Academic literature on the topic 'Dự báo thời tiết Nam Đàn Nghệ An'

Create a spot-on reference in APA, MLA, Chicago, Harvard, and other styles

Select a source type:

Consult the lists of relevant articles, books, theses, conference reports, and other scholarly sources on the topic 'Dự báo thời tiết Nam Đàn Nghệ An.'

Next to every source in the list of references, there is an 'Add to bibliography' button. Press on it, and we will generate automatically the bibliographic reference to the chosen work in the citation style you need: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

You can also download the full text of the academic publication as pdf and read online its abstract whenever available in the metadata.

Journal articles on the topic "Dự báo thời tiết Nam Đàn Nghệ An"

1

Tung, Khuc Dang, and Dinh Nho Cang. "Ứng dụng công nghệ chụp không ảnh cận thám cung cấp thông tin cho mô hình BIM của dự án hạ tầng và giao thông." Journal of Science and Technology in Civil Engineering (STCE) - NUCE 12, no. 1 (February 14, 2018): 65–70. http://dx.doi.org/10.31814/stce.nuce2018-12(1)-08.

Full text
Abstract:
Mô hình thông tin công trình - BIM là cuộc cách mạng tham vọng nhất từ trước đến nay nhằm thay đổi triệt để công tác quản trị ngành xây dựng. Tại Việt Nam, BIM đã được nghiên cứu và áp dụng khá nhiều bên lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp; tuy nhiên công nghệ này hầu như chưa được chú ý nhiều bên lĩnh vực hạ tầng và giao thông. Bài báo này nghiên cứu và áp dụng một phương pháp mới nhằm thu thập, khảo sát thông tin đầu vào cho một mô hình BIM của dự án hạ tầng và giao thông sử dụng công nghệ chụp không ảnh cận thám. Việc áp dụng phương pháp mới này sẽ cung cấp các dữ liệu giàu thông tin hơn các phương pháp khảo sát cũ, phù hợp hơn với việc xây dựng mô hình BIM. Hơn thế, phương pháp được thử nghiệm cho thấy hiệu quả cao về thời gian khảo sát cũng như tiết kiệm chi phí, đặc biệt cho các dự án hạ tầng và giao thông vốn có diện tích đặc biệt lớn. Nhận ngày 13/12/2017; sửa xong 27/12/2017; chấp nhận đăng 16/01/2018
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Cao Thị Hồng, Nga. "Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho đội tàu lưới vây tại Nha Trang bằng phân tích bao dữ liệu (DEA)." Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang, no. 02 (May 25, 2024): 048–57. http://dx.doi.org/10.53818/jfst.02.2024.210.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu này đo lường hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu ra cho các tàu lưới vây và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của tàu ở nghề cá Nha Trang, Việt Nam. Phân tích bao dữ liệu (Data Development Analysis (DEA)) hai bước được sử dụng trong cuộc nghiên cứu này. Dữ liệu của 52 tàu lưới vây ở Nha Trang được thu thập vào năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với mô hình DEA trong trường hợp hiệu quả biến đổi theo quy mô, hệ số hiệu quả kỹ thuật trung bình của tàu là 0,872, và con số này giảm xuống còn 0,848 với mô hình DEA trong trường hợp hiệu quả không đổi theo quy mô. Hiệu quả theo quy mô sản xuất trung bình của đội tàu này đạt 97,2%. Kinh nghiệm đánh bắt của thuyền trưởng và qui mô gia đình (đại diện cho chi phí lao động) là những yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của tàu tại các mức ý nghĩa 5% và 10%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy khoảng 37% chủ tàu không nên đầu tư thêm vào tàu vì nó dẫn đến lãng phí kinh tế. Cuộc nghiên cứu này có kiến nghị là thay vì hỗ trợ tài chính cho ngư dân thì chính phủ có những hỗ trợ khác như cung cấp thông tin về thực trạng trữ lượng nguồn lợi, dự báo thời tiết nhằm tránh sự gia tăng thêm nỗ lực đánh bắt. Từ khóa: Đội tàu lưới vây, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả qui mô sản xuất, phân tích bao dữ liệu (DEA)
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

Trần Thị Lệ Hiền and Nguyễn Đông Phương. "Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận thanh toán bằng mã phản hồi nhanh tại ứng dụng di động của các ngân hàng thương mại Việt Nam." Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á, no. 205 (August 10, 2023): 39–53. http://dx.doi.org/10.63065/ajeb.vn.2023.205.82468.

Full text
Abstract:
Mục đích của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của khách hàng khi sử dụng phương thức thanh toán di động bằng mã phản hồi nhanh (QR) do hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam cung cấp. Bài viết xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên học thuyết tiếp nhận, sử dụng công nghệ giữa lý thuyết thống nhất và chấp nhận công nghệ (UTAUT), kết hợp với mô hình chấp nhận công nghệ (MTAM), và sử dụng phương pháp lấy mẫu có chủ đích. Dữ liệu bao gồm 278 phiếu khảo sát hợp lệ được thu thập từ 300 khách hàng đã trải nghiệm, hoặc có dự kiến sử dụng thanh toán di động mã QR. Sau đó, dữ liệu được đánh giá thông qua mô hình đo lường, mô hình cấu trúc và bước cuối là kiểm định giả thuyết kỹ thuật Bootstrapping trong Smart PLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kỳ vọng hiệu quả (PE), nhận thức hữu ích giao dịch (PTC), điều kiện thuận lợi (FC), giá trị (PV), bảo mật công nghệ (TS) và ảnh hưởng xã hội (SI) có tác động cùng chiều đáng kể đến ý định thanh toán bằng mã QR. Ngoài ra, kết quả kiểm định cho phát hiện mới là nhận thức hữu ích giao dịch có tác động cùng chiều trực tiếp đến kỳ vọng hiệu quả PE và tác động gián tiếp đến ý định sử dụng phương thức thanh toán mã QR. Tương tự, nhân tố bảo mật công nghệ có tác động cùng chiều trực tiếp đáng kể đến điều kiện thuận lợi FC và gián tiếp tác động đến ý định sử dụng phương thức thanh toán mã QR. Tuy nhiên, nhân tố thói quen không có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng thanh toán mã QR. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất hàm ý chính sách phù hợp.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

Quách, Hữu Trung. "Y học từ xa - xu hướng mới y học hiện đại." Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, no. 47 (March 4, 2022): 125–31. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2021.47.17.

Full text
Abstract:
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, những lĩnh vực liên quan đến sức khỏe di động, sức khỏe kỹ thuật số, sức khỏe công nghệ thông tin hay y học từ xa đang ngày càng được quan tâm, áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của cộng đồng. Y học từ xa (Telehealth) là xu hướng mới trên thế giới trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp thân thiện với công nghệ thông tin. Dịch vụ này có thể bao gồm cả chẩn đoán, điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, giải đáp thắc mắc, xử trí tình huống khẩn cấp hay dự phòng dịch bệnh, mà không phải đối mặt với những thách thức về khoảng cách địa lý. Y học từ xa nổi bật với các ưu điểm như: sự nhanh chóng, thuận tiện, dễ tiếp cận và chi phí thấp. Đặc biệt, khi cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang phải đối mặt với mối nguy cơ đến từ đại dịch Covid-19, việc áp dụng y học từ xa trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân không chỉ giúp quá trình khám chữa bệnh được duy trì thông suốt, kịp thời và chất lượng mà còn hỗ trợ đảm bảo an toàn phòng dịch. Tuy nhiên, trong thực tế, một số cơ sở y tế vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn để đưa y học từ xa đến với bác sĩ và người bệnh, những yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất vẫn là trở ngại lớn. Như vậy, tuy không thể thay thế hoàn toàn cho khám chữa bệnh trực tiếp nhưng y học từ xa vẫn là công cụ hỗ trợ đắc lực, đóng vai trò quan trọng trong y học hiện đại.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Oertlé, Emmanuel, Duc Toan Vu, Dinh Chuc Nguyen, Laurin Näf, and Sandra Regina Müller. "Potential for water reuse in Vietnam." Journal of Vietnamese Environment 11, no. 2 (July 15, 2019): 65–73. http://dx.doi.org/10.13141/jve.vol11.no2.pp65-73.

Full text
Abstract:
Southeast Asian countries and Vietnam in particular are facing water security challenges; water reclamation is increasingly being considered as a favorable solution. Despite the availability of suitable technologies, several constraints often prevent stakeholders and especially decision makers exploiting their potential. In this paper we present the results of applying a decision support tool (DST) to evaluate water reclamation, support pre-feasibility studies and build capacity for water reclamation in Vietnam. The DST and its data are open access, providing information related to local and international water and wastewater quality standards. In this research we identified high potential Vietnamese case studies and conducted a systematic PISTLE analysis considering six dimensions (Political, Institutional, Social, Technical, Legal and Economic) at a multiple local stakeholder workshop. Key barriers and drivers for water reclamation implementation were identified. Measures proposed during the workshop could serve as a starting point for the development of water reclamation projects in Vietnam. Các nước Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam nói riêng hiện đang phải đối mặt với những thách thức về đảm bảo an ninh nguồn nước; cải tạo nguồn nước hiện đang được xem là một giải pháp thuận lợi. Mặc dù các công nghệ phù hợp đã có sẵn, nhưng một số hạn chế đã ngăn cản các bên liên quan và đặc biệt là những nhà làm chính sách có thể khai thác các tiềm năng của những công nghệ này. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày các kết quả của việc áp dụng một công cụ hỗ trợ quyết định (DST) để đánh giá việc cải tạo nguồn nước, hỗ trợ các nghiên cứu tiền khả thi và xây dựng các khả năng cải tạo nguồn nước ở Việt Nam. DST và dữ liệu của nó là nguồn truy cập mở, cung cấp thông tin liên quan đến những tiêu chuẩn về chất lượng nước và nước thải của địa phương và quốc tế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định các tình huống điển hình có tiềm năng cao của Việt Nam và tiến hành phân tích PISTLE có hệ thống xem xét sáu khía cạnh (Chính trị, Thể chế, Xã hội, Kỹ thuật, Pháp lý và Kinh tế) tại một hội thảo của các bên liên quan tại địa phương. Những rào cản chính và yếu tố vận hành của việc thực hiện cải tạo nguồn nước cũng đã được xác định. Các giải pháp được đề xuất trong hội thảo này có thể đóng vai trò là điểm khởi đầu để phát triển các dự án cải tạo nguồn nước ở Việt Nam.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
6

TRAN, Huynh Bao Chau, and Fumikazu UBUKATA. "Understanding local and scientific knowledge about flooding adaptations in low-lying areas of Central Vietnam." Journal of Vietnamese Environment 12, no. 2 (November 12, 2020): 123–31. http://dx.doi.org/10.13141/jve.vol12.no2.pp123-131.

Full text
Abstract:
This research focuses on clarifying the local and scientific knowledge about flooding adaptations, the interaction between local knowledge and scientific information in the low-lying area of Central Vietnam is analyzed. Data was obtained using three techniques including: semi-structured interviews, direct observation and household surveys. Responses indicate that the villagers have accumulated and inherited this type of knowledge in their society for a long time. The level of local knowledge is affected by gender, occupation and house location. This implies that the villagers’ social roles and their everyday interactions with the natural environment have nurtured an accumulated local knowledge. Scientific information is provided by the National Committee for Flood and Storm Control and National Center for Hydrometeorology Prediction. It contains information regarding disaster type, intensity, risk level and directions. The information is transferred to local people through mass media, social networks and official documents. However, local people are credulous toward scientific information given by the state. It was found that many villagers are not likely to follow the official guideline, especially the villagers with a high level of local knowledge. Nghiên cứu tập trung làm rõ kiến thức bản địa và khoa học về thích ứng lũ lụt cũng như mối tương tác của chúng ở vùng trũng thấp miền Trung Việt Nam. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng kết hợp ba phương pháp bao gồm phỏng vấn bán cấu trúc, quan sát trực tiếp và khảo sát hộ gia đình. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng người dân đã tích lũy và kế thừa kiến thức bản địa từ xã hội của họ trong một thời gian dài. Mức độ kiến thức bản địa bị ảnh hưởng bởi giới tính, nghề nghiệp và vị trí nhà ở. Vai trò xã hội và những tương tác hàng ngày của người dân với môi trường tự nhiên đã nuôi dưỡng và tích lũy kiến thức bản địa. Thông tin khoa học được cung cấp bởi Ủy ban Phòng chống lụt bão Quốc gia và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia. Các thông tin về loại thiên tai, cường độ, mức độ rủi ro và hướng chỉ dẫn được thông báo. Thông tin này được chuyển đến người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và các văn bản chính thức. Tuy nhiên, người dân địa phương chủ quan trước những thông tin khoa học do cơ quan nhà nước đưa ra. Nhiều người dân không tuân theo các hướng dẫn chính thức của chính quyền địa phương, đặc biệt là những người có mức độ kiến thức bản địa được đánh giá cao.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
7

Charles O. Manasseh, Ifeoma C. Nwakoby, Ogochukwu C. Okanya, Nnenna G. Nwonye, Onuselogu Odidi, Kesuh Jude Thaddeus, Kenechukwu K. Ede, and Williams Nzidee. "Tác động của đổi mới tài chính kỹ thuật số đối với sự phát triển hệ thống tài chính tại các quốc gia Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA)." Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á, no. 214.215_.. (March 6, 2024): 121–44. http://dx.doi.org/10.63065/ajeb.vn.2024.214.215_...98640.

Full text
Abstract:
Mục đích – Bài viết này nhằm mục đích đánh giá tác động của đổi mới tài chính kỹ thuật số đối với sự phát triển hệ thống tài chính tại Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA). Bài viết này đánh giá mối quan hệ năng động giữa các biện pháp đổi mới tài chính kỹ thuật số và phát triển hệ thống tài chính bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ các quốc gia COMESA trong giai đoạn 1997–2019.Thiết kế/phương pháp/cách tiếp cận – Một mô hình độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) đã được áp dụng và nhóm trung bình (MG), nhóm trung bình gộp (PMG) và hiệu ứng cố định động (DFE) của mô hình được ước tính để đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, phương pháp mômen tổng quát động (DGMM) đã được áp dụng để kiểm tra độ bền. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy PMG là công cụ ước lượng phù hợp và hiệu quả nhất, trong khi hệ số biến phụ thuộc có độ trễ của các GMM khác nhau nhỏ hơn hệ số ảnh hưởng cố định, và do đó, cho thấy GMM hệ thống là công cụ ước lượng phù hợp nhất. Dữ liệu cho nghiên cứu được lấy từ Chỉ số Phát triển của Ngân hàng Thế giới (WDI, 2020), Chỉ số Quản trị Thế giới (WGI, 2020) và Cơ sở dữ liệu Phát triển Tài chính Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (GFD, 2020).Những phát hiện mới – Kết quả cho thấy đổi mới tài chính kỹ thuật số tác động đáng kể đến sự phát triển hệ thống tài chính về lâu dài. Như vậy, bằng chứng cho thấy máy rút tiền tự động (ATM), điểm bán hàng (POS), thanh toán di động (MP) và ngân hàng di động có ý nghĩa quan trọng và đóng góp tích cực vào sự phát triển hệ thống tài chính về lâu dài, trong khi tiền di động (MM) và Ngân hàng trực tuyến (INB) không đáng kể nhưng thể hiện mối quan hệ tích cực và nghịch đảo với phát triển tài chính. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định bao gồm cả yếu tố tương tác của chúng là rất quan trọng trong việc dự đoán sự phát triển hệ thống tài chính ở khu vực COMESA.Ý nghĩa thực tiễn – Các nhà nghiên cứu đề xuất một chính sách gắn kết và có ý thức nhằm kiểm soát sự khác biệt trong ngắn hạn và đề xuất một chiến lược tài chính đổi mới chung trong khu vực có thể theo đuổi nhằm khuyến khích chuyển giao công nghệ cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính về lâu dài. Hơn nữa, những đổi mới sản phẩm và quy trình hợp lý có thể được điều chỉnh để bổ sung cho các thể chế đổi mới trong các thành phần khác nhau của hệ thống tài chính COMESA.Tác động xã hội – Dịch vụ đổi mới tài chính kỹ thuật số nếu được quản lý tốt sẽ làm tăng lợi ích vốn có trong phát triển hệ thống tài chính.Tính mới/giá trị nguyên bản – Theo hiểu biết tốt nhất của tác giả, bài viết này trình bày thông tin cơ bản mới về đổi mới tài chính kỹ thuật số có thể kích thích sự phát triển của hệ thống tài chính, đặc biệt là ở khu vực COMESA. Nó cũng cho thấy sự liên quan của đổi mới tài chính kỹ thuật số, chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cũng như tác động tương tác của chúng đối với sự phát triển hệ thống tài chính COMESA.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
8

"THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ THEO CDIO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI." Journal of Thu Dau Mot University, December 31, 2020, 53–56. http://dx.doi.org/10.37550/tdmu.cfr/2021.01.106.

Full text
Abstract:
Trong chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Điện –, Điện tử tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, cũng như tại các trường đại học kỹ thuật khác, các học phần chuyên ngành đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển kiến thức, kỹ năng, cả về thái độ và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viện sau khi ra trường. Tuy nhiên. việc đào tạo theo phương pháp, mô hình chuyển giao kiến thức không còn phù hợp với thời đại công nghiệp 4.0 mà dần chuyển sang mô hình đào tạo chú trọng đến phát triển các kỹ năng nghề nghiệp theo định hướng CDIO. Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Điện –, Điện tử, Khoa Công nghệ ngay từ năm 1, năm 2, trong những môn cơ sở ngành đã tích cực cho sinh viên đi kiến tập, tham quan nhà máy nhằm quan sát, hình thành các ý tưởng. Các học phần chuyên ngành ở năm 3, năm 4 được thiết kế và thực thiện theo dự án – CDIO. Việc triển khai các học phần này theo CDIO, qua các bước: (1) đề xuất hoặc chọn lựa các ý tưởng, (2) thiết kế, tìm hiểu ý tưởng với sự hỗ trợ của cố vấn và bảo vệ ý tưởng trước hội đồng, (3) thực hiện ý tưởng đó. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày phương pháp học tập cho các nhóm của sinh viên để thực hiện việc thiết kế, thi công giải pháp cải tiến kỹ thuật theo yêu cầu đổi mới công nghệ và có tác động tích cực đến xã hội. Phương pháp luận và một số kết quả thực hiện của phương pháp cho thấy sự phù hợp của phương pháp CDIO.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
9

"ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY THIẾT KẾ TRONG CÁC DỰ ÁN CỦA CDIO." Journal of Thu Dau Mot University, December 31, 2020, 114–23. http://dx.doi.org/10.37550/tdmu.cfr/2021.01.114.

Full text
Abstract:
Đối với sinh viên theo học mô đun “Dự án thiết kế và đổi mới” tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, có thể nhận thấy rằng bước khó nhất trong chương trình CDIO là bước đầu tiên "hình thành ý tưởng". Phương pháp “Tư duy thiết kế” nhấn mạnh sự hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng thông qua các cuộc khảo sát và quan sát chi tiết của người dùng, sau đó tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được. Phương pháp tư duy thiết kế có thể giúp sinh viên trong bước đầu về“hình thành ý tưởng” được hay không. Trong bài báo này sẽ mô tả về các thử nghiệm và sử dụng phương pháp tư duy thiết kế trong việc hình thành ý tưởng của một dự án CDIO. Đồng thời nó cũng chỉ ra những hạn chế và khó khăn ràng buộc của phương pháp này.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
10

Phúc, Hồ Trọng, and Phạm Xuân Hùng. "DỰ BÁO DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA VIỆT NAM: ÁP DỤNG MÔ HÌNH ARIMA." Hue University Journal of Science: Economics and Development 132, no. 5C (November 28, 2023). http://dx.doi.org/10.26459/hueunijed.v132i5c.7179.

Full text
Abstract:
Bài báo này phân tích và dự báo diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam đến năm 2030 sử dụng mô hình Box–Jenkins ARIMA. Nghiên cứu sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian giai đoạn 1990–2021 được tổng hợp từ Tổng Cục Thống Kê của Việt Nam. Kết quả thống kê cho thấy năm 2021, tổng diện tích canh tác lúa đạt 7,24 triệu ha, với năng suất bình quân đạt 6,06 tấn/ha và tổng sản lượng lúa đạt 43,85 triệu tấn. Qua giai đoạn 1990–2021, năng suất và sản lượng lúa tăng, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm lần lượt là 2,10% và 2,70%; diện tích có tăng, nhưng tăng với tốc độ chậm hơn (0,58%) và có xu hướng giảm từ năm 2013 trở lại đây. Kết quả dự báo cho thấy rằng đến năm 2030, diện tích lúa tiếp tục giảm khoảng 0,8 triệu ha, xuống còn 6,42 (4,17; 8,67) triệu ha. Trong khi đó, năng suất và sản lượng lúa có xu hướng tăng, lần lượt đạt 6,90 (6,26; 7,53) tấn/ha và 46,60 (36,02; 57,19) triệu tấn. Nghiên cứu đề xuất rằng trong thập kỷ tới, các chính sách về sản xuất lúa cần tập trung thúc đẩy tăng năng suất và lợi nhuận thay vì mở rộng diện tích canh tác. Cải thiện hiệu quả sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến là những định hướng phù hợp.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
We offer discounts on all premium plans for authors whose works are included in thematic literature selections. Contact us to get a unique promo code!

To the bibliography