Academic literature on the topic 'Thời tiết diễn châu nghệ an'

Create a spot-on reference in APA, MLA, Chicago, Harvard, and other styles

Select a source type:

Consult the lists of relevant articles, books, theses, conference reports, and other scholarly sources on the topic 'Thời tiết diễn châu nghệ an.'

Next to every source in the list of references, there is an 'Add to bibliography' button. Press on it, and we will generate automatically the bibliographic reference to the chosen work in the citation style you need: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

You can also download the full text of the academic publication as pdf and read online its abstract whenever available in the metadata.

Journal articles on the topic "Thời tiết diễn châu nghệ an"

1

LÊ, VĂN HÙNG. "SURVEY OF SUBSIDENCE EMBANKMENT AND DIKE LINES CUA DAI SEA BY GEOGRAPHIC METHOD AND GEORADAR TECHNOLOGY." Vietnam Institute for Building Science and Technology 50, no. 4 (December 2022): 63–68. http://dx.doi.org/10.59382/j-ibst.2023.v.vol4-9.

Full text
Abstract:
Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, những năm gần đây thời tiết, thiên tai diễn biến hết sức bất thường. Mưa, lũ với cường độ lớn, thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi, gây thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, tài sản và đời sống của người dân. Mưa lũ làm cho hư hỏng hệ thống đê kè, một số tuyến đê bị vỡ hoặc bị sói mòn tạo ra hiện tượng sụt lún và rỗng chân. Do đó để đảm bảo an toàn cho các tuyến đê kè trong mùa mưa bão cần phải tiến hành khảo sát và có phương án gia cố các vị trí đê bị hư hỏng là việc hết sức quan trọng. Bài báo sử dụng phương pháp khảo sát trắc địa truyền thống và công nghệ Georadar (còn gọi là radar xuyên đất - GPR) để tìm và xác định những vị trí lỗ hổng, hố ngầm trong đoạn đê kè tại biển Cửa Đại – Hội An.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Ngô, Văn Doanh. "VỀ HỆ THỐNG LỄ HỘI CHUYỂN MÙA CỦA CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM Á." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 2, no. 4 (April 7, 2021): 53–63. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2016/91.

Full text
Abstract:
Dù có những khác biệt về thời gian diễn ra lễ hội và về hình thức tổ chức, những ngày lễ hội hay Tết năm mới của nhiều dân tộc Đông Nam Á, về thực chất là những ngày lễ hội thực sự mang ý nghĩa chuyển mùa: cả mùa thời tiết và mùa làm ăn. Tết của Đông Nam Á là mùa “nghỉ ngơi” của không chỉ thiên nhiên mà còn của cả con người. Suốt mấy tháng cuối năm là cả một khoảng thời gian thiên nhiên chuyển mình để bước từ trạng thái cũ (mùa khô) sang một trạng thái mới (mùa mưa). Đây là khoảng thời gian rất đẹp cho con người nghỉ ngơi, vui chơi và làm những công việc không phải đồng áng, vì cái khô đã được làm dịu đi bằng những cơn mưa nhỏ thưa thớt, còn mùa mưa tầm tã thì còn chưa tới. Vào khoảng thời gian này, con người cũng thực sự được nhàn hạ và no đủ vì mùa màng đã thu hoạch xong, lúa đã về đầy kho, trong khi đó thì chưa thể làm đồng áng được vì trời còn lâu mới mưa. Thế là thiên, nhân tương hợp trong mấy tháng chuyển mùa này. Chính hoàn cảnh thiên nhiên đã tạo ra ở Đông Nam Á một nền văn hoá lấy gieo trồng cây lúa làm cơ bản. Và, vòng đời của cây lúa lại trải dài ra gần như hết cả một chu trình thời tiết, từ mùa mưa này đến mùa mưa sau. Rất hay là vòng đời của cây lúa ngắn hơn chu trình thời tiết vài tháng. Kết quả là, mấy tháng chuyển tiếp của khí hậu trở thành quãng thời gian hay những tháng nhàn rỗi nhất trong năm để mọi người tổ chức mọi cuộc vui, mọi lễ thức hội hè. Chính vì thế, Tết năm mới ở Đông Nam Á thường là cả một khoảng thời gian lễ thức, hội hè dài cả một mùa chứ không chỉ diễn ra một vài ngày. Thế rồi, trên cái nền của những lễ hội chuyển mùa chung đó, do những hoàn cảnh lịch sử khác nhau tác động, một số dân tộc ở Đông Nam Á đã khoác lên phức thể lễ hội chuyển mùa truyền thống của mình cái áo choàng của những nền văn hoá hay tôn giáo khác nhau từ bên ngoài du nhập vào. Chính vì thế mới có Tết của Việt Nam, Tết của Lào, Tết của Cămpuchia, Tết của Thái Lan, Tết của Mianma... Dù có khoác thêm tấm áo nào đi nữa, những cái Tết năm mới của Đông Nam Á vẫn toát lên một đặc trưng chung thống nhất: đặc trưng chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa và từ mùa cấy trồng này sang mùa cấy trồng sau.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

Phạm Thị Quỳnh Hoa. "Hội nghị EROPA 2023 tại Việt Nam hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực hành chính công và quản trị công trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương." Quản lý nhà nước, no. 333 (October 8, 2023): 4–8. http://dx.doi.org/10.59394/qlnn.333.2023.639.

Full text
Abstract:
Tổ chức Hành chính miền Đông Thế giới (EROPA) là tổ chức đầu tiên trong khu vực đặc biệt coi trọng việc phát triển nền hành chính công nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong các nước khu vực châu Á và Thái Bình Dương; đồng thời, là diễn đàn trao đổi thông tin và ý tưởng về cách tiếp cận đổi mới, hướng tới một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và minh bạch. Trong hơn 30 năm qua, Học viện Hành chính Quốc gia đã tham gia tích cực và khẳngđịnh năng lực chuyên môn, uy tín trong các hoạt động của Tổ chức này. Theo đề nghị củaEROPA và được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 16/10 - 20/10/2023, Học viện Hành chính Quốc gia vinh dự được đăng cai Hội nghị thường niên EROPA với chủ đề “Vaitrò của quản trị công trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hướng tới mục tiêu pháttriển bền vững”.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

Le, Long Ho, Duong Toan Pham, and Thi Ngoc Lan Vuong. "Kết quả thụ tinh ống nghệm của nhóm bệnh nhân “tiên lượng thấp” theo phân loại POSEIDON." Tạp chí Phụ sản 15, no. 4 (March 1, 2018): 69–75. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2018.4.496.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn khi điều trị thụ tinh ống nghiệm của các bệnh nhân tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên các bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm được chẩn đoán là tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON (I, II, III, IV), từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016 tại IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức. Các trường hợp không chọc hút noãn và xin noãn bị loại khỏi nghiên cứu. Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân loại theo POSEIDON về các đặc điểm cơ bản và đáp ứng buồng trứng. Tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn sau khi sử dụng toàn bộ phôi từ một chu kỳ KTBT của nhóm I là 28,2%, nhóm II là 18,9%, nhóm III là 11,9% và nhóm IV là 16,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân loại với P < 0,001. Kết luận: Nghiên cứu bước đầu ghi nhận khả năng phân loại của tiêu chuẩn POSEIDON khá tốt ở đặc điểm đáp ứng buồng trứng và kết quả thai của nhóm bệnh nhân có “tiên lượng thấp”. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiến cứu tiếp theo nhằm đưa ra các chiến lược điều trị cá thể hóa, cải thiện cơ hội thành công cho nhóm bệnh nhân tiên lượng thấp này.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Le, Long Ho, Duong Toan Pham, and Thi Ngoc Lan Vuong. "Kết quả thụ tinh ống nghệm của nhóm bệnh nhân “tiên lượng thấp” theo phân loại POSEIDON." Tạp chí Phụ sản 17, no. 1 (September 1, 2019): 68–74. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2019.1.597.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn khi điều trị thụ tinh ống nghiệm của các bệnh nhân tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên các bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm được chẩn đoán là tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON (I, II, III, IV), từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016 tại IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức. Các trường hợp không chọc hút noãn và xin noãn bị loại khỏi nghiên cứu. Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân loại theo POSEIDON về các đặc điểm cơ bản và đáp ứng buồng trứng. Tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn sau khi sử dụng toàn bộ phôi từ một chu kỳ KTBT của nhóm I là 28,2%, nhóm II là 18,9%, nhóm III là 11,9% và nhóm IV là 16,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân loại với P < 0,001. Kết luận: Nghiên cứu bước đầu ghi nhận khả năng phân loại của tiêu chuẩn POSEIDON khá tốt ở đặc điểm đáp ứng buồng trứng và kết quả thai của nhóm bệnh nhân có “tiên lượng thấp”. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiến cứu tiếp theo nhằm đưa ra các chiến lược điều trị cá thể hóa, cải thiện cơ hội thành công cho nhóm bệnh nhân tiên lượng thấp này.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
6

Vân, Dương Nguyệt, and Đặng Lăng Hồng Cẩm. "HÁT PẢ DUNG TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI DAO Ở PHÚC CHU, ĐỊNH HOÁ, THÁI NGUYÊN." TNU Journal of Science and Technology 227, no. 17 (December 22, 2022): 241–46. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7065.

Full text
Abstract:
Được coi là một trong những báu vật văn hóa, hát Pả dung là làn điệu dân ca đặc sắc gắn với đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Dao ở xã Phúc Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều loại hình văn hóa đan xen, khiến đại đa số người trẻ không mấy mặn mà với những hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền, nhưng những người dân nơi đây vẫn luôn cố gắng bảo tồn, lưu truyền hát Pả dung bởi nó là văn hoá, là tín ngưỡng của đồng bào Dao. Nghiên cứu này nhằm khái quát nội dung ý nghĩa và nghệ thuật diễn xướng của các lời hát Pả dung, qua đó truyền bá được những giá trị sáng tạo và lưu truyền những nét đẹp mang đậm đà bản sắc dân tộc Dao. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điền dã, sưu tầm ghi chép, phỏng vấn, ghi âm, ghi hình, thu thập những bài hát Pả dung từ những nghệ nhân, những cụ cao niên ở thôn làng Gày, xã Phúc Chu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lời hát Pả dung phản ánh rõ nét đời sống vật chất và tinh thần của họ. Với 34 bài hát sưu tầm được, chúng tôi đã dịch nghĩa các bài hát Pả dung này từ tiếng Dao sang tiếng phổ thông để người dân, nhất là giới trẻ có thể tiếp cận làn điệu này một cách dễ dàng. Vì vậy, bài viết mong muốn góp một phần nhỏ vào việc lưu giữ, giới thiệu tới người dân một loại hình văn nghệ dân gian độc đáo trong đời sống của người dân vùng “thủ đô gió ngàn” – Thái Nguyên.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
7

Phương, Hà Thị Thu, and Nguyễn Trần Vĩnh Linh. "TIẾP NHẬN TRONG SÁNG TÁC (XÉT TRƯỜNG HỢP VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ GUY DE MAUPASSANT)." Tạp chí Khoa học 19, no. 7 (July 29, 2022): 1112. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.19.7.3522(2022).

Full text
Abstract:
Vũ Trọng Phụng và Guy de Maupassant là hai nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam và Pháp. Những nét tương đồng trong sáng tác của họ đã được các nhà nghiên cứu trong nước đề cập. Bài viết cụ thể hóa những nét tương đồng này, cũng như sự tiếp nhận và tiếp biến của Vũ Trọng Phụng đối với một số phương diện nghệ thuật của Guy de Maupassant. Sự tiếp nhận trong sáng tác Maupassant của Vũ Trọng Phụng được thể hiện qua: văn chương tả chân mang khí chất riêng và sự tương đồng trong sáng tác của hai nhà văn; từ đó đưa ra sự lí giải về những nét tương đồng và tìm ra sự khác biệt. Bài viết đi đến kết luận: Vũ Trọng Phụng tiếp nhận Maupassant chủ yếu ở nội dung và kĩ thuật sáng tác, đồng thời có sự tiếp biến do điều kiện văn hóa, xã hội của Pháp và Việt Nam.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
8

Lê Nguyên, Cẩn. "CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA VĂN HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KÍ HIỆU HỌC VĂN BẢN TRONG CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 3, no. 5 (December 8, 2020): 18–26. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2017/140.

Full text
Abstract:
Chức năng phản biện xã hội của tác phẩm văn học là cách thức tư duy lại trên cơ sở lập luận phản bác, tranh biện, trao đổi; là sự nhận thức lại những vấn đề nhân sinh trên bình diện xã hội học hay triết học, mỹ học hay đạo đức học. Chức năng phản biện xã hội của tác phẩm văn học hiện hình trong cách thức tổ chức nhân vật trong trường đối thoại, liên quan tới cách nhìn của tác giả với vấn đề được nêu ra, không tách rời tính luận đề thể hiện trong vấn đề tác phẩm đặt ra cho độc giả và thời đại, tạo ra hình thức gián cách – xa lạ hóa trong nghệ thuật tự sự - tự thú, và thực hiện nhiệm vụ mở đường hướng đạo, góp phần thức tỉnh dẫn đường cho chính con người ở mỗi thời đại. Chức năng phản biện xã hội của văn học quy định cách thức tiếp nhận văn học, mở đường cho chân lý văn chương trở lại với cuộc đời, tạo ra sức sống mới cho bản thân chân lý cuộc đời. Giá trị mà chức năng phản biện xã hội của văn học mang lại chính là tính chất minh triết toát ra từ câu chuyện được kể, thông qua các đối thoại và cách thức hành động của nhân vật trong câu chuyện đó. Tác phẩm văn chương đích thực chỉ tồn tại khi mang trong nó chức năng phản biện xã hội theo cách thức bênh vực bảo vệ con người, phát huy giá trị nhân bản của con người. Bài viết tập trung lý giải chức năng phản biện xã hội của văn học thông qua việc phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu từ góc độ kí hiệu học văn bản.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
9

Tran Thi, Tuyen. "Determining the ecosystem services of mangrove forest by community approach in coastal Nghe An province." Journal of Science Social Science 66, no. 2 (May 2021): 122–32. http://dx.doi.org/10.18173/2354-1067.2021-0032.

Full text
Abstract:
Ecosystem services are studied by using many different approaches and methods. Here we present a community approach with a combination of fieldwork methods and sociological surveys (questionnaire interviews and semi-structured interviews) in the assessment of mangrove ecosystem services. There were 198 households in 8 communes in 3 coastal districts of Nghe An province selected for the survey. We find that the basic mangrove ecosystem service values in the locality have identified by communities, including 17 types of services belonging to 4 groups: provisioning services, regulating services, supporting services and cultural services. The recognition and use of ecosystem services vary by location and occupation in the study area. The fishing group gives detailed information about the provisioning services, in contrast, the shrimp farming and agricultural production groups are interested in regulating and supporting services. According to space, mangroves in Quynh Luu district are assessed to have the highest potential for ecosystem services, followed by Dien Chau district, the lowest is Nghi Loc district. In addition to the potential for ecosystem services, mangroves are facing many threats of decline, placing responsibilities on managers and people in protecting and rationally using mangrove resources.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
10

Vi Minh, Huy. "CẢM NHẬN VỀ ÂM NHẠC THẾ KỶ XX QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM GUITAR CỔ ĐIỂN THEO KHUYNH HƯỚNG ÂM NHẠC DÂN GIAN." Tạp chí Khoa học, no. 02 (17) T5 (May 31, 2023): 5. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/134.

Full text
Abstract:
Từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, nền nghệ thuật guitar cổ điển thế giới phát triển rất mạnh mẽ cả trong lĩnh vực sáng tác và biểu diễn, phản ảnh hiện thực cuộc sống, xã hội, con người thời đại. Các tác phẩm guitar thế kỷ XX đã đạt đến một trình độ cao trong sự thể hiện những tác phẩm Concerto cùng dàn nhạc giao hưởng và là các tác phẩm bắt buộc trong các cuộc thi guitar quốc tế. Bài viết là những cảm nhận về âm nhạc thế kỷ XX qua tác phẩm guitar của nhà soạn nhạc Joaquin Rodrigo Vidre (1901 - 1999) và Heitor Villa - Lobos (1887 - 1959) để qua đó thấy rằng, âm nhạc thế kỷ XX vẫn lưu giữ rất nhiều những truyền thống âm nhạc dân gian được thể hiện rõ nét cả trong giai điệu, tiết tấu cũng như thể loại âm nhạc...
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles

Books on the topic "Thời tiết diễn châu nghệ an"

1

Dự báo thời tiết Diễn Châu Nghệ An. Thời tiết hôm nay, 2023.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Dự báo thời tiết Quỳ Châu Nghệ An. Thời tiết hôm nay, 2023.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
We offer discounts on all premium plans for authors whose works are included in thematic literature selections. Contact us to get a unique promo code!

To the bibliography