Journal articles on the topic 'Viện đại-học Huế'

To see the other types of publications on this topic, follow the link: Viện đại-học Huế.

Create a spot-on reference in APA, MLA, Chicago, Harvard, and other styles

Select a source type:

Consult the top 50 journal articles for your research on the topic 'Viện đại-học Huế.'

Next to every source in the list of references, there is an 'Add to bibliography' button. Press on it, and we will generate automatically the bibliographic reference to the chosen work in the citation style you need: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

You can also download the full text of the academic publication as pdf and read online its abstract whenever available in the metadata.

Browse journal articles on a wide variety of disciplines and organise your bibliography correctly.

1

Nguyễn, Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Lê Thị Hồng Hạnh, Cao Thị Xuân Liên, and Nguyễn Thị Bích Hằng. "THÚC ĐẨY VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ TRONG KỶ NGUYÊN SỐ." Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 131, no. 6D (November 16, 2022): 77–86. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v131i6d.6671.

Full text
Abstract:
Phát huy văn hóa đọc là một trong những cách thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc đọc sách ở một lĩnh vực đào tạo trong một quá trình dài sẽ giúp sinh viên (SV) xây dựng được kiến thức chuyên ngành tốt, tăng khả năng nghiên cứu, tự học, tự nhận xét, đánh giá, phát triển tư duy tích cực và tư duy phản biện cho SV. Nghiên cứu này nhấn mạnh đặc điểm văn hóa đọc của SV đại học nói chung và SV Đại học Huế nói riêng trong thời đại 4.0; Thực trạng văn hóa đọc của SV Đại học Huế; Đề xuất một số giải pháp. Trong đó nhấn mạnh 4 giải pháp chính: Sự phối hợp đồng độ của các bên liên qua trong việc thúc đẩy văn hóa đọc. Trong đó bên liên quan gồm 3N: Nhà nước, Nhà trường (Lãnh đạo nhà trường và Thư viện) và Nhà giáo; Xây dựng hệ thống tài nguyên môn học là giải pháp tác động đến ý thức bên trong của SV hình thành nên định hướng đọc; Giải pháp đào tạo kiến thức thông tin cho SV thích ứng với thời đại 4.0 và Giải pháp lan truyền cảm hứng đọc sách trong cộng đồng SV Đại học Huế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Nguyễn, Thị Thu Phương, Thị Loan Đặng, Thế Hiệp Hoàng, and Thị Anh Phương Nguyễn. "Đánh giá sự hài lòng của bà mẹ về quá trình chăm sóc trong và sau sinh tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế." Tạp chí Phụ sản 21, no. 4-5 (November 22, 2023): 49–56. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2023.4-5.1646.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng của bà mẹ về quá trình chăm sóc trong và sau sinh tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 572 sản phụ mang thai đủ tháng và đến sinh tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 27,4 ± 5,3; Tỷ lệ hài lòng chung của bà mẹ về quá trình chăm sóc trong và sau sinh chiếm 81,8% và không hài lòng chiếm 18,2%. Trong đó, tỷ lệ hài lòng về mức độ tự tin chăm sóc trẻ; Chăm sóc sau sinh; Cung cấp dịch vụ; Môi trường, cơ sở vật chất; Tôn trọng quyền riêng tư và Chăm sóc khi chuyển dạ và sinh lần lượt là 79,7%, 84,3%, 85,5%, 85,7%, 93,4%, 88,6%. Điểm trung bình của hài lòng chung 4,44 ± 0,61. Kết luận: Sự hài lòng của bà mẹ về quá trình chăm sóc trong và sau sinh tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế với tỷ lệ hài lòng 81,8%.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

Bình, Trần Đình, Hoàng Lê Bích Ngọc, and Trần Doãn Hiếu. "Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế năm 2019." Tạp chí Y học Dự phòng 30, no. 4 Phụ bản (April 28, 2021): 83–90. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2020/223.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu ngang-mô tả có phân tích nhằm mục tiêu mô tả thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện Đại học Y dược (ĐHYD) Huế năm 2019 và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn (CTR) tại Bệnh viện ĐHYD Huế. Kết quả cho thấy, việc phân loại, thu gom, quản lý chất thải rắn (CTR) tại Bệnh viện ĐHYD Huế năm 2019 theo đúng quy định của Thông tư liên tịch số 58/2015/ TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế (sau đây gọi là Thông tư 58): Với 700 giường bệnh, bệnh viện có số lượng chất thải rắn hàng ngày là 500-600kg, trong đó có 60-70kg chất thải rắn nguy hại. Để duy trì tốt hoạt động quản lý CTR tại bệnh viện, cần tập huấn thường xuyên nhằm nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về công tác quản lý chất thải y tế và giảm thiểu CTR, đặc biệt là chất thải nhựa. Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý chất thải y tế của các cán bộ nhân viên y tế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

Nguyễn, Thị Minh Thành, Thị Thanh Thanh Nguyễn, Thị Nhi Võ, Thị Huyền Dương, and Thị Quỳnh Tâm Dương. "Sự tự tin của bà mẹ trong việc phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế." Tạp chí Khoa học Điều dưỡng 4, no. 4 (January 7, 2022): 132–43. http://dx.doi.org/10.54436/jns.2021.4.390.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả mức độ tự tin của bà mẹ trong việc phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tự tin của bà mẹ tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 113 bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập số liệu trong thời gian từ 10/2019 đến 04/2020. Công cụ nghiên cứu bao gồm bộ câu hỏi nhân khẩu học và bộ câu hỏi đánh giá mức độ tự tin của bà mẹ trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em của Joventino, chỉ số Cronbach’s alpha trong nghiên cứu hiện tại là 0,827. Số liệu được phân tích trên phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: 92,9% bà mẹ có mức độ tự tin thấp, 7,1% bà mẹ có mức độ tự tin trung bình, không có bà mẹ nào ở mức tự tin cao trong việc phòng chống bệnh tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa địa cư, nghề nghiệp, trình độ học vấn của bà mẹ, nguồn nước sinh hoạt của gia đình, tình trạng học hành của trẻ với mức độ tự tin của bà mẹ trong phòng chống bệnh tiêu chảy (p < 0,05). Kết luận: Điều dưỡng viên trong nhóm chăm sóc đa ngành cần có can thiệp để nâng cao mức độ tự tin của bà mẹ trong việc phòng và chăm sóc trẻ tiêu chảy.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Hải, Trương Thị Hồng, Thảo Thu Phan, Long Đặng Thanh, Nhung Thị Phương Trần, and Dũng Tiến Lê. "MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VÀ ĐẶC TÍNH CỦA CÁC GIỐNG LÚA MỚI CHỌN TẠO TRONG VỤ ĐÔNG – XUÂN NĂM 2018 – 2019 TẠI VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ." Hue University Journal of Science: Natural Science 128, no. 1E (October 25, 2019): 143–52. http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jns.v128i1e.5407.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá một số đặc điểm về nông sinh học, năng suất, giá trị thương phẩm của hạt gạo và khả năng chống chịu sâu bệnh của một số giống mới được tuyển chọn. Các giống được thử nghiệm là 3 giống mới được chọn tạo tại Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế là TD1, TD2, TD3, giống địa phương gạo đỏ ARI và giống đối chứng là giống Khang dân. Các thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), mỗi giống được trồng với 3 lần nhắc lại, dưới điều kiện thời tiết của vụ Đông – Xuân 2019, tại viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống khảo nghiệm có khả năng sinh trưởng và phát triển ổn định, cho năng suất khá và khả năng năng chống chịu sâu bệnh tốt. Giống TD3 đạt năng suất lúa (65,63 tạ/ha) tương đương so với giống đối chứng. Tỷ lệ gạo nguyên của các giống tuyển chọn cao hơn hẳn so với tỷ lệ gạo nguyên của giống đối chứng. Một số giống như TD1, TD3 và ARI có thể cho chất lượng cơm nấu tốt hơn giống đối chứng.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
6

Hoàng Anh Tiến, Đoàn Khánh Hùng, Nguyễn Vũ Phòng, Ngô Viết Lâm, and Dương Minh Quý. "Đánh giá kết quả can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân có nguy cơ cao." Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, no. 98 (March 1, 2023): 41–50. http://dx.doi.org/10.58354/jvc.98.2021.93.

Full text
Abstract:
Mục đích: Đánh giá kết quả can thiệp động mạch vành qua da (PCI) ở bệnh nhân có nguy cơ cao tại Đơn vị DSA, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc. Kết quả: Tuổi trung bình là 68,3 ± 12,5, thấp nhất 30 tuổi, cao nhất 97 tuổi, nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là 50 đến 75 tuổi. Nam chiếm 54,9%. Tỷ lệ PCI cấp cứu 26,7%. Đường vào động mạch quay: 87,2%. Tổn thương 3 nhánh động mạch vành: 23,9%; tổn thương động mạch xuống trước trái – LAD: 62,2%, động mạch vành phải – RCA: 23,9% và động mạch mũ: 13,3%. Tỷ lệ thành công của thủ thuật: 95,0%. Stent phủ thuốc: 94,7%. Kết luận: Can thiệp động mạch vành qua da tại đơn vị DSA, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế đã đạt tỷ lệ thành công cao, ít các biến cố xảy ra. Từ khóa: Can thiệp động mạch vành, nguy cơ cao, stent.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
7

Nguyệt, Trần Thị, Dương Thị Hồng Liên, Trần Thị Hằng, Tôn Nữ Minh Đức, and Hồ Duy Bính. "Tự đánh giá năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế." Tạp chí Nghiên cứu Y học 163, no. 2 (February 28, 2023): 244–54. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v163i2.1173.

Full text
Abstract:
Năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc và sự an toàn của người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả năng lực thực hành chăm sóc bằng hình thức tự đánh giá của điều dưỡng và phân tích một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 143 điều dưỡng viên vào tháng 4 và 5/2022. Bộ câu hỏi tự đánh giá năng lực thực hành chăm sóc gồm 60 câu hỏi tương ứng với 60 tiêu chí trong 15 tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực thực hành chăm sóc của bộ Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực thực hành chăm sóc chung của điều dưỡng là 229,4 ± 27,3/ 300 điểm với tỷ lệ đạt chiếm 76,9%. Tính hiệu quả của khóa đào tạo, sự hài lòng với công việc là các yếu tố có khả năng tăng tỷ lệ đạt năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng. Do đó, cần tăng cường các khóa đào tạo liên tục có tính hiệu quả và sự hài lòng trong công việc để nâng cao năng lực thực hành chăm sóc cho điều dưỡng.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
8

Phùng, Ngọc Hân, Minh Tâm Lê, and Quang Vinh Trương. "Chỉ định mổ lấy thai con so tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế." Tạp chí Phụ sản 15, no. 1 (July 1, 2017): 41–46. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2017.1.309.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát các chỉ định mổ lấy thai (MLT) ở sản phụ mang thai con so tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến các nguyên nhân mổ lấy thai ở những sản phụ mang thai con so. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 451 sản phụ mang thai con so đủ tháng nhập viện tại khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng 7/2016 đến tháng 1/2017. Kết quả: Tỉ lệ mổ lấy thai con so là 58,8%. Nguyên nhân MLT hay gặp nhất là suy thai (chiếm 38,1%). Chỉ định MLT thường do kết hợp nhiều nguyên nhân (72,5% có từ 2 chỉ định). Sự kết hợp nhiều nhất ở nhóm nguyên nhân do thai và nguyên nhân mẹ- thai. Có mối liên quan giữa con so lớn tuổi, địa chỉ nông thôn, chiều cao mẹ < 145cm và chỉ định MLT. Chiều cao trung bình của nhóm sản phụ MLT thấp hơn nhóm sản phụ sinh thường có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Tuổi thai trung bình của nhóm MLT không khác biệt nhóm sinh thường (39,9±0,9 tuần so với 39,4±0,9 tuần) (p > 0,05). Cân nặng trẻ sơ sinh tính chung là 3144,6± 379,3 g, nhóm MLT lớn hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Apgar 1 phút và 5 phút của 2 sơ sinh 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết luận: Tỷ lệ mổ lấy thai con so hiện nay là khá cao, chủ yếu do nguyên nhân thai. Cần theo dõi chuyển dạ chặt chẽ và chỉ định hợp lý để kiểm soát tốt tỷ lệ mổ lấy thai đồng thời đảm bảo cuộc đẻ an toàn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
9

Ngô, Thị Kim Cúc, Chuyển Lê, and Thị Hà Võ. "Hiệu quả tư vấn can thiệp sử dụng insulin trên bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế." Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, no. 46 (May 22, 2021): 182–90. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2021.46.20.

Full text
Abstract:
Mở đầu: Liệu pháp insulin là phương pháp điều trị nền tảng cho bệnh nhân đái tháo đường đường. Sai sót liên quan đến quản lý sử dụng insulin là phổ biến và có thể gây ra các biến cố bất lợi ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cán bộ y tế, đặc biệt là dược sĩ đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục và tư vấn cho bệnh nhân đái tháo đường về liệu pháp insulin để ngăn ngừa những nguy cơ trên. Mục tiêu: Hiệu quả tư vấn sử dụng bút tiêm insulin trên bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có can thiệp thực hiện trên bệnh nhân ngoại trú đến khám và điều trị bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Kết quả: 148 bệnh nhân được tư vấn sau khảo sát, đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng insulin. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ kiểm tra đường huyết định kỳ hàng tháng chiếm 65,5%. Trong số 95 bệnh nhân có thực hiện kiểm tra HbA1C sau 3 tháng, 41,1% bệnh nhân có cải thiện mức đường huyết. Giá trị glucose huyết lúc đói trung bình giảm đáng kể từ 10,54 ± 4,20 xuống 9,51 ± 4,03 mmol/l (p = 0,035) và HbA1C giảm từ 8,40 ± 1,53 xuống còn 8,08 ± 1,40 % (p = 0,042). Kết luận: Kết quả kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân có sự cải thiện có ý nghĩa sau khi có sự can thiệp tư vấn, giáo dục từ cán bộ y tế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
10

Nguyễn, Thị Kim Anh, and Thị Linh Giang Trương. "Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều trị dọa sẩy thai tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế." Tạp chí Phụ sản 21, no. 3 (September 23, 2023): 43–49. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2023.3.1613.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều trị các trường hợp dọa sẩy thai tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 82 thai phụ được chẩn đoán là dọa sẩy thai được nằm điều trị tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 06/2022 đến tháng 02/2023, thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Dọa sẩy thai gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi mẹ từ 25 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ 39,0%. Giá trị trung bình βhCG tăng dần và cao nhất ở tuần thai 7 tuần - < 13 tuần, sau đó giảm dần ở các tuần thai tiếp theo. Kết quả điều trị: Thành công 89,0%, thất bại 11,0%. Thai phụ ≥ 35 tuổi có nguy cơ điều trị thất bại gấp 4,4 lần so với thai phụ < 35 tuổi. Progesterone kết hợp với mức tăng trung bình βhCG, có giá trị chẩn đoán và có giá trị tiên đoán tốt kết quả thai kỳ. Siêu âm tim thai dương tính điều trị thành công chiếm tỷ lệ 98,5%. Trong đó, nếu tim thai ≥ 110 lần/ phút tỷ lệ điều trị thành công là 100,0%, nếu tim thai < 110 lần/ phút thì tỷ lệ điều trị thành công chỉ có 50,0%, ít hơn 2 lần. Kết luận: Progesterone kết hợp với mức tăng trung bình βhCG, có giá trị chẩn đoán và có giá trị tiên đoán tốt kết quả thai kỳ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
11

Khôi, Nguyễn Vũ, Nguyễn Sanh Tùng, and Nguyen The Kien. "KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI BẰNG PHẪU THUẬT STRIPPING KẾT HỢP MULLER." Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam 27 (November 3, 2020): 5–9. http://dx.doi.org/10.47972/vjcts.v27i.39.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu mô tả các triệu chứng lâm sàng và kết quả điều trị của 52 bệnh nhân được chẩn đoán suy giãn hệ TM nông chi dưới được điều trị bằng phẫu thuật Stripping kết hợp Muller tại bệnh viện đại học y dược Huế và bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 3/2018 đến 7/2019. Có 52 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật, tuổi trung bình là 58,2 ± 13,1 tuổi, tỷ lệ nam/nữ:1/2,25, tổng cộng có 85 chân được phẫu thuật, trong đó 40 chân phải và 45 chân trái, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là tĩnh mạch nổi rõ (100%); tức nặng chân (82,7%). Giai đoạn lâm sàng theo CEAP độ 2 chiếm 37,6%, độ 3 chiểm 30,5%. Kích thước TMH lớn trung bình chân trái 8,9 ± 3,3 mm, chân phải 9,1 ± 2,9 mm. Không ghi nhận tai biến hay biến chứng nặng. Tại thời điểm 1 tháng, 80% chân rất tốt, 1,2% chân tốt và 18,8% chân khá. Thời điểm 6 tháng, 87,5% chân rất tốt, 3,6% chân tốt và 8,9% chân khá.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
12

Hoàng Lê Bích Ngọc, Trần Đình Bình, Nguyễn Viết Tứ, and Trần Doãn Hiếu. "NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y-DƯỢC HUẾ." TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG 135, no. 3 (July 2, 2023): 34–41. http://dx.doi.org/10.59253/tcpcsr.v135i3.125.

Full text
Abstract:
COVID-19 do Coronavirus (SARS-CoV-2) gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng đãtạo ra những thách thức chưa từng có trên toàn thế giới, với gánh nặng kinh tế xã hội đáng kể, tỷ lệmắc bệnh cao và tỷ lệ tử vong lớn. Nhân viên y tế không chỉ là những người có nguy cơ nhiễm bệnhcao mà khi đã nhiễm bệnh, họ còn có thể là nguồn phát tán bệnh trong cơ sở khám, chữa bệnh. Khảosát tình hình thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong phòng chống dịch COVID-19.Các nhân viên y tế trực tiếp tham gia vào công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện trường Đại học Y- Dược Huế năm 2021. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy 90,2% đối tượng nghiên cứu tuân thủ vệ sinhtay, 88,0% đối tượng nghiên cứu tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong phòng chốngdịch COVID-19. Có 28,7% đối tượng nghiên cứu đã từng mắc COVID-19. Trong đó, 3,6% đối tượngnghiên cứu cho rằng bị lây nhiễm tại bệnh viện, 13,5% không rõ/không biết nguồn lây
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
13

Nguyễn Viết Tứ, Dương Thị Hồng Liên, Trương Thị Hân, and Nguyễn Thị Minh Thành. "TÌNH TRẠNG VIÊM TẠI CHỖ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI BỆNH CÓ ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ." TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG 135, no. 3 (July 2, 2023): 92–98. http://dx.doi.org/10.59253/tcpcsr.v135i3.134.

Full text
Abstract:
Xác định tỷ lệ viêm tại chỗ và các yếu tố liên quan do đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên.Nghiêncứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 366 bệnh nhân của 8 khoa lâm sàng tại Bệnh viện Trường Đạihọc Y-Dược Huế. Mức độ viêm tại chỗ khi đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên được đánh giá theothang đo VIP. Tỉ lệ viêm tại chỗ khi đặt catheter tĩnh mạch ngoại biện là 22,7%. Các yếu tố liên quancó thể làm tăng nguy cơ viêm tĩnh mạch tại chỗ khi đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên: Giới tính, khoađiều trị, bệnh kèm theo, số ngày điều trị, thời gian lưu catheter, sử dụng dung dịch đạm cao phân tử.Tỉ lệ viêm tại chỗ do đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên tại Bệnh viên Trường Đại học Y-DượcHuế thấp hơn so với một số nghiên cứu tại các bệnh viện khác, nhưng vẫn cao hơn mức khuyến cáolà 5%. Do đó, nhân viên y tế cần thường xuyên đánh giá tình trạng catheter của người bệnh để cóbiện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt là những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
14

Nguyễn, Thanh Hải, Thị Ngọc Ánh Võ, Thị Mỹ Hạnh Trần, Thị Hồng Hạnh Lê, Hồng Trung Nguyễn, Thanh Nhân Đinh, and Mạnh Linh Trần. "Mang thai ở tuổi vị thành niên: đặc điểm và kết quả thai kỳ." Tạp chí Phụ sản 18, no. 3 (November 25, 2020): 27–33. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2020.3.1111.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm thai kỳ ở thai phụ tuổi vị thành niên và kết quả thai kỳ ở thai phụ tuổi vị thành niên tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 92 thai phụ từ 14 – 19 tuổi nhập viện theo dõi tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2019 đến tháng 3/2020. Nhóm thai phụ từ 20 – 24 tuổi được khảo sát để so sánh đặc điểm và kết quả thai kỳ. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ tuổi vị thành niên là 5,7% và có liên quan đến số lần khám thai ít hơn, thời điểm bắt đầu quản lý thai muộn hơn và tỷ lệ tham gia sàng lọc trước sinh thấp hơn so với nhóm thai phụ 20 – 24 tuổi. Tỷ lệ sinh non ở nhóm vị thành niên là 13,0% cao hơn so với nhóm thai phụ 20 – 24 tuổi, 6,4% và trọng lượng trẻ sơ sinh trung bình là 2.925 ± 376g, thấp hơn nhóm thai phụ 20 – 24 tuổi, 3.042 ± 431g. Ngược lại, tỷ lệ mổ lấy thai nhóm vị thành niên thấp hơn so với nhóm thai phụ từ 20 – 24 tuổi, 29,2% so với 42,4%. Tuổi thai kết thúc thai kỳ, chỉ số Apgar, tỷ lệ các biến chứng sau sinh ở cả mẹ và trẻ sơ sinh tương đương giữa 2 nhóm. Kết luận: Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên tương đối cao, liên quan đến những hạn chế trong quản lý thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh non và trọng lượng trẻ sơ sinh thấp. Tuy nhiên chưa tìm liên quan đến tăng tỷ lệ mổ lấy thai và các kết quả thai kỳ bất lợi khác. Từ khóa: mang thai ở thai phụ tuổi vị thành niên, kết quả thai kỳ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
15

Phạm, Chí Kông, and Thị Viễn Phương Bùi. "Nghiên cứu hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng propess đặt âm đạo." Tạp chí Phụ sản 19, no. 1 (September 1, 2021): 38–47. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2021.1.1173.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ, tác dụng phụ và tai biến của Propess đặt âm đạo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang gồm 39 phụ nữ mang thai quá ngày dự sinh (40 +1/7 – 42 +0/7) được khởi phát chuyển dạ tại khoa Phụ Sản – Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế, khoa Phụ Sản – Bệnh viện Trung ương Huế và khoa Sinh – Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng trong thời gian từ tháng 06/2019 – 09/2020. Kết quả: Hiệu quả gây chín muồi cổ tử cung là 76,9%; gây chuyển dạ thành công pha tiềm tàng là 74,4%. Khởi phát chuyển dạ đến pha tích cực là 51,3%. Tỉ lệ khởi phát chuyển dạ thành công sinh ngã âm đạo là 43,6% tổng mẫu nghiên cứu. Thời gian từ khi đặt thuốc đến khi có chuyển dạ thành công pha tiềm tàng trung bình là 8,4 giờ, đến pha tích cực trung bình là 9,8 giờ, đến khi sinh là 12,3 giờ. Tỉ lệ sản phụ sinh đường âm đạo trong vòng 12 giờ sau đặt Propess là 45,0%. Đa số các trường hợp không có tác dụng phụ nghiêm trọng và tai biến. Kết luận: Propess đặt âm đạo có hiệu quả cao trong việc gây chín muồi cổ tử cung và gây chuyển dạ thành công pha tiềm tàng. Đa số các trường hợp không có tác dụng phụ nghiêm trọng và tai biến.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
16

Nguyễn, Thiện Phương, Thị Thu Thủy Nguyễn, Thị Vi Hồ, Văn Hoàng Nguyễn, Văn Anh Nguyễn, Thị Nhi Nguyễn, Quang Ngọc Linh Nguyễn, and Mạnh Linh Trần. "Trầm cảm ba tháng cuối thai kỳ và các yếu tố liên quan." Tạp chí Phụ sản 18, no. 2 (November 2, 2020): 30–36. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2020.2.1106.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai phụ có triệu chứng trầm cảm trước sinh trong ba tháng cuối thai kỳ và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 903 thai phụ mang thai ở ba tháng cuối tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế. Sàng lọc trầm cảm bằng Thang Đánh Giá Trầm Cảm Beck II (BDI-II) bản tiếng Việt của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. Kết quả sàng lọc có triệu chứng trầm cảm ở điểm cắt BDI-II ≥ 18 điểm. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ có triệu chứng trầm cảm trong ba tháng cuối thai kỳ là 8,7%. Các yếu tố liên quan gồm tiếp xúc khói thuốc lá trong thai kỳ, tình trạng độc thân/góa/ly thân/ly hôn, thiếu hỗ trợ từ chồng trong công việc gia đình, bất đồng quan điểm giữa vợ và chồng, bạo lực gia đình, không hạnh phúc trong hôn nhân, không lên kế hoạch mang thai. Kết luận: Trầm cảm trong thời kỳ mang thai chiếm tỷ lệ tương đối cao và liên quan chủ yếu với các yếu tố nguy cơ về gia đình và tình trạng hôn nhân.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
17

Yên, Đinh Thị Mỹ, Đặng Thị Anh Thư, and Nguyễn Thanh Gia. "Rối loạn cơ xương khớp và các yếu tố liên quan ở điều dưỡng, nữ hộ sinh và hộ lý tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế năm 2019." Tạp chí Y học Dự phòng 30, no. 4 Phụ bản (April 28, 2021): 155–62. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2020/232.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ và mô tả các yếu tố liên quan đến mắc rối loạn cơ xương khớp (RLCXK) ở điều dưỡng, nữ hộ sinh và hộ lý đang công tác tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế năm 2019. Tiến hành khảo sát trên 240 điều dưỡng, nữ hộ sinh và hộ lý sử dụng bộ câu hỏi phát hiện RLCXK (The Nordic Musculoskeletal Questionnaire). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ có biểu hiện RLCXK trong 12 tháng qua và 7 ngày qua lần lượt là 78,3 % và 56,7%. Trong đó tỷ lệ có vị trí đau hay gặp nhất lần lượt là phần lưng dưới (61,3%), vùng cổ (60,0%), và vai (55,4%). Các yếu tố liên quan đến RLCXK bao gồm có tiền sử RLCXK, khoa, phòng làm việc, số ngày làm việc/tuần, mang/nâng/di chuyển vật liệu hay thiết bị nặng và làm việc ở tư thế khó chịu cúi/cong/vặn lưng.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
18

Ngô, Thị Minh Châu, Nữ Phương Anh Tôn, Chí Cao Lê, Minh Tiếp Võ, Thị Ngọc Thúy Hà, Thị Bích Thảo Đỗ, Phước Vinh Nguyễn, Thị Giang Trần, and Thị Thu Thảo Ngô. "ĐỊNH DANH LOÀI VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI THUỐC KHÁNG NẤM CỦA VI NẤM CANDIDA PHÂN LẬP TỪ ĐƯỜNG TIÊU HÓA BỆNH NHI SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ." Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam 3, no. 35 (July 28, 2021): 32–38. http://dx.doi.org/10.59873/vjid.v3i35.118.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Nấm Candida ở đường tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vi nấm có thể gây thể bệnh phổ biến là viêm niêm mạc miệng lưỡi ở độ tuổi này. Đồng thời nấm Candida cũng làm một trong các tác nhân gây nhiễm trùng sơ sinh thường gặp ở ICU Nhi. Mục tiêu: 1. Định danh loài vi nấm Candida ở đường tiêu hóa của bệnh nhi sơ sinh, 2. Đánh giá mức độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm của vi nấm phân lập. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên các bệnh nhi được chẩn đoán bệnh lý đang điều trị tại phòng Nhi Sơ sinh, khoa Sản tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, thời gian từ 1.2020 -12.2020. Kết quả: Tỷ lệ nấm Candida hoại sinh tại đường tiêu hóa là 28,83%. Trong đó, C. non albicans chiếm tỷ lệ cao hơn so với C. albicans (76,67% vs 23,33%). Không ghi nhận tình trạng đề kháng của Candida với amphotericine B và nystatin.Tỷ lệ đề kháng của vi nấm candida với fluconazole, itraconazole, voriconazole, caspofungin và 5-flucystosin lần lượt là 6,67%, 3,33%, 3,33%, 23,33% và 16,66%. C. albicans nhạy cảm tốt với nhóm azoles và caspofungin. Trong khi đó, C. non albicans có tỷ lệ nhất định đề kháng với các thuốc này. C.albicans có tỷ lệ đề kháng với 5-flucytosin cao hơn C. non albicans (p<0,05). Hiện tượng đề kháng ≥2 loại thuốc gặp ở 34,78% C. non albicans. Kết luận: C. non albicans có phân bố phổ biến ở đường tiêu hóa bệnh nhi tại phòng Nhi Sơ sinh, khoa Sản bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Các chủng Candida được phân lập đều nhạy cảm tốt với amphotericin B và nystatin. C. albicans có hiện tượng đề kháng đáng kể với 5 flucystocine. C. non albicans đề kháng với azole, 5 flucystocine, caspofungin.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
19

Tôn, Nữ Nam Trân, Thừa Nguyên Trần, and Văn Chi Lê. "Nghiên cứu chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế." Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, no. 61 (July 1, 2023): 98–105. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2023.61.10.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) làm gia tăng tỷ lệ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống và mang đến gánh nặng kinh tế cho bản thân người bệnh, cho gia đình và cho xã hội. Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đái tháo đường còn tác động đến chất lượng giấc ngủ. Mục tiêu: Đánh giá chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trường Đại học Y - Dược Huế và Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trường Đại học Y - Dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội, bệnh viện trường ĐH Y Dược Huế từ tháng 6/2020 đến 2/2021. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân cũng được sử dụng để thu thập các chỉ số cận lâm sàng. Kết quả: 55,2% bệnh nhân có chất lượng giấc ngủ kém theo thang đo PSQI, điểm số trung bình của toàn bộ đối tượng là 5,64 ± 3,67. Chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến tình trạng kiểm soát HbA1c không tốt (OR=1,776; 95%CI: 1,149-2,745), và trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống (OR=1,65; 95%CI: 1,051-2,577) với p <0,05 trong mô hình hồi quy đa biến. Kết luận: bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao, việc kiểm soát các hành vi lối sống, tuân thủ điều trị có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khả năng giảm chất lượng giấc ngủ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
20

Nguyễn, Hoàng Long, Tố Nguyên Hà, and Văn Đức Võ. "Báo cáo trường hợp: loạn sản trung mô bánh nhau." Tạp chí Phụ sản 15, no. 3 (May 1, 2017): 172–77. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2017.3.435.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Loạn sản trung mô bánh nhau là một bất thường mạch máu hiếm gặp, đặc trưng bởi sự quá sản các thân nhung mao ở màng đệm. Cần phải chẩn đoán phân biệt một cách chính xác loạn sản trung mô bánh nhau với các bệnh lý như chửa trứng bán phần, song thai có một thai bình thường và một thai trứng toàn phần hay nhau thể khảm vì tiên lượng và điều trị hoàn toàn khác nhau. Việc theo dõi và tiên lượng loạn sản trung mô bánh nhau rất quan trọng vì tình trạng này liên quan đến một số kết cục thai kỳ không tốt trên sản phụ lẫn thai nhi. Báo cáo trường hợp lâm sàng: 02 trường hợp loạn sản trung mô bánh nhau được chẩn đoán và theo dõi ngoại trú tại khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế trong suốt thai kỳ. Mô bệnh học và hình ảnh đại thể bánh nhau sau sinh cho thấy phù hợp với chẩn đoán loạn sản trung mô bánh nhau với các đặc điểm siêu âm tiền sản, kết quả tương tự với các nghiên cứu đã được công bố trên thế giới. Kết quả thai kỳ không có các biến chứng trên thai phụ, tuy nhiên 1 trong 2 trường hợp có nghi ngờ tình trạng chậm tăng trưởng trong tử cung. Kết luận: Cần thiết phải khảo sát hình thái học thai nhi kỹ có hướng chẩn đoán. Nên chọc ối để loại trừ hoàn toàn thai trứng bán phần. Loạn sản trung mô bánh nhau có liên quan đến một số biến chứng trong thai kỳ, tuy nhiên đây là bệnh lý lành tính vì vậy cần theo dõi sát sự phát triển của thai và sự xuất hiện các biến chứng nếu có.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
21

Trần, Bùi Bình Chi, and Khánh Hoàng. "Tỷ bạch cầu đa nhân/bạch cầu lympho máu trong tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não cấp." Tạp chí thần kinh học Việt Nam 3, no. 38 (February 19, 2024): 4–12. http://dx.doi.org/10.62511/wxpaah47.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Tỷ bạch cầu đa nhân/bạch cầu lympho máu (neutrophil - lymphocyte ratio NLR) phản ánh sự cân bằng giữa đáp ứng miễn dịch bẩm sinh hay không đặc hiệu (bạch cầu đa nhân) và đáp ứng miễn dịch mắc phải hay đặc hiệu (bạch cầu lympho). Gần đây, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng NLR cao là yếu tố dự báo độc lập về kết cục lâm sàng xấu ở bệnh nhân đột quỵ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy tỷ này không có ảnh hưởng rõ ràng đến tỷ lệ tử vong. Chúng tôi khảo sát mối liên quan giữa NLR với mức độ nặng qua thang điểm Glasgow, NIHSS ở bệnh nhân nhồi máu não (NMN) cấp.Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 115 bệnh nhân được chẩn đoán NMN cấp tại Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 2/2022 – tháng 2/2023. Sử dụng bộ câu hỏi để thu thập thông tin nghiên cứu. NLR, mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow, mức độ nặng lâm sàng theo thang điểm Đột quỵ Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIHSS) được khảo sát lúc vào viện.Kết quả: Mẫu là 115 với tuổi trung bình là 70,6±11,9, tỷ lệ nam/nữ là 1,4:1. NLR lúc vào viện có mối tương quan nghịch mức độ vừa với Glasgow lúc vào viện (r=-0,354, p<0,001) và có mối tương quan thuận mức độ vừa với NIHSS lúc vào viện (r=0,465, p<0,001). Độ chính xác trong dự báo khả năng rối loạn ý thức nặng trở lên trên thang điểm Glasgow của NLR lúc vào viện ở mức độ không tốt (AUC=0,641, p>0,05). Độ chính xác trong dự báo mức độ nặng lâm sàng trên thang điểm NIHSS của NLR lúc vào viện ở mức độ khá (AUC=0,767; p=0,003 <0,05) với điểm cắt NLR lúc vào viện là 5,1128 với độ nhạy là 75,0% và độ đặc hiệu là 78,6%.Kết luận: NLR lúc vào viện có mối liên quan với mức độ nặng theo thang điểm Glasgow, NIHSS lúc vào viện và có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao trong việc giúp xác định những bệnh nhân nặng theo thang điểm NIHSS ở bệnh nhân NMN cấp.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
22

Nguyễn Thị Lâm Oanh, Hoàng Thị Bạch Yến, and Hoàng Anh Tiến. "Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế." Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, no. 98 (March 1, 2023): 83–90. http://dx.doi.org/10.58354/jvc.98.2021.99.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tìm hiểu thói quen ăn uống và mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống và bệnh lý của bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 132 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đang điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế; đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể (BMI) và công cụ Đánh giá chủ quan toàn diện (SGA); sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn tìm hiểu thói quen ăn uống. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo đánh giá SGA và BMI lần lượt là 34,1% và 30,3 %. Tỷ lệ bệnh nhân ăn đủ 3 bữa/ngày là 73,5%; tỷ lệ bệnh nhân có thói quen ăn sáng là 79,5%. Có 66,7% bệnh nhân thường xuyên hoặc thỉnh thoảng ăn các loại dưa muối, cà muối, các loại mắm tôm, mắm nêm, cá khô, các món kho mặn. 59,8% thường xuyên hoặc thỉnh thoảng ăn nhiều hơn người khác về nước mắm, muối, xì dầu... Có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng giữa các bệnh nhân mắc và không mắc các bệnh về rối loạn nhịp tim. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) về tần suất sử dụng các loại thực phẩm trứng, cá, thịt gà, các loại đậu, các loại củ, rau các loại, đồ ngọt, đồ ăn vặt giữa bệnh nhân không bị suy dinh dưỡng và bệnh nhân suy dinh dưỡng. Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng, ăn thức ăn nhiều muối của bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch khá cao. Cần thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân và tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi ăn mặn cho bệnh nhân và cộng đồng. Từ khóa: Tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
23

Trần, Hữu Thanh Tùng, Bùi Bảo Hoàng, Thừa Nguyên Trần, and Thị Thuỳ Dung Phan. "Nghiên cứu tình trạng thiếu vitamin D ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và mối liên quan giữa thiếu vitamin D với chế độ thể dục, tình trạng thừa cân béo phì và tăng huyết áp." Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, no. 71 (June 13, 2024): 98–105. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2024.71.13.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy thiếu vitamin D một tình trạng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ thiếu vitamin D ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao nhưng khác biệt giữa các vùng địa lý khác nhau, mục đích của nghiên cứu này nhằm làm rõ tỷ lệ thiếu vitamin D ở bệnh nhân đái tháo đường và mối liên quan giữa thiếu vitamin D với thừa cân béo phì, chế độ hoạt động thể lực và bệnh lý tăng huyết áp tại 2 bệnh viện lớn ở miền Trung Việt Nam. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 103 bệnh nhân Đái tháo đường típ 2 đang khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học y dược Huế, bệnh nhân tham gia nghiên cứu được đo vòng bụng, chiều cao, cân nặng, huyết áp, lấy máu tĩnh mạch đói, làm xét nghiệm 25 OH vitamin D. Kết quả: Tỷ lệ thiếu vitamin D là 52,4%, nồng độ 25 OH vitamin D (ng/ml) ở bệnh nhân thừa cân béo phì là 29.23±8.03, trên bệnh nhân không thừa cân béo phì là 32,75±8,88 (p=0.038); ở bệnh nhân béo bụng là 29,60±8,16, bệnh nhân không béo bụng là 33,94±8.90 (p=0,022), ở bệnh nhân có hoạt động thể lực là 31,11±1,07, bệnh nhân không hoạt động thể lực là 26,68±6,89 (p=0,005); tỷ lệ thiếu vitamin D ở bệnh nhân béo bụng là 61,8%, bệnh nhân không béo bụng là 25,9% (p=0,002), ở bệnh nhân có hoạt động thể lực là 44,2%, bệnh nhân không hoạt động thể lực là 76.9% (p=0,006). Kết luận: Tỷ lệ thiếu vitamin D ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là 52,4%, thiếu vitamin D liên quan với tình trạng thừa cân béo phì, béo bụng và ít hoạt động thể dục ở bệnh nhân đái tháo đường.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
24

Trương, Thị Linh Giang, and Thị Mỹ Chi Trần. "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục thai kỳ của các trường hợp nhau tiền đạo ở Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế." Tạp chí Phụ sản 21, no. 3 (September 23, 2023): 22–27. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2023.3.1614.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết cục thai kỳ các trường hợp nhau tiền đạo tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những sản phụ được chẩn đoán xác định nhau tiền đạo bằng siêu âm trước sinh và xác nhận chẩn đoán sau sinh hoặc chẩn đoán nhau tiền đạo sau sinh. Phương pháp nghiên cứu mô tả hoàng loạt ca. Kết quả: Nhau tiền đạo gặp nhiều nhất ở sản phụ có nhóm tuổi từ 35 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 46,9%. Sản phụ có tiền sử mang thai từ 2 lần trở lên chiếm tỷ lệ 65,6%. Đặc điểm lâm sàng: ra máu âm đạo chiếm 65,6%; ngôi bất thường chiếm 15,6%. Nhau tiền đạo trung tâm chiếm 59,4%. Tỷ lệ mổ lấy thai chiếm 93,8%. Tuổi thai chấm dứt thai kỳ trung bình là 37,25 tuần. Thời gian nằm viện trung bình 12,19 ngày. Kết luận: Chảy máu âm đạo là triệu chứng phổ biến của nhau tiền đạo. Tuổi thai chấm dứt thai kỳ > 37 tuần làm giảm biến chứng cho trẻ sơ sinh.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
25

Phu, Bui Duc, Huynh Van Minh, Tran Hoai An, Nguyen Luong Tan, Dang The Uyen, and Doan Duc Hoang. "ỨNG DỤNG THIẾT BỊ HỖ TRỢ TÂM THẤT HEARTWARE LÀM CẦU NỐI CHỜ GHÉP TIM CHO BỆNH NHÂN SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI VIỆT NAM." Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam 11 (November 3, 2020): 21–27. http://dx.doi.org/10.47972/vjcts.v11i.237.

Full text
Abstract:
Mục đích: trình bày kinh nghiệm lần đầu triển khai kỹ thuật hỗ trợ tâm thất Heartware, một loại thiết bị cơ học hiện đại có dòng lưu lượng liên tục, để điềutrị bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối làm cầu nối chờ ghép tim ở Việt Nam.Phương pháp: bệnh nhân đầu tiên với chẩn đoán bệnh cơ tim giãn và suy tim giai đoạn cuối được phẫu thuật cấy thiết bị hỗ trợ hỗ trợ tâm thất Heartware để làm cầu nối chờ ghép tim tại Bệnh viện Trung ương Huế vào ngày 6/6/2014.Kết quả: bệnh nhân trước mổ cấy thiết bị hỗ trợ thất trái mắc bệnh cơ tim giãn và bị suy tim giai đoạn cuối có phân suất tống máu thất trái giảm rất nặng EF = 17% mặc dù đã được điều trị nội khoa tối ưu và cần phải nhập viện nhiều lần trong năm và được điều trị bằng truyền tĩnh mạch thuốc trợ tim inotrope (liều trung bình 7,63±0,22 mcg/kg/phút) để duy trì sự sống. Phẫu thuật cấy thiết bị Heartware bằng cách gắn ống nhận máu của bơm vào mỏm thất trái và nối tận-bên ống thoát máu là một mạch máu nhân tạo vào đoạn động mạch chủ lên.Thời gian để cài đặt hệ thống và phẫu thuật cấy thiết bị Heartware khoảng 5 giờ.Diễn biến hậu phẫu thuận lợi với thời gian rút ống nội khí quản là 4 giờ. Các thông số huyết động cải thiện rõ với lưu lượng tuần hoàn tăng so với trước mổ (4,63±0,42 so với 1,67±0,37 lít/phút, p<0,05); trong khi bản chất bệnh lý cơ tim giãn với phân suất tống máu thất trái không thay đổi đáng kể (18,23±0,84% so với 17,23±0,64%, p>0,05). Các triệu chứng chức năng thận và gan cải thiện với lượng nước tiểu tăng (2,92±0,34 so với 0,9±0,29 lít/ngày, p<0,01); chức năng các cơ quan sau mổ cải thiện với creatinine/máu (68,24±14,04 U/L); SGOT (28,42±3,23 U/L); SGPT (28,42±3,23 U/L) trong giới hạn bình thường. Điều quan trong là người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn trước và giảm thiểu được phác đồ điều trị nội khoa; không phải sử dụng inotrop.Thời gian lưu bệnh nhân tại ICU là 72h.Thời gian nằm viện sau mổ là 14 ngày. Cho đến nay, bệnh nhân được hỗ trợ tuần hoàn cơ học bởi hệ thống Heartware được hơn 1 năm với tốc độ vòng quay tối thiểu 2400 vòng/phút; mức năng lượng sử dụng thấp 3,1±0,6W; vẫn đạt được lưu lượng bơm tối ưu 3,8±0,6 lít/phút. Không có các biến chứng như thuyên tắc huyết khối hoặc nhiễm trùng. Kết luận:lần đầu ở Việt Nam, BVTW Huế đã ứng dụng thành công sử dụng thiết bị cơ học hỗ trợ tâm thất Heartware để điều trị và làm cầu nối cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối chờ ghép.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
26

Trần, Thị Tú Huyên, Văn Lắp Mai, Thị Thu Trang Lê, Đắc Nguyên Nguyễn, and Minh Tâm Lê. "Nghiên cứu tình trạng đau và sự ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của phụ nữ lạc nội mạc tử cung vô sinh." Tạp chí Phụ sản 21, no. 4-5 (November 26, 2023): 94–100. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2023.4-5.1649.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng đau và ảnh hưởng của đau đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ lạc nội mạc tử cung vô sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang bệnh nhân lạc tuyến trong cơ tử cung và/hoặc lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng đến khám tại Trung tâm Nội tiết Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 1/2019 đến tháng 9/2023. Kết quả: Qua nghiên cứu gồm trong 94 trường hợp lạc tuyến trong cơ tử cung và/hoặc lạc nội mạc tử cung, ghi nhận độ tuổi trung bình là 33,5 ± 5,4 tuổi, giá trị BMI trung bình là: 20,43 ± 2,26 kg/m2, 70,1% bệnh nhân được phân loại vô sinh nguyên phát, trong đó thời gian mong con trung bình là 4,44 ± 2,95 năm. Triệu chứng đau bụng kinh với tỷ lệ 59,6%; tiếp đến là đau khi giao hợp chiếm 23,4%; đau vùng chậu mạn tính chiếm 8,5 %; đau khi đại/tiểu tiện chiếm 3,2%. Triệu chứng đau có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (p < 0,05). Kết luận: Triệu chứng đau gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân vô sinh mắc lạc nội mạc tử cung thể hiện ở việc đi lại, tự chăm sóc bản thân, tăng lo lắng, u sầu. Sử dụng các biện pháp như thuốc kháng viêm không steroid, chườm ấm, hay tham vấn phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng đau.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
27

Nguyễn, Thị Kim Liên, Quang Tâm Nguyễn, Minh Tâm Lê, and Văn Minh Đoàn. "Đặc điểm lâm sàng theo y học cổ truyền ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang." Tạp chí Phụ sản 19, no. 2 (October 29, 2021): 34–40. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2021.2.1222.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng theo y học cổ truyền (YHCT) và tìm hiểu sự khác nhau của một số yếu tố giữa các thể lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân nữ vô sinh có HCBTĐN tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: Lưỡi to bệu/có dấu răng 60,8%, rêu trắng 94,1%, mạch trầm 92,2%, mạch sác 27,5%, mạch tế 55,9%, mệt mỏi hoặc hay quên 86,3%, kinh nguyệt không đều 71,6%, kinh nguyệt sau kì 53,9%. Thể thận hư can uất 42,2%, đàm ứ tương kết 26,5%, thận hư huyết ứ 17,6%, tỳ hư đàm thấp 13,7%. Có sự khác biệt về chỉ số khối cơ thể (BMI) và chu vi vòng bụng giữa các thể lâm sàng, p<0,05. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng theo YHCT ở bệnh nhân vô sinh có HCBTĐN xuất hiện khá phổ biến. Thể tỳ hư đàm thấp và thể đàm ứ tương kết có BMI và chu vi vòng bụng cao hơn thể thận hư huyết ứ và thận hư can uất.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
28

Trang, Hà Thị Thanh, and Lê Văn An. "Mô tả các yếu tố nguy cơ và biểu hiện cảnh báo đột quỵ não của bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế." Tạp chí Y học Dự phòng 31, no. 9 Phụ bản (December 22, 2021): 122–30. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2021/445.

Full text
Abstract:
Nhằm mô tả thực trạng nhận thức về yếu tố nguy cơ và biểu hiện cảnh báo đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 9 năm 2020 trên 170 người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán tăng huyết áp và chưa có tiền sử mắc đột quỵ não trước đây. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đối tượng tham gia được khảo sát bằng bộ câu hỏi. Kết quả như sau: tỷ lệ nhận thức đạt và không đạt về yếu tố nguy cơ đột quỵ não (YTNCĐQN) lần lượt là 29,4% và 70,6%. Yếu tố nguy cơ được xác định nhiều nhất là tăng huyết áp (75,9%). Tỷ lệ nhận thức đạt và không đạt về biểu hiện cảnh báo đột quỵ não (BHCBĐQN) lần lượt là 51,8% và 48,2%. Biểu hiện cảnh báo đột quỵ não được xác định nhiều nhất là: đột ngột tê hoặc yếu liệt vận động nửa người (82,4%). Các yếu tố liên quan với nhận thức đạt YTNCĐQN là tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập bình quân, tình trạng hôn nhân. Các yếu tố liên quan với nhận thức đạt BHCBĐQN là tuổi, thu nhập bình quân, tình trạng hôn nhân.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
29

Le, Quang Do, Minh Tam Le, Hoang Bach Nguyen, Viet Quynh Tram Ngo, and Ngoc Thanh Cao. "Nhiễm Ureaplasma urealitycum và Chlamydia trachomatis ở phụ nữ vô sinh thứ phát và mối liên quan với tổn thương vòi tử cung." Tạp chí Phụ sản 16, no. 2 (August 1, 2018): 92–96. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2018.2.514.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Ureaplasma urealitycum (U.urealitycum) và Chlamydia trachomatis là những tác nhân quan trọng gây viêm vùng chậu và vô sinh. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ nhiễm U.urealitycum và Chlamydia trachomatis và đánh giá mối liên quan với hình ảnh tổn thương vòi tử cung. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 7/2017 đến 5/2018 ở các phụ nữ vô sinh thứ phát đến khám tại Trung tâm nội tiết sinh sản và vô sinh, Bệnh viện trường Đại Học Y Dược Huế. Sự hiện diện của U.urealitycum và Chlamydia được phát hiện bằng xét nghiệm PCR với dịch lấy từ ống cổ tử cung. Phim chụp tử cung vòi tử cung (HSG) được thực hiện để đánh giá độ thông của vòi tử cung. Tất cả các số liệu được phân tích thống kê trên phần mềm SPSS 20.0 Kết quả:Trong 77 bệnh nhân nữ vô sinh thứ phát, tỉ lệ của U.urealitycum và Chlamydia lần lượt là 40,3% và 2,6%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa việc nhiễm U.urealitycum và Chlamydia ở các nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tiền sử sảy thai, nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiền sử phẫu thuật, thời gian vô sinh (p >0,05). Nhưng có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc nhiễm U.urealitycum với tổn thương vòi tử cung trên phim chụp tử cung vòi tử cung (p< 0,05). Kết luận: Nên tầm soát nhiễm U.urealitycum ở bệnh nhân vô sinh thứ phát và lưu ý mối liên quan với tổn thương vòi tử cung.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
30

Hoàng, Trung Hiếu, and Phướng Phùng. "So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS trong chẩn đoán tổn thương dạng nốt tuyến giáp." Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine, no. 42 (January 10, 2022): 43–49. http://dx.doi.org/10.55046/vjrnm.42.37.2021.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Đối chiếu kết quả siêu âm tổn thương dạng nốt tuyến giáp (TTDNTG) phân loại theo EU-TIRADS, K-TIRADS,ACR-TIRADS với kết quả mô bệnh học và so sánh giá trị của các hệ thống này trong chẩn đoán TTDNTG.Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu thuận tiện được thực hiện ở 138 TTDNTG(trên 122 bệnh nhân) có siêu âm trước mổ, phân loại theo EU-TIRADS, K-TIRADS, ACR-TIRADS và phẫu thuật cắt bỏ, có kếtquả mô bệnh học tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ 09/201 đến 07/2020.Kết quả: Tỷ lệ tổn thương ác tính là 22,5%. Các tổn thương phân bố nhiều nhất ở nhóm EU-TIRADS 3 (47,8%),K-TIRADS 3 (47,8%), ACR-TIRADS 2 (38,4%). AUC của EU-TIRADS, K-TIRADS, ACR-TIRADS lần lượt là 0,957 ; 0,951và 0,956. EU-TIRADS có độ nhạy (Se) và giá trị dự đoán âm tính (NPV) cao nhất, đạt 100%; độ đặc hiệu (Sp), giá trị dự đoándương tính (PPV) và độ chính xác (Acc) thấp nhất. K-TIRADS có Sp (97,2%), PPV (89,7%) và Acc (94,2%) cao nhất; có Sevà NPV thấp nhất.Kết luận: Khả năng phân biệt TTDNTG lành tính hay ác tính của cả ba hệ thống phân loại TIRADS đều ở mức rất tốt.Trong đó, EU-TIRADS cho thấy Se và NPV tốt nhất; K-TIRADS có Sp, PPV và Acc cao nhất.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
31

Mai, Ngọc Ba, and Thị Linh Giang Trương. "Nghiên cứu một số biến chứng và kết quả thai kỳ ở các sản phụ song thai." Tạp chí Phụ sản 18, no. 3 (November 25, 2020): 34–40. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2020.3.1136.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát một số biến chứng và đánh giá kết quả thai kỳ ở các sản phụ song thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 sản phụ song thai theo dõi kết thúc thai kỳ tại khoa Phụ sản - Bệnh viện Trung Ương Huế và khoa Phụ sản - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế trong thời gian từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020. Kết quả: Song thai hai bánh nhau - hai buồng ối chiếm 52%, một bánh nhau - hai buồng ối chiếm 46% và một bánh nhau - một buồng ối chiếm 2%. Biến chứng mẹ chủ yếu là thiếu máu chiếm 33,1% và rối loạn tăng huyết áp thai kỳ chiếm 16,9%. Biến chứng thai gồm: 69,2% thai chậm tăng trưởng, 42,4% sinh non, 9,3% chết một thai, 8,5% thai chậm tăng trưởng có chọn lọc, 5.9% hội chứng truyền máu trong song thai, 4,2% sẩy thai. Tỉ lệ mổ lấy thai chiếm 67% và phổ biến là nhóm nguyên nhân do thai với chiếm 40,8%, trong đó nguyên nhân do ngôi thai chiếm 19,7% và thai suy chiếm 13,2%. Trẻ sơ sinh có cân nặng thấp chiếm 65,5%. Tỉ lệ nhập đơn vị Chăm sóc tích cực Sơ sinh chiếm 21,7%, tử vong sau sinh chiếm 4,4% và liên quan với song thai một bánh nhau, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non (p < 0,05). Kết luận: Song thai là một thai kỳ có nhiều biến chứng. Tình trạng một bánh nhau, thai chậm tăng trưởng trong tử cung và sinh non là những yếu tố quan trọng liên quan đến kết quả bất lợi của thai nhi.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
32

Trần, Doãn Tú, and Vũ Quốc Huy Nguyễn. "So sánh chỉ số Copenhagen với chỉ số ROMA trong dự báo tiền phẫu ung thư buồng trứng." Tạp chí Phụ sản 18, no. 3 (November 25, 2020): 41–48. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2020.3.1145.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng ở các bệnh nhân có khối u buồng trứng được chỉ định phẫu thuật. So sánh chỉ số Copenhagen với chỉ số ROMA trong dự báo tiền phẫu ung thư buồng trứng. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 290 bệnh nhân có khối u buồng trứng được chỉ định phẫu thuật tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 01/2019 đến 05/2020. Tất cả các bệnh nhân được thu thập thông tin cá nhân, khám lâm sàng, xét nghiệm CA125 và HE4 huyết thanh. Tính chỉ số ROMA (Risk of Ovarian Malignancy Algorithm, Thuật toán nguy cơ ác tính khối u buồng trứng), chỉ số Copenhagen (CPH-I). Sau mổ, kết quả mô bệnh học khối u được sử dụng để đánh giá giá trị dự báo của hai chỉ số. Kết quả: Có 46 trường hợp ung thư buồng trứng và 244 trường hợp khối u buồng trứng lành tính. Triệu chứng lâm sàng của khối u buồng trứng chủ yếu là đau bụng chiếm 69,7%, rối loạn kinh nguyệt chiếm 16,6%. Các triệu chứng của ung thư buồng trứng gồm đau bụng (63,0%), bụng lớn dần (23,9%%), triệu chứng khác như mệt mỏi, sút cân (17,4%). Độ nhạy và độ đặc hiệu của ROMA, CPH-I dự báo ung thư buồng trứng lần lượt là 69,57% và 92,21%; 80,43% và 80,33%. Điểm cắt tối ưu của CPH-I là 2,01%. Diện tích dưới đường cong ROC của ROMA và CPH-I dự báo ung thư buồng trứng tương ứng là 0,848 (KTC 95%: 0,801 – 0,887) và 0,862 (KTC 95%: 0,817 – 0,900). Kết luận: Triệu chứng lâm sàng của ung thư buồng trứng đa dạng. Vì vậy, sự ra đời của chỉ số Copenhagen giúp phân tầng nguy cơ ung thư buồng trứng, không phụ thuộc vào tình trạng mãn kinh, đơn giản, có thể thay thế cho ROMA trong thực hành lâm sàng.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
33

Phan, Trung Nam, and Quốc Khánh Trần. "NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM BẰNG THANG ĐIỂM HADS Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH." VietNam Military Medical Unisversity 48, no. 4 (April 28, 2023): 103–13. http://dx.doi.org/10.56535/jmpm.v48i4.318.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Rối loạn lo âu (RLLA) và rối loạn trầm cảm (RLTC) gặp khá phổ biến ở bệnh nhân (BN) hội chứng ruột kích thích (HCRKT). Mục tiêu: Khảo sát tình trạng lo âu, trầm cảm bằng thang điểm HADS và một số yếu tố liên quan ở BN HCRKT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 287 BN đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế và được chẩn đoán HCRKT, đánh giá RLLA và RLTC bằng HADS thông qua bộ câu hỏi. Loại trừ BN nguy cơ cao có bệnh lý thực thể. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 50,9; nữ giới chiếm 51,0%. Thể lâm sàng của HCRKT với táo bón trội (IBS-C) chiếm 25,4%, thể tiêu chảy (IBS-D): 13,6%, thể hỗn hợp (IBS-M): 25,8% và thể không xác định (IBS-U): 35,2%. Đánh giá theo thang điểm HADS, tỷ lệ BN có RLLA là 43,6%, RLTC là 30,3%. Nữ giới có nguy cơ mắc RLLA và RLTC cao hơn nam giới với OR lần lượt 1,66 và 1,96 (p < 0,05). RLLA có nguy cơ cao gặp ở BN HCRKT thể IBS-C (OR = 4,37), IBS-D (OR = 4,44) và IBS-M (OR = 5,59) so với BN IBS-U (p < 0,05). RLTC có nguy cơ cao gặp ở BN HCRKT thể IBS-C (OR = 4,26), IBS-D (OR = 7,01) và IBS-M (OR = 6,59) so với BN IBD-U (p < 0,05). Kết luận: RLLA, RLTC gặp khá phổ biến ở BN HCRKT, các rối loạn này có liên quan đến các thể lâm sàng của HCRKT và giới tính. Do đó, cần đánh giá RLLA, RLTC ở BN HCRKT trong chẩn đoán và theo dõi điều trị để đạt kết quả tối ưu.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
34

Trang, Hà Thị Thanh, Lê Văn An, and Hà Thị Kiều Trinh. "Ảnh hưởng của nguồn thông tin về kiến thức của yếu tố nguy cơ đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp." Tạp chí Y học Dự phòng 33, no. 6 Phụ bản (January 26, 2024): 174–81. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1416.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu nhằm mô tả ảnh hưởng của các nguồn thông tin đến kiến thức về yếu tố nguy cơ đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, nghiên cứu mô tả cắt ngang với 170 người trưởng thành được chẩn đoán tăng huyết áp và chưa có tiền sử đột quỵ não trước đó. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy tỷ lệ kiến thức đạt về yếu tố nguy cơ đột quỵ não (YTNCĐQN) là 29,4%. Yếu tố nguy cơ đột quỵ não được xác định nhiều nhất là tăng huyết áp (75,9%). Yếu tố nguy cơ được xác định ít nhất là bệnh thận mãn tính chiếm 8,2%. Đa số đối tượng sử dụng nguồn thông tin từ kinh nghiệm từ những người bị bệnh (63,5%), internet là thấp nhất (4,7%). Nguồn thông tin ảnh hưởng đến kiến thức đạt về yếu tố nguy cơ đột quỵ não là sách, báo và gia đình, bạn bè (p < 0,05). Vì vậy, nhân viên y tế cần lựa chọn các nguồn thông tin phù hợp và hiệu quả để nâng cao kiến thức về đột quỵ cho cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao. Từ đó đối tượng có thể phòng ngừa đột quỵ não thông qua việc điều chỉnh có mục tiêu một yếu tố nguy cơ đơn lẻ hoặc một nhóm nhiều yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa đột quỵ não mới và tái phát.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
35

Hằng, Nguyễn Thị Thúy, Phan Thị Thùy Linh, Vũ Thị Cúc, Phạm Thị Thanh Mai, Võ Minh Hoàng, Nguyễn Thị Minh Hòa, and Đoàn Phước Thuộc. "Sự hỗ trợ xã hội và mức độ trầm cảm, lo âu, stress ở bệnh nhân ung thư điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế năm 2022." Tạp chí Y học Dự phòng 33, no. 6 (January 26, 2024): 115–22. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1388.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 430 bệnh nhân ung thư điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế với mục tiêu nhằm đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, stress và xác định mối liên quan giữa mức độ hỗ trợ xã hội và tình trạng trầm cảm, lo âu, stress ở đối tượng nghiên cứu. Phỏng vấn qua bộ câu hỏi sử dụng thang đo DASS-21 đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, stress và thang đo MSPSS đánh giá mức độ hỗ trợ xã hội. Kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress của bệnh nhân lần lượt là 29,1%, 44,0% và 20,9%. Tỷ lệ bệnh nhân cảm nhận sự hỗ trợ xã hội ở mức thấp, trung bình và cao lần lượt là 2,1%, 52,8% và 45,1%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ hỗ trợ xã hội và tình trạng trầm cảm, lo âu, stress (p < 0,05). Cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ xã hội nhằm cải thiện tình trạng trầm cảm, lo âu và stress ở bệnh nhân ung thư.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
36

Cao, Ngọc Thành, and Thị Thanh Diễm Phan. "Nghiên cứu đặc điểm và kết quả kết thúc chuyển dạ ở các trường hợp chuyển dạ đình trệ tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế." Tạp chí Phụ sản 21, no. 2 (June 13, 2023): 72–77. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2023.2.1597.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm chuyển dạ của các trường hợp chuyển dạ đình trệ tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế và đánh giá kết quả kết thúc chuyển dạ và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 211 sản phụ mang thai đủ tháng, từ 37 tuần 0 ngày đến 41 tuần 6 ngày, theo dõi chuyển dạ có dấu hiệu chuyển dạ đình trệ tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2022. Tiêu chuẩn chọn bệnh là sản phụ mang đơn thai, ngôi đầu, tuổi thai từ 37 tuần. Chuyển dạ đình trệ được chẩn đoán theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế năm 2016 và ACOG 2003: ở giai đoạn 1 chuyển dạ: cổ tử cung mở ≥ 4 cm, không tiến triển thêm sau 4 giờ; ở giai đoạn 2 chuyển dạ: ngôi thai không tiến triển thêm sau 1 giờ đối với con rạ và 2 giờ đối với con so. Đường biểu diễn trên biểu đồ chuyển dạ cắt ngang đường báo động. Kết quả: Tuổi trung bình là 27,9 ± 4,8 tuổi. Mang thai lần đầu chiếm tỷ lệ 78,2%, tuổi thai trung bình là 39,7 ± 0,8 tuần. Chuyển dạ tự nhiên chiếm 84,4%. Trung bình tần số cơn go/10 phút là 2,9 ± 0,7 cơn. Cường độ cơn go nằm trong khoảng từ 50 - 80 mmHg. Biểu hiện đình trệ diễn ra ở thời điểm cổ tử cung mở 4 - 5 cm chiếm tỷ lệ 86,3%. Tỷ lệ mổ lấy thai là 65,4% cao hơn so với tỷ lệ sinh đường âm đạo với 71/211 trường hợp (34,6%). Các yếu tố độc lập có mối liên quan đến mổ lấy thai ở thai phụ chuyển dạ đình trệ bao gồm: có khởi phát chuyển dạ với OR = 3,78 (95% CI: 1,34 - 10,63; p = 0,012) so với chuyển dạ tự nhiên, kiểu thế ngang - sau với OR = 3,63 (95% CI: 1,91 - 6,88; p < 0,001) so với kiểu thế trước. Có 32/211 nhập chăm sóc tại đơn vị sơ sinh chiếm 15,2%; có 27/211 trẻ sơ sinh có biến chứng nhiễm trùng tỷ lệ 12,8%; có 8/211 trẻ sơ sinh có biến chứng suy hô hấp chiếm 3,8% và không có trẻ sơ sinh nào tử vong chu sinh. Kết luận: Các yếu tố độc lập có mối liên quan đến mổ lấy thai ở thai phụ chuyển dạ đình trệ bao gồm: có khởi phát chuyển dạ, kiểu thế ngang - sau.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
37

Trương, Thị Linh Giang. "NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM DOPPLER TRONG TIÊN LƯỢNG TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA THAI Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT." Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine, no. 29 (July 11, 2022): 48. http://dx.doi.org/10.55046/vjrnm.29.484.2018.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của một số thăm dò trên siêu âm trong tiên lượng tình trạng thai nhi ở sản phụ bịtiền sản giật và so sánh hiệu quả của các chỉ số Doppler trong thăm dò đánh giá tình trạng sức khoẻ của thai ở thaiphụ tiền sản giật.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 153 sản phụ tiền sản giật được điều trịtại Khoa Phụ Sản - Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế từ tháng 12/2012 đến tháng 2/2016, nghiên cứu tiếncứu lâm sàng.Kết quả: Tìm được giá trị điểm cắt tiên lượng thai suy và IUGR của RI ĐMTC ở tuổi thai 34 -37 tuần là 0,6, giátrị điểm cắt 2,6 của tỷ số S/D ĐMTC ở tuổi thai 34 - 37 tuần trong tiên lượng thai suy với Se 100% và Sp là 60%.Giá trị điểm cắt RI ĐMR trong tiên lượng thai suy ở tuổi thai 34 – 37 tuần tại điểm cắt là 0,64 với Se là 90,9%, ở tuổithai >37 tuần là 0,75 với Se là 100%, điểm cắt RI ĐMR trong tiên lượng IUGR ở tuổi thai 34 -37 là 0,74 và ở tuổithai > 37 tuần ở điểm cắt 0,76.Kết luận: Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đánh giá Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa, độngmạch tử cung đã tìm ra điểm cắt và tại điểm cắt tìm được có thể sử dụng áp dụng trên thực hành lâm sàng để theodõi đánh giá sức khỏe thai, tiên lượng tình trạng thai suy hoặc thai kém phát triển trong tử cung. Nghiên cứu này có ýnghĩa khoa học và thực tiễn lớn trong việc áp dụng để theo dõi đánh giá tình trạng sức khỏe thai ở thai phụ tiền sản giật
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
38

Nguyễn, Đắc Hưng, Đắc Nguyên Nguyễn, and Minh Tâm Lê. "Nghiên cứu đặc điểm u lạc nội mạc tử cung buồng trứng ở các trường hợp vô sinh." Tạp chí Phụ sản 18, no. 4 (May 11, 2021): 41–47. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2020.4.1144.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở những bệnh nhân vô sinh có u lạc nội mạc tử cung (LNMTC) buồng trứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang bệnh nhân có u LNMTC đang điều trị vô sinh tại Trung tâm nội tiết sinh sản và Vô sinh, bệnh viện trường Đại Học Y Dược Huế trong khoảng thời gian từ 4/2019 đến tháng 6/2020. Kết quả: Qua nghiên cứu gồm 101 trường hợp lạc nội mạc tử cung, ghi nhận độ tuổi trung bình là 36,53 ± 5,86 tuổi, BMI trung bình là 19,75 ± 1,6 kg/m2. Vô sinh nguyên phát chiếm 76,23%. Thời gian vô sinh trung bình là 4,18 ± 2,69 năm. Đau bụng kinh chiếm 73%. Khám thấy phần phụ có khối u chiếm 75,24%. Prolactin trung bình: 388,26 ± 249,15 μUI/ml, AMH trung bình 4,03 ± 3,73 ng/ml, CA-125 trung bình: 56,78 ± 33,01 UI/ml. Siêu âm buồng trứng: 61,38% có u LNMTC ở buồng trứng (T). 30,69% bệnh nhân có kèm LNMTC trong cơ tử cung. Kết luận: Bệnh nhân vô sinh có u lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng có một số điểm khác biệt so với những bệnh nhân vô sinh khác. Việc nhận diện các yếu tố liên quan giúp góp phần điều chỉnh cách thức can thiệp trong điều trị vô sinh.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
39

Phạm, Văn Mạnh, Ngọc Thạch Nguyễn, Quang Thành Bùi, Vũ Đông Phạm, and Minh Hải Phạm. "Tác động của mở rộng đô thị đến di sản văn hóa: nghiên cứu ở khu vực quần thể di tích Huế." Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, no. 40 (June 1, 2019): 34–41. http://dx.doi.org/10.54491/jgac.2019.40.310.

Full text
Abstract:
Những biến động đô thị tốc độ nhanh và quy mô rộng trong những thập kỷ gần đây đã gây ra rất nhiều thách thức trong công tác bảo tồn và quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là công tác bảo tồn di tích lịch sử. Tốc độ phát triển đặt ra một thách thức cho các nhà quy hoạch đô thị, việc mở rộng ranh giới thành phố thường xuyên vượt quá quy hoạch. Điều này dẫn đến những thách thức hơn nữa cho các nhà quy hoạch đô thị, cụ thể là (i) cơ sở dữ liệu quy hoạch thường bị lỗi thời và (ii) các quá trình, mô hình tăng trưởng đô thị không có kế hoạch không được tính toán một cách hợp lý. Bài viết này trình bày một cách tiếp cận để giải quyết những thách thức này bằng cách sử dụng dữ liệu viễn thám đa thời gian để nghiên cứu sự thay đổi lớp phủ/sử dụng đất trong gần nửa thế kỷ (1968-2016) bằng cách sử dụng dữ liệu vệ tinh SPOT và bản đồ địa hình từ NIMA do thư viện trường Đại học Texas công bố. Một phân tích chi tiết về mở rộng không gian đô thị được định lượng bằng các chỉ số đô thị hóa khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng quá trình mở rộng đô thị đã mang lại những thay đổi lớn về sử dụng đất và tăng trưởng đô thị, dẫn đến những tác động đáng kể đến không gian cảnh quan của các di tích. Các phát hiện tiếp tục cho thấy sự suy giảm về đất nông nghiệp và không gian xanh kéo dài trong suốt 48 năm. Kết quả không chỉ xác nhận khả năng ứng dụng và hiệu quả của phương pháp tích hợp giữa viễn thám và đo lường mà còn cho thấy các đặc điểm đáng chú ý về thời gian của thay đổi sử dụng đất và động lực mở rộng đô thị trong các khoảng thời gian khác nhau (1968-1995, 1995-2000, 2000-2005, 2005-2011, và 2011-2016).
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
40

Kiên, Phạm Thế. "THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC QUẢN LÝ ĐẠI HỌC HUẾ." Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 129, no. 6D (July 17, 2020): 65–75. http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jssh.v129i6d.5901.

Full text
Abstract:
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng năng lực thực hiện công việc của đội ngũ viên chức quản lý Đại học Huế. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 82 viên chức quản lý và 319 viên chức hành chính đang công tác tại Cơ quan Đại học Huế và 8 trường đại học thành viên của Đại học Huế, số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực thực hiện công việc của đội ngũ viên chức quản lý Đại học Huế được đánh giá khá cao, tuy nhiên, vẫn còn không ít viên chức quản lý có năng lực thực hiện công việc chỉ được đánh giá ở mức “đạt” và “khá”. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các chủ thể quản lý, các đối tượng có liên quan nghiên cứu, đề xuất những tác động phù hợp, nâng cao năng lực thực hiện công việc cho đội ngũ viên chức quản lý Đại học Huế, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
41

Phan, Hữu Ngọc Minh, Thị Lê Vy Trịnh, and Phước Minh Hoàng. "Khảo sát triệu chứng nghi hậu Covid-19 ở bệnh nhân mắc bệnh lý tai mũi họng dựa vào bộ câu hỏi “Post Covid-19 CRF” của Tổ Chức Y tế Thế giới." Vietnam Journal of Otorhinolaryngology - Head and Neck Surgery 68, no. 61 (October 9, 2023): 28–40. http://dx.doi.org/10.60137/tmhvn.v68i61.42.

Full text
Abstract:
Tổng quan: Hậu COVID-19 vẫn còn là một vấn đề sức khỏe quan trọng và gây ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau nhiễm COVID-19. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (1) Xác định tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh lý tai mũi họng có triệu chứng nghi hậu COVID-19. (2) Tìm hiểu một số triệu chứng nghi hậu COVID-19 phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh lý tai mũi họng. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 157 bệnh nhân tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế sử dụng bộ câu hỏi về báo cáo ca bệnh sau nhiễm COVID-19 do tổ chức Y tế thế giới xây dựng (Post COVID-19 CRF). Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân tai mũi họng có triệu chứng nghi hậu COVID-19 là 36,9%. Trong đó, nữ giới có tỷ nghi nhiễm hậu COVID-19 (68,2%) cao hơn gần gấp hai lần so với nam giới (38,2%). Nhóm triệu chứng nghi hậu COVID-19 phổ biến nhất bao gồm hay quên (41,4%), ngủ ít hơn (36,2%), chóng mặt (13,8%), giảm khứu giác (12,1%) và mệt mỏi (12,1%). Kết luận: Nghiên cứu cung cấp các gợi ý về nhóm triệu chứng phổ biến liên quan COVID-19 kéo dài góp phần giúp cho nhân viên y tế có phản ứng nhanh chóng và định hướng tốt hơn trong quá trình chăm sóc điều trị bệnh nhân có tiền sử mắc COVID-19.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
42

Nguyễn, Trần Bảo Song, Công Thuận Đặng, Trọng Lân Lê, Nam Đông Trần, Thị Thu Thảo Lê, and Cao Sách Ngô. "Giá trị của hệ thống phân loại Bethesda trong chẩn đoán tế bào học tuyến giáp." Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, no. 43 (January 28, 2021): 84–88. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2020.43.12.

Full text
Abstract:
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và nguy cơ ác tính của các nhóm trong phân loại tế bào học Bethesda và so sánh với phân loại siêu âm TIRADS trong phân biệt nhân giáp lành tính với ác tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu 202 nhân giáp trên 193 bệnh nhân tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế (6/2018 – 5/2020). Kết quả: Tuổi phát hiện bệnh trung bình là 46,7± 14,5 tuổi, nữ giới chiếm đa số (89,6%), hầu hết bệnh nhân có đa nhân tuyến giáp (79,2%). Tỷ lệ các nhóm Bethesda lần lượt là: 0% (I); 38,6% (II); 0,5% (III); 30,2% (IV); 16,8% (V) và 13,9% (VI) với nguy cơ ác tính là 9% (II); 100% (III); 26,3% (IV); 76,4% (V) và 96,4% (VI). Tỷ lệ các nhóm TIRADS lần lượt là: 6,9% (1); 11,4% (2); 30,2% (3); 34,2% (4) và 17,3% (5) với nguy cơ ác tính tương ứng là: 0% (1); 4,4%(2); 14,8%(3); 47,8% (4) và 86,8%(5). Phân loại Bethesda có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương, giá trị chẩn đoán âm lần lượt là 69,7%; 92,8%; 85,5%; và 83,6% (với điểm cắt là nhóm V, VI). Phân loại TIRADS có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương, giá trị chẩn đoán âm lần lượt là 86,8%; 67,5%; 61,6% và 89,4% (điểm cắt là nhóm 4, 5). Diện tích dưới đường cong (AUC) của nhóm Bethesda V, VI là 0,81 (p < 0,001) và của nhóm TIRADS 4, 5 là 0,25 (p < 0,001). Kết luận: Hệ thống chẩn đoán tế bào học Bethesda có giá trị hơn hệ thống siêu âm TIRADS trong chẩn đoán nhân giáp ác tính. Trong thực hành lâm sàng, cần kết hợp chỉ định xét nghiệm tế bào học đối với các nhân giáp nghi ngờ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
43

Lê, Thỵ Phương Anh, Thị Thủy Yên Hoàng, Kiêm Hảo Trần, Thị Minh Phương Phan, Thị Diễm Chi Nguyễn, and Thị Hồng Đức Nguyễn. "Tìm hiểu giá trị của suPAR niệu trong bệnh hội chứng thận hư lần đầu ở trẻ em." Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, no. 43 (January 28, 2021): 73–77. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2020.43.10.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát nồng độ suPAR niệu (soluble urokinase plasminogen activator) trước điều trị với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ đáp ứng điều trị giai đoạn sớm trong bệnh hội chứng thận hư (HCTH) tiên phát lần đầu ở trẻ em. Phương pháp:Nghiên cứu theo dõi dọc các trường hợp bệnh. Kết quả: Nghiên cứu trên 30 trẻ em được chẩn đoán HCTH lần đầu có theo dõi tại Trung tâm Nhi khoa Huế và khoa Nhi bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, thấy nồng độ suPAR/creatinin niệu 2712±2217 pg/mg (605-11443 pg/ mg), nồng độ suPAR niệu/ creatinin niệu ở nhóm bệnh nhi 1-6 tuổi cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhi 7-15 tuổi, không có sự khác biệt giữa nhóm có đái máu và không đái máu. Nồng độ suPAR/ creatinin niệu không mối liên quan có ý nghĩa với albumin máu, mức lọc cầu thận và protein niệu. Sau giai đoạn tấn công, 100% bệnh nhi đáp ứng hoàn toàn với điều trị nên nồng độ suPAR niệu/creatinin niệu không giúp dự báo đáp ứng sau giai đoạn điều trị tấn công ở bệnh nhi HCTH. Kết luận: Nồng độ suPAR niệu/ creatinin niệu không có mối liên quan với đái máu, albumin máu, protein niệu. Nồng độ suPAR niệu/ creatinin niệu trước điều trị không giúp tiên đoán khả năng đáp ứng điều trị giai đoạn sớm. Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu thêm về vai trò của suPAR niệu ở HCTH trẻ em.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
44

Trần, Doãn Tú, Minh Đạt Hồ, Phước Thành Lê, and Công Lợi Nguyễn. "Đánh giá tình trạng chảy máu bất thường từ tử cung dựa vào biểu đồ PBAC ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và các yếu tố liên quan." Tạp chí Phụ sản 21, no. 3 (September 25, 2023): 60–66. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2023.3.1608.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Chảy máu bất thường từ tử cung là một trong những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở phụ nữ. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng chảy máu bất thường từ tử cung ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dựa vào biểu đồ PBAC, khảo sát nguyên nhân theo hệ thống phân loại PALM-COEIN và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu với 180 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (18 - 54 tuổi) nhập viện vì chảy máu bất thường từ tử cung tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 06/2021 đến 12/2022. Tiến hành thăm khám lâm sàng, đánh giá tình trạng, mức độ chảy máu bằng biểu đồ PBAC. Dựa vào kết quả cận lâm sàng đánh giá mức độ thiếu máu. Hội chẩn để chẩn đoán nguyên nhân theo hệ thống phân loại PALM-COEIN. Tính toán và khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng chảy máu bất thường từ tử cung. Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 41,9 ± 6,3 (tuổi). Có 56,1% bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu; trong đó, thiếu máu mức độ nặng chiếm tỷ lệ 7,2%. U xơ tử cung (UXTC) và quá sản nội mạc tử cung (NMTC)/ung thư NMTC là những nguyên nhân chủ yếu với tỷ lệ lần lượt là 51,1% và 38,9% và cũng có điểm PBAC cao nhất với giá trị trung vị lần lượt là 498,0 (KTC 95%: 336,0 - 750,0) và 529,0 (KTC 95%: 289,0 - 884,3). Tại điểm cắt tối ưu là 590, giá trị của PBAC trong tiên lượng thiếu máu mức độ nặng là: độ nhạy 86,7%, độ đặc hiệu 63,6%, AUC = 0,745 (KTC 95%: 0,675 - 0,807), p = 0,0001. Điểm PBAC > 590 có mối liên quan với tình trạng rong kinh và thiếu máu nặng (p < 0,05). Kết luận: Biểu đồ PBAC có thể ứng dụng trong thực hành lâm sàng giúp đánh giá mức độ chảy máu bất thường từ tử cung, có giá trị tiên lượng mức độ thiếu máu nặng.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
45

Hoàng, Thị Thủy Yên, and Thị Kim Oanh Nguyễn. "Đặc điểm bướu giáp cường giáp trẻ em." Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, no. 42 (March 16, 2021): 94–99. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2020.42.13.

Full text
Abstract:
Bướu giáp cường giáp ngày càng hay gặp ở trẻ em. Bệnh Basedow là nguyên nhân hay gặp nhất. Bướu giáp cường giáp có liên quan đến sử dụng muối Iod ngày càng được ghi nhận. Đề tài tìm hiêu các đặc điểm và nguyên nhân bướu giáp cường giáp ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nghiên cứu có 41 bệnh nhi được tiến hành từ tháng 4/2019 đến tháng 7/2020 tại khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: Nguyên nhân của bướu giáp cường giáp Basedow chiếm tỷ lệ 67,4% Bướu giáp cường giáp 32,6%. Có 81,4% bệnh nhân sử dụng sai muối Iode. Bướu giáp lớn độ II hay gặp nhất 51,1%. Lồi mắt chỉ gặp ở nhóm Basedow với tỷ lệ 48,3%. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là run tay (46,5%), mạch nhanh (44,1%). Siêu âm tuyến giáp có tăng sinh mạch hay gặp ở nhóm Basedow. Nồng độ TSH nhóm Basedow thấp hơn, nồng độ FT4 cao hơn nhóm bướu cường giáp p < 0,05. Kết luận và kiến nghị: Sử dụng muối iod đúng cách cho cộng đồng. Những gia đình có tiền sử bệnh Basedow thì không sử dụng muối iod. Xét nghiệm kháng thể Anti-TPO cho tất cả bệnh nhân bướu giáp cường giáp.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
46

Nguyen, Dac Nguyen, Thi Thanh Tam Nguyen, Minh Tam Le, and Ngoc Thanh Cao. "Nghiên cứu giá trị của các chỉ số siêu âm Doppler màu tinh hoàn nhằm đánh giá chất lượng tinh trùng." Tạp chí Phụ sản 16, no. 4 (June 1, 2019): 124–28. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2019.4.580.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Nhằm làm rõ mối liên quan giữa các chỉ số siêu âm tinh hoàn và kết quả tinh dịch đồ từ đó đánh giá được vai trò của siêu âm tinh hoàn trong chẩn đoán và tiên lượng chất lượng tinh trùng. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích mô tả cắt ngang trên 460 bệnh nhân nam ở những cặp vô sinh đến khám và điều trị tại trung tâm Nội tiết – Sinh sản – Vô sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 6/2016 đến tháng 5/2018. Kết quả: Nhóm bệnh nhân có kết quả tinh dịch đồ bình thường sẽ có thể tích tinh hoàn lớn (tinh hoàn phải: 9.36±2.11 so với 8.50±2.30, p<0.001; tinh hoàn trái: 9.22±1.96 so với 8.41±2.46, p<0.001; tổng thể tích tinh hoàn hai bên: 18.60±4.00 so với 16.90±4.51, p<0.001). Trong khi đó các chỉ số khác: RI, PSV, EDV không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu. Kết luận: Thể tích tinh hoàn có thể được sử dụng để tiên lượng được chất lượng tinh trùng trong khi các chỉ số khác: RI, PSV, EDV không có mối liên quan đến kết quả tinh dịch đồ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
47

Lê, Trị Trang, Doãn Tú Trần, and Thị Kim Anh Nguyễn. "Nghiên cứu kết quả điều trị ối vỡ sớm ở thai phụ mang thai đủ tháng." Tạp chí Phụ sản 20, no. 4 (May 18, 2023): 29–37. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2022.4.1409.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ối vỡ sớm ở thai phụ mang thai đủ tháng và các yếu tố liên quan. Đánh giá kết quả xử trí ối vỡ sớm ở đối tượng trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 173 thai phụ được chẩn đoán ối vỡ sớm đến sinh tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế trong khoảng thời gian từ tháng 6/2021 đến 5/2022. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng xuất hiện khi vào viện và trong quá trình theo dõi tại bệnh viện liên quan đến ối vỡ sớm. Đánh giá kết quả xử trí gồm thời điểm, phương pháp chấm dứt thai kỳ và các biến chứng trên mẹ và con. Kết quả: 93,1% thai phụ có thời gian ối vỡ đến viện dưới 6 giờ. Chỉ số Bishop > 5 điểm 79,8%. Nước ối xanh 23,1%. Siêu âm lúc vào viện: thiểu ối 24,3%, trọng lượng thai ≥ 3500 gram 19,7%. CTG lúc vào viện và trong quá trình theo dõi nhóm 1 chiếm tỷ lệ cao nhất. 69,4% bạch cầu dưới 12.000/mm3. Xử trí khi vào viện: Mổ lấy thai (12,7%), theo dõi chuyển dạ tự nhiên (49,1%), truyền Oxytocin (19,7%), vê vú (18,5%). 73,5% có thời gian bắt đầu truyền Oxytocin sau vỡ ối từ 6 - 12 giờ. Thời gian chuyển dạ đến sinh đường âm đạo của nhóm được thúc đẩy chuyển dạ ngắn hơn nhóm theo dõi chuyển dạ tự nhiên khoảng 2 đến 3 giờ. 39,9% có thời gian trung bình ối vỡ đến khi kết thúc thai kỳ < 6 giờ. Biến chứng mẹ: Nhiễm trùng ối 3,5%, băng huyết sau sinh 5,8%. Chưa ghi nhận biến chứng con sau sinh. Trọng lượng thai ≥ 3500 gram có tỷ lệ mổ lấy thai cao (p < 0,05). Thai phụ được thúc đẩy chuyển dạ truyền Oxytocin và được sử dụng kháng sinh dự phòng chủ yếu có thời gian gian ối vỡ đến khi kết thúc thai kỳ > 12 giờ (p < 0,05). Kết luận: Ối vỡ sớm trên thai đủ tháng có tỷ lệ nhiễm trùng ối thấp. Thúc đẩy chuyển dạ giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ đến sinh ngã âm đạo.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
48

Lê, Trọng Bỉnh. "CAN THIỆP NỘI MẠCH HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI." Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine, no. 52 (September 25, 2023): 10–18. http://dx.doi.org/10.55046/vjrnm.52.958.2023.

Full text
Abstract:
Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) chi dưới là một bệnh lý tim mạch rất phổ biến, có nhiều biến chứng nguy hiểm như thuyên tắc phổi với tỉ lệ tử vong cao. Bệnh cũng để lại nhiều di chứng nặng nề như hội chứng hậu huyết khối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Kháng đông vẫn là chiến lược điều trị đầu tay, cơ bản và quan trọng nhất đối với HKTMS, giúp dự phòng hình thành huyết khối, dự phòng biến chứng thuyên tắc phổi cũng như dự phòng tái phát. Tuy nhiên trong những trường hợp có gánh nặng huyết khối lớn, huyết khối lan rộng (chậu đùi, toàn bộ chi dưới, lan rộng đến tĩnh mạch chủ dưới) hay có nguyên nhân tắc nghẽn thực thể (hội chứng May-Thurner, u, hạch tiểu khung chèn ép tĩnh mạch), liệu pháp kháng đông đơn thuần thường không mang lại hiệu quả điều trị đầy đủ, triệu chứng lâm sàng cải thiện chậm, nguy cơ tái phát và diễn tiến thành hội chứng hậu huyết khối cao. Việc loại bỏ một lượng lớn huyết khối đồng thời tái thông dòng chảy tĩnh mạch sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc dự phòng các biến chứng của HKTMS. Ngày nay, các kỹ thuật can thiệp nội mạch đã và đang cho thấy nhiều ưu điểm trong điều trị HKTMS. Đây là một phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau được tiến hành trong một lần can thiệp, cụ thể là đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới, tiêu sợi huyết tại chỗ qua catheter, lấy huyết khối cơ học qua da và tái thông hồi lưu tĩnh mạch (nong bóng và đặt stent). Can thiệp nội mạch đã được công nhận là an toàn và hiệu quả, giảm nguy cơ diễn tiến nặng, giúp cải thiện nhanh triệu chứng lâm sàng, rút ngắn thời gian nằm viện, giúp bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống bình thường. Ngoài ra, ở những bệnh nhân có tắc nghẽn hồi lưu tĩnh mạch, can thiệp nội mạch giúp tái lập lưu thông (recanalization) tĩnh mạch bình thường, bảo tồn chức năng van tĩnh mạch. Mục tiêu của bài này là giới thiệu tổng quan về các kỹ thuật can thiệp nội mạch trong điều trị HKTMS chi dưới và kinh nghiệm tại Bệnh viện trường Đại học Y-Dược Huế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
49

Lê, Trọng Bỉnh. "CAN THIỆP NỘI MẠCH HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI." Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine, no. 52 (August 31, 2023): 10–18. http://dx.doi.org/10.55046/vjrnm.52.909.2023.

Full text
Abstract:
Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) chi dưới là một bệnh lý tim mạch rất phổ biến, có nhiều biến chứng nguy hiểm như thuyên tắc phổi với tỉ lệ tử vong cao. Bệnh cũng để lại nhiều di chứng nặng nề như hội chứng hậu huyết khối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Kháng đông vẫn là chiến lược điều trị đầu tay, cơ bản và quan trọng nhất đối với HKTMS, giúp dự phòng hình thành huyết khối, dự phòng biến chứng thuyên tắc phổi cũng như dự phòng tái phát. Tuy nhiên trong những trường hợp có gánh nặng huyết khối lớn, huyết khối lan rộng (chậu đùi, toàn bộ chi dưới, lan rộng đến tĩnh mạch chủ dưới) hay có nguyên nhân tắc nghẽn thực thể (hội chứng May-Thurner, u, hạch tiểu khung chèn ép tĩnh mạch), liệu pháp kháng đông đơn thuần thường không mang lại hiệu quả điều trị đầy đủ, triệu chứng lâm sàng cải thiện chậm, nguy cơ tái phát và diễn tiến thành hội chứng hậu huyết khối cao. Việc loại bỏ một lượng lớn huyết khối đồng thời tái thông dòng chảy tĩnh mạch sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc dự phòng các biến chứng của HKTMS. Ngày nay, các kỹ thuật can thiệp nội mạch đã và đang cho thấy nhiều ưu điểm trong điều trị HKTMS. Đây là một phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau được tiến hành trong một lần can thiệp, cụ thể là đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới, tiêu sợi huyết tại chỗ qua catheter, lấy huyết khối cơ học qua da và tái thông hồi lưu tĩnh mạch (nong bóng và đặt stent). Can thiệp nội mạch đã được công nhận là an toàn và hiệu quả, giảm nguy cơ diễn tiến nặng, giúp cải thiện nhanh triệu chứng lâm sàng, rút ngắn thời gian nằm viện, giúp bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống bình thường. Ngoài ra, ở những bệnh nhân có tắc nghẽn hồi lưu tĩnh mạch, can thiệp nội mạch giúp tái lập lưu thông (recanalization) tĩnh mạch bình thường, bảo tồn chức năng van tĩnh mạch. Mục tiêu của bài này là giới thiệu tổng quan về các kỹ thuật can thiệp nội mạch trong điều trị HKTMS chi dưới và kinh nghiệm tại Bệnh viện trường Đại học Y-Dược Huế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
50

Nguyễn, Tuyết Trinh, and Ngọc Thành Cao. "Kết quả dự phòng sinh non bằng vòng nâng cổ tử cung ở thai phụ mang đơn thai từ 14 - 32 tuần." Tạp chí Phụ sản 21, no. 2 (June 13, 2023): 49–54. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2023.2.1579.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Sinh non là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh và là một trong các mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản khoa và nhi khoa vì để lại nhiều di chứng và biến chứng. Sử dụng vòng nâng Pessary để điều trị cổ tử cung ngắn được đề xuất lần đầu vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Nhằm đánh giá kết quả dự phòng sinh non bằng vòng nâng cổ tử cung, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với mục tiêu: (1) Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các thai phụ có chỉ định đặt vòng nâng cổ tử cung. (2) Đánh giá hiệu quả của đặt vòng nâng và kết quả kết thúc thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 69 thai phụ được chỉ định đặt vòng nâng cổ tử cung tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế và Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Huế. Thời gian thu thập số liệu từ tháng 6/2020 đến 6/2022. Kết quả: Tỷ lệ các thai phụ được đặt vòng nâng cổ tử cung không có triệu chứng lâm sàng chiếm 72,5%. 88,4% các trường hợp không có tác dụng không mong muốn sau đặt vòng, tăng tiết dịch âm đạo là tác dụng không mong muốn thường gặp nhất chiếm 7,2%. Tuổi thai trung bình khi sinh sau đặt vòng là 36,2 ± 4,3 tuần. Cân nặng trẻ khi sinh trung bình là 2531,9 ± 825,2 gr. Tiếp xúc với thuốc lá và biến đổi lỗ trong cổ tử cung, là các yếu tố được xác định có liên quan đến sinh trước 37 tuần với aOR lần lượt là aOR = 9,07 (95%CI: 1,69 - 48,55; p = 0,010), aOR = 15,13 (95%CI: 2,95 - 77,61; p = 0,001). Kết luận: Vòng nâng cổ tử cung là phương pháp hiệu quả trong dự phòng sinh non, ít xâm lấn, tỷ lệ biến chứng thấp.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
We offer discounts on all premium plans for authors whose works are included in thematic literature selections. Contact us to get a unique promo code!

To the bibliography