm tỷ lệ cao nhất.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
37

Ngọc Triệu, Trần, Lâm Văn Sáng, Hồ Hoàng Vũ, and Trần Thiện Thuần. "NĂNG LỰC VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN." Tạp chí Y học Việt Nam 518, no. 1 (September 23, 2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v518i1.3352.

Full text
Abstract:
Mở đầu: Y học Cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong nền Y học của nước ta, tuy nhiên chất lượng nhân lực về Y học Cổ truyền chưa cao và chưa được quan tâm đào tạo đúng mức. Mục tiêu: Đánh giá năng lực và nhu cầu đào tạo chuyên môn của nhân viên y tế hoat động trong lãnh vực Y học Cổ truyền tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Bà rịa – Vũng tàu năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 02/2021 đến tháng 06/2021 trên 165 nhân viên Y học Cổ truyền tại tất cả các sơ sở y tế có khoa Y học cổ truyền hoặc có hoạt động Y học cổ truyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả: Có 94,1% nhân viên đã kê đơn đúng cho tất cả 5 chứng bệnh thông thường. Có 92,2% cho rằng điều trị bằng châm cứu và thuốc nam đem lại hiệu quả tốt và 95,9% đồng ý việc sử dụng châm cứu và dùng thuốc Nam tại trung tâm y tế. Nhu cầu học thêm về Y học Cổ truyền được ghi nhận ở 83% nhân viên y tế. Kết luận: Năng lực của nhân viên y tế phụ trách Y học Cổ truyền ở mức hoàn thành. Nhu cầu đào tạo về Y học Cổ truyền rất cao, liên quan tới các yếu tố nhóm tuổi, chức danh, đơn vị công tác và mức độ tự đánh giá bản thân của đối tượng.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
38

Lâm, Lệ Yến, Văn Nông Lại, and Phan Tùng Thiện Thái. "NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA CÁC XÃ TẠI HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU VÀ KẾT QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP NĂM 2022 - 2023." Tạp chí Y học Việt Nam 532, no. 1 (November 24, 2023). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v532i1.7353.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền cho người dân và đánh giá sơ bộ kết quả của công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã ở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau. Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ các loại bệnh được người dân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã của huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau; (2) Đánh giá kết quả giải pháp can thiệp về khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền ở người dân đến khám và điều trị tại trạm y tế xã huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả ngang và thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng với dữ liệu sẵn có tại các trạm y tế và người dân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Kết quả: Trong số 400 đối tượng nghiên cứu, tỉ lệ các loại bệnh người dân khám chữa bệnh băng y học cổ truyền như đau lưng chiếm 40,3%, đau thần kinh lọa 29,3%, viêm quanh khớp vai chiếm 11,5 %, đau đầu mất ngủ 17%. Sau can thiệp, tỷ lệ lượt KCB bằng YHCT tại 2 xã can thiệp đã tăng lên rõ rệt. Trước can thiệp, tỷ lệ này là 32,2%, sau CT là 44,6% ( p<0,05). Kết luận: Số bệnh nhân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế còn thấp, nhưng sau can thiệp tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của trạm y tế hai xã can thiệp đã cho kết quả khả quan rõ rệt. Cần có hướng mở rộng và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nhằm khẳng định về khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền tại tuyến cở sở.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
39

Thị Kim Anh, Võ, Nguyễn Hồng Chương, Nguyễn Thị Mỹ Trang, and Lê Phú Nguyên Hưng. "SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 9, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH." Tạp chí Y học Việt Nam 514, no. 2 (June 21, 2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v514i2.2625.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân tại trạm y tế phường 9, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 347 người dân đến khám tại trạm y tế phường 9 từ tháng 12/2018 đến tháng 4/2019, hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi cấu trúc soạn sẵn. Kết quả: Tỷ lệ người dân sử dụng y học cổ truyền tại trạm y tế là 70,6%. Lý do chủ yếu được chọn sử dụng là gần nhà 87,3% và chi phí thấp 84,1%. Hình thức sử dụng chủ yếu là kết hợp giữa thuốc y học cổ truyền và xoa bóp, bấm huyệt chiếm 71%. Các yếu tố thực sự có tác động mạnh đến tỷ lệ sử dụng dịch vụ y học cổ truyền bao gồm: biết chữa bệnh bằng y học cổ truyền, được nhân viên y tế hướng dẫn sử dụng dịch vụ và trạm y tế đáp ứng tốt việc khám chữa bệnh.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
40

Ngân, Vũ Thị Bảo. "Thực trạng sử dụng y học cổ truyền trong chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2019." Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, May 29, 2023. http://dx.doi.org/10.52389/ydls.v18i3.1815.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Phân tích thực trạng sử dụng các phương pháp y học cổ truyền trong chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư với các giai đoạn từ I đến IV, điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 59,8 ± 11,2 tuổi, 85,7% nữ, 14,3% nam. Trong số đó, tỷ lệ sử dụng các phương pháp y học cổ truyền trong chăm sóc giảm nhẹ như sau: 100% sử dụng thuốc y học cổ truyền (thuốc sắc, chế phẩm); 71,4% sử dụng xoa bóp/bấm huyệt; 60% sử dụng châm cứu; 15,7% sử dụng luyện tập thư giãn. Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đã được sử dụng cho 100% bệnh nhân, chăm sóc và cải thiện dinh dưỡng là 87,1%, chăm sóc tâm lý, tinh thần là 42,9%, các chăm sóc khác 8,6%. Kết luận: Các phương pháp y học cổ truyền bao gồm dùng thuốc, xoa bóp và châm cứu chủ yếu được sử dụng trong chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng, chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần ở bệnh nhân ung thư.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
41

Cù, Kim Long, Mạnh Tuấn Trần, Hoàng Sơn Lê, Thị Hồng Lan Lương, Minh Chuẩn Phạm, Thọ Thông Nguyễn, and Văn Hải Phạm. "Chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền: Hướng tiếp cận dựa trên đồ thị tri thức mờ dạng cặp." Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông, November 26, 2021, 59–68. http://dx.doi.org/10.32913/mic-ict-research-vn.v2021.n2.1003.

Full text
Abstract:
Chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền thường được cốt lại trong bốn cách là “Vọng - Văn - Vấn - Thiết” (haycòn được gọi là “Tứ chẩn”). Trong những năm gần đây, đội ngũ lương y, bác sĩ đã sử dụng kết hợp giữa phác đồ điều trị trong y học cổ truyền với kết quả khám, xét nghiệm trong y học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh. Điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ công tác nghiên cứu y học cổ truyền dân tộc và áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình khám và chẩn đoán bệnh nhằm mục đích hỗ trợ đội ngũ lương y, bác sĩ tại bệnh viện y học cổ truyền ở các địa phương. Gần đây, hướng nghiên cứu suy luận dựa trên đồ thị tri thức mờ với ưu điểm cho phép thực hiện suy luận trong những trường hợp thiếu tri thức trong kho dữ liệu đã nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khai phá tri thức trong mạng xã hội hay các bài toán ứng dụng trong các lĩnh vực khác mà chưa tập trung vào bài toán y tế. Trong nghiên cứu này, một hướng tiếp cận mới dựa trên mô hình đồ thị tri thức mờ dạng cặp được đề xuất ứng dụng cho bài toán chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền. Mô hình đề xuất được áp dụng đối với bài toán chẩn đoán bệnh cho các sản phụ và đã chứng minh được hiệu quả trong việc suy luận xấp xỉ, chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
42

Nguyễn, Trọng Tín, and Thị Diệu Thường Trịnh. "ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CAN TỲ VỊ TRÊN NGƯỜI BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN." Tạp chí Y học Việt Nam 520, no. 1B (February 10, 2023). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v520i1b.3854.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát các triệu chứng y học cổ truyền liên quan tạng phủ Can, Tỳ, Vị trên người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích trên 384 người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản tại phòng khám Tiêu hóa – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2021 đến tháng 05/2022, khảo sát 40 triệu chứng y học cổ truyền dựa theo bảng câu hỏi PIGERD. Kết quả: Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, độ tuổi trung bình tập trung ở lứa tuổi trung niên, thời gian mắc bệnh chủ yếu từ 1-18 tháng. Triệu chứng y học cổ truyền xuất hiện phổ biến nhất là mệt mỏi nặng nề (76,6%), ợ hơi (75,3%) và ăn vào dễ đầy bụng (72,9%). Các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày – thực quản chiếm tỷ lệ khá cao như ợ chua (60,4%), ợ nóng (50,5%), nóng sau xương ức (45,3%). Bụng đau căng trướng (6,3%) và đau quặn (10,1%) chiếm tỷ lệ thấp nhất. Lưỡi đỏ (47,9%) và rêu lưỡi trắng mỏng (35,4%) là loại chất lưỡi và rêu lưỡi phổ biến nhất. Mạch huyền (44,3%) là mạch phổ biến nhất và mạch sác (14,8%) là mạch ít xuất hiện nhất. Kết luận: Các triệu chứng y học cổ truyền xuất hiện rất đa dạng trong trào ngược dạ dày – thực quản, xoay quanh chủ yếu các tạng phủ Can, Tỳ, Vị. Các triệu chứng mạch và lưỡi xuất hiện rất phổ biến và các triệu chứng y học cổ truyền có vai trò quan trọng trong chẩn đoán y học cổ truyền trong bệnh lý này.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
43

Châu, Văn Hảo, Văn Minh Đoàn, Quang Quỳnh Như Nguyễn, and Như Minh Hằng Trần. "KHẢO SÁT TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC THỂ LÂM SÀNG TRẦM CẢM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THỪA THIÊN HUẾ." Tạp chí Y học Việt Nam 540, no. 2 (July 14, 2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10367.

Full text
Abstract:
Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi (NCT) điều trị nội trú tại các cơ sở y tế. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của trầm cảm theo y học cổ truyền nhằm góp phần tiêu chuẩn hóa và nâng cao giá trị của tinh hoa lý luận y học cổ truyền trong nghiên cứu trầm cảm. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và sự phân bố các thể lâm sàng trầm cảm theo y học cổ truyền ở NCT điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thừa Thiên Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát trên 420 NCT điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thừa Thiên Huế từ tháng 07/2022 đến 03/2024, sàng lọc trầm cảm bằng thang đánh giá trầm cảm ở NCT 30 mục (Geriatric Depression Scale 30 items - GDS-30). Kết quả: Trong 420 NCT điều trị nội trú, có 195 NCT có trầm cảm qua sàng lọc bằng GDS-30 (46,4%). Nghiên cứu đã mô tả được các đặc điểm lâm sàng thường gặp, các đặc điểm về mạch và lưỡi trong nhóm NCT có trầm cảm. Phân bố các thể lâm sàng trầm cảm theo y học cổ truyền: Can khí uất kết (44,1%); Tâm tỳ lưỡng hư (23,1%); Tâm thận âm hư (13,8%); Tâm đởm khí hư (12,3%) và Đàm nhiệt nhiễu thần (6,7%). Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm ở NCT tại địa điểm nghiên cứu là 46,4%. Nghiên cứu đã mô tả được các đặc điểm lâm sàng thường gặp, các đặc điểm về mạch và lưỡi trong nhóm NCT có trầm cảm. Thể lâm sàng thường gặp nhất là can khí uất kết (44,1%), thấp nhất là thể đàm nhiệt nhiễu thần (6,7%).
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
44

Hoàng, Lê Minh, Lê Ngọc Diễm, Quách Tú Vy, Trần Thị Thảo, Trần Thị Quyên, Nguyễn Văn Bộ, and Nguyễn Thị Bích Tiên. "12. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỐNG KINH VÀ MONG MUỐN ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023." Tạp chí Y học Cộng đồng 65, no. 3 (May 6, 2024). http://dx.doi.org/10.52163/yhc.v65i3.1063.

Full text
Abstract:
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng thống kinh theo Y học cổ truyền (YHCT) và Y học hiện đại (YHHĐ) của sinh viên nữ tại trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2023. Khảo sát các biện pháp đã sử dụng và mong muốn điều trị thống kinh bằng Y học cổ truyền của sinh viên nữ tại trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 211 sinh viên nữ hệ chính quy của trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2023. Sinh viên được hướng dẫn và điền vào bộ câu hỏi soạn sẵn, sử dụng 17 dấu hiệu dựa trên thang điểm RSS – Cox để đánh giá tỷ lệ các triệu chứng và sử dụng thang điểm đau VAS để đánh giá mức độ đau. Kết quả: Qua khảo sát, tỷ lệ thống kinh trên sinh viên nữ trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2023 là 88,2%. Mức độ đau vừa (theo VAS) chiếm 49.2%, đau nhẹ 30.5% và đau nặng 20.3%. Theo y học cổ truyền, thực chứng chiếm 22,9%, hư chứng 71,1%, nhiệt chứng 0,5% và hàn chứng 13,9%. Về thể lâm sàng, thể Khí huyết hư nhược chiếm tỷ lệ cao nhất 51,9%. Tỷ lệ sinh viên có sử dụng các phương pháp giảm đau là 55,7%, trong đó có 63/107 sinh viên dùng thuốc và 44/107 sinh viên sử dụng các phương pháp không dùng thuốc. Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu điều trị bằng y học cổ truyền là 48,7%. Kết luận: Thống kinh là một tình trạng thường gặp của sinh viên nữ trường Đại học Y dược Cần Thơ. Mức độ đau theo VAS chủ yếu là đau vừa. Theo Y học cổ truyền, đa số thống kinh thuộc hư chứng với thể lâm sàng chính là khí huyết hư nhược và sinh viên có mong muốn tìm hiểu và điều trị thống kinh bằng Y học cổ truyền.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
45

Thị Thanh Tú, Nguyễn, and Nguyễn Thanh Thủy. "KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ Y HỌC HIỆN ĐẠI ĐIỀU TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG." Tạp chí Y học Việt Nam 516, no. 1 (July 17, 2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v516i1.2977.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát phương pháp Y học hiện đại và Y học cổ truyền điều trị bệnh Loãng xương tại Khoa Lão Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang được thực hiện trên 72 bệnh nhân bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thời gian thực hiện từ 6/2019 – 6/2020. Kết quả: 100% bệnh nhân sử dụng phương pháp Y học cổ truyền trong đó 51,4% bệnh nhân được điều trị kết hợp với Y học hiện đại. Điều trị bằng Y học hiện đại: 72,0% bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc ức chế hủy xương (Calcitonin 67,6%, Bisphosphonat 5,4%) và 48,6% bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin (kết hợp Calci và vitamin D 27,0%, Calci hoặc vitamin D: 10,8%). Điều trị theo Y học cổ truyền: 93,1% bệnh nhân được điện châm và xoa bóp bấm huyệt; thuốc thang được sử dụng nhiều nhất (100%), dạng cao (79,2%), dạng hoàn (75,0%) và dạng chè được sử dụng ít nhất 33,3%. Các bệnh nhân sau điều trị có mức độ đau theo thang điểm VAS giảm so với thời điểm vào viện (p < 0,05).
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
46

Võ, Tuyết Ngân, Minh Hoàng Lê, Ngọc Chi Lan Nguyễn, and Chúc Linh Trần. "TỔNG QUAN TÌNH HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CẦN THƠ NĂM 2022-2023." Tạp chí Y học Việt Nam 534, no. 1 (January 15, 2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v534i1.8110.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ là bệnh viện đầu ngành về YHCT tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên chưa có báo cáo chi tiết về mô hình bệnh tật tại bệnh viện trong giai đoạn hậu COVID. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích 10 chương bệnh và những bệnh thường gặp của Y học hiện đại, Y học cổ truyền theo ICD-10; Khảo sát một số yếu tố liên quan đến các nhóm bệnh thường gặp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu dữ liệu hồ sơ của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ từ quý 2/2022 đến quý 2/2023. Kết quả: Trong năm 2022-2023, bệnh viện tiếp nhận và điều trị 6.143 bệnh nhân. Ba chương bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn này là: Bệnh của cơ xương khớp và liên kết (61,37%); Bệnh hệ tuần hoàn (31,71%); Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa (3,095). Bệnh chính YHHĐ có số lượt điều trị cao nhất là thoái hóa cột sống có tổn thương rễ sống (23,6%), bệnh chính YHCT có lượt điều trị cao nhất là bán thân bất toại (28,7%). Kết luận: Các thông tin từ nghiên cứu này là căn cứ giúp bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ cũng như y tế tuyến trung ương xây dựng danh mục thuốc, xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn, định hướng đào tạo các chuyên khoa, sau đại học, nhân lực tốt, phát huy thế mạnh kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền trong phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho tầng lớp nhân dân.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
47

Lê, Nguyễn Hạo Nhiên, Bảo Lưu Lê, Thị Hiếu Trương, and Khánh Huy Tăng. "KHẢO SÁT CÁC DẠNG THỂ CHẤT THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO." Tạp chí Y học Việt Nam 530, no. 2 (October 6, 2023). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v530i2.6836.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Đột quỵ não là một bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Đây là nguyên nhân tử vong hàng thứ 2 trên thế giới sau bệnh tim – mạch vành ở người trưởng thành. Đột quỵ não có nguồn gốc đa yếu tố, hiểu biết các yếu tố nguy cơ, bao gồm yếu tố sinh học, hành vi môi trường và xã hội là điều kiện cần thiết để dự đoán và phòng ngừa bệnh. Nghiên cứu về thể chất y học cổ truyền của người bệnh là xu thế tất yếu trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh tật theo khuynh hướng cá thể hóa. Do đó, tìm hiểu về các dạng thể chất y học cổ truyền trên bệnh nhân đột quỵ não giúp tiên lượng và phòng ngừa đối với bệnh nhân đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát trên 388 người bệnh nội trú được chẩn đoán Đột quỵ não tại Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh biện Nhân dân 115, Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Viện Y dược học dân tộc từ tháng 12/2021 đến tháng 09/2022. Phân loại các dạng thể chất y học cổ truyền thông qua bảng câu hỏi Constitution in Chinese Medicine Questionnaire (CCMQ) đã được chuẩn hóa. Thống kê biến số nền và tỷ lệ bằng phần mềm Stata 14.2. Kết quả: Tỷ lệ chín dạng thể chất theo y học cổ truyền trên bệnh nhân đột quỵ não trong mẫu nghiên cứu gồm Dương hư: 24,57%, Âm hư: 16,82%, Khí hư: 15,69%, Đàm thấp: 14,74%, Ứ huyết: 12,67%, Khí uất: 7,37%, Thấp nhiệt: 5,1%, Đặc biệt: 3,02% và Trung tính: 0,00%. Kết luận: Trên bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh biện Nhân dân 115, Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Viện Y dược học dân tộc, có 3 dạng thể chất thường gặp nhất là Dương hư, Âm hư và Khí hư.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
48

Hoàng, Vũ Long, Thị Ngọc Nguyễn, Thị Thanh Loan Vũ, Minh Thiên Cung, and Thị Thanh Tú Nguyễn. "KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ PHÂN LOẠI THỂ BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN COVID - 19 KÉO DÀI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI." Tạp chí Y học Việt Nam 538, no. 1 (May 5, 2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v538i1.9366.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và phân loại thể bệnh y học cổ truyền trên bệnh nhân COVID-19 kéo dài tại bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Đối tượng: 200 bệnh nhân COVID-19 kéo dài được điều tại bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu, chọn mẫu ngẫu nhiên. Kết quả: Về đặc điểm chung: 100% bệnh nhân mắc bệnh mức độ nhẹ, 57% bệnh nhân trong độ tuổi 30 đến 59, nữ giới chiếm đa số (67,5%); 78,5% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh kéo dài trên 1 tháng; 100% bệnh nhân đã được tiêm phòng, trong đó 92% đã tiêm đủ 3 mũi; các bệnh nhân điều trị triệu chứng là chính (90,5%). Về đặc điểm lâm sàng các triệu chứng thường gặp: 82,5% mệt mỏi; 57,5% mất ngủ; 53,5% ho kéo dài; 53% đau nhức toàn thân; 45% chất lưỡi nhợt, rêu dày; 32,5% đoản khí; 38% miệng khô. Về thể bệnh y học cổ truyền: 47,5% bệnh nhân thuộc thể phế tỳ khí hư, 33,5% bệnh nhân thuộc thể khí âm lưỡng hư
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
49

Trang, Nguyễn Thùy, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thị Hoa, Lê Thị Thanh Nhạn, Trần Ích Quân, Phạm Tuấn Vũ, and Võ Hải Phương Nam. "4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐƠN THUẦN TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN." Tạp chí Y học Cộng đồng 65, no. CD7 (July 24, 2024). http://dx.doi.org/10.52163/yhc.v65icd7.1295.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng theo y học hiện đại và y học cổ truyền của bệnh viêm quanh khớp vai thể đơn thuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thống kê mô tả cắt ngang trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm quanh khớp vai thể đơn thuần. Kết quả: Độ tuổi trung là 60,03 ± 11,18 tuổi, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam (2,16/1). Điểm đau VAS trung bình 5,20 ± 1,31 điểm, 100% bệnh nhân có hạn chế tầm vận động khớp vai, trên siêu âm hình ảnh viêm gân cơ nhị đầu chiếm 68,3%, viêm gân cơ trên gai chiếm 51,7%. Theo y học cổ truyền, 98,3% bệnh nhân thuộc lý chứng, 95% bệnh nhân hư trung hiệp thực, bệnh thiên hàn nhiều hơn thiên nhiệt. Thể phong hàn thấp tý chiếm tỷ lệ cao nhất (38,3%). Kết luận: Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng chẩn đoán, điều trị, lượng giá bệnh theo hướng kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
50

Phạm, Tiến Thành, Thị Hải Vân Trần, and Thị Thanh Toàn Đỗ. "THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA BÁC SĨ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA Ở HÀ NỘI NĂM 2022." Tạp chí Y học Việt Nam 535, no. 2 (February 20, 2024). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v535i2.8526.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục về Y học Cổ truyền của bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa ở Hà Nội năm 2022. Đối tượng và Phương pháp NC: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 96 bác sĩ tại 16 bệnh viện đa khoa trên địa bàn Hà Nội. Kết quả: Có 74% số bác sĩ đã tham gia các khóa ĐTLT, nội dung chiếm chủ yếu là các kiến thức Điều trị bằng YHCT, đào tạo trực tiếp tại CSĐT là hình thức tham gia nhiều nhất với 58,2%. Nhu cầu được ĐTLT về y học cổ truyền lên đến 93,75% với các nội dung và hình thức khác nhau. Kết luận: Nhu cầu ĐTLT về y học cổ truyền của bác sĩ tại các bệnh viện đa khoa ở Hà Nội là rất lớn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
We offer discounts on all premium plans for authors whose works are included in thematic literature selections. Contact us to get a unique promo code!

To the bibliography