Academic literature on the topic 'Bánh tráng trộn vinh'

Create a spot-on reference in APA, MLA, Chicago, Harvard, and other styles

Select a source type:

Consult the lists of relevant articles, books, theses, conference reports, and other scholarly sources on the topic 'Bánh tráng trộn vinh.'

Next to every source in the list of references, there is an 'Add to bibliography' button. Press on it, and we will generate automatically the bibliographic reference to the chosen work in the citation style you need: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

You can also download the full text of the academic publication as pdf and read online its abstract whenever available in the metadata.

Journal articles on the topic "Bánh tráng trộn vinh"

1

Khoa, Trần Đăng, Hoàng Thị Thái Hòa, Trần Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Văn Thông, Phạm Văn Đào, and Trần Thị Xuân Phương. "Thực trạng sản xuất rau và kinh doanh rau hữu cơ tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế." Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế 8, no. 1 (February 9, 2024): 3935–45. http://dx.doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n1y2024.1096.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu này xem xét thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 100 người trồng rau và 35 người bán lẻ tại các chợ địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 10 loại cây rau màu tiêu biểu trong cơ cấu cây trồng hàng năm thì rau cải, ném và lạc là những loại cây được trồng phổ biến nhất ở cả hai thôn của xã Vinh Mỹ. Nông dân sử dụng đồng thời phân bón hóa học và hữu cơ để trồng rau. Tất cả các hộ dân đều được thông tin đầy đủ về các nguyên tắc của canh tác hữu cơ và bày tỏ thiện chí tham gia dự án trồng rau hữu cơ, thể hiện cam kết thực hiện quy trình sản xuất hữu cơ. Chợ có nhiều loại rau, trong đó rau ăn lá là lựa chọn tiêu dùng chính. Mức tiêu thụ rau hàng ngày tương đối thấp, trung bình chỉ dưới 24 kg/ngày/chợ. Người kinh doanh rau ở cả 4 chợ khảo sát đều thiếu nhận thức về rau hữu cơ, chỉ có 16,25% người bán có ý định bán sản phẩm hữu cơ. Xem xét thực trạng sản xuất và kinh doanh rau tại khu vực nghiên cứu, một số khuyến nghị đã được đề xuất, bao gồm: Quy hoạch thành lập các vùng trồng, thúc đẩy sản xuất đa dạng các loại rau hữu cơ, nâng cao nhận thức của người dân địa phương về sản xuất và kinh doanh rau hữu cơ, xây dựng các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện kết nối và tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ trên địa bàn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Quang, Trần Thanh, Nguyễn Thị Hồng Tuyến, Huỳnh Thị Hồng Nhung, Nguyễn Tiến Thành, Trần Trúc Ngọc Sơn, and Phạm Thị Loan. "Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới nhiễm mầm bệnh kí sinh trùng đường ruột ở người bán rau tại các chợ trong Thành phố Trà Vinh năm 2019." Tạp chí Y học Dự phòng 30, no. 3 (April 28, 2021): 63–71. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2020/262.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột và một số yếu tố liên quan trên rau ăn sống tại các chợ trên địa bàn thành phố Trà Vinh năm 2019. Định danh kí sinh trùng trên 240 mẫu rau bằng phương pháp Romanenko. Đồng thời khảo sát các thông tin chung và kiến thức về ký sinh trùng trên rau của người bán rau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên rau là 61,67%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm từng loại ký sinh trùng là giun đũa 19,17%, giun móc 35,83%, giun lươn 25,83%, chưa tìm thấy sự xuất hiện của sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ và sán lá ruột. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên từng loại rau lần lượt là xà lách 50%, rau đắng 70,83%, hẹ 83,33%, rau má 58,33%, rau nhút 45,83%, rau muống nước 12,50%, xà lách xoang 79,17%, rau răm 62,50%, diếp cá 62,50%, húng quế 91,67%. Có liên quan giữa tình trạng nhiễm mầm bệnh kí sinh trùng đường ruột với dân tộc, trình độ học vấn và việc rửa rau trước khi bán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ rau bị ô nhiễm ký sinh trùng ở thành phố Trà Vinh là một nguy cơ để lây truyền ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là giun móc. Vì vậy, các cơ quan y tế cần quan tâm đến việc giáo dục người dân về việc sử dụng rau an toàn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

Vũ Thị Thanh, Minh. "BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG VĂN HÓA VÀ ĐA DẠNG NGÔN NGỮ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 12, no. 2 (June 21, 2023): 80–85. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/185.

Full text
Abstract:
Văn hóa (trong đó ngôn ngữ là một thành tố quan trọng) của các dân tộc là di sản chung của nhân loại. Trong quá trình phát triển xã hội, ở nhiều quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, sự đa dạng ấy không mất đi mà ngày càng được tôn vinh nhờ tính thống nhất trong chiến lược quản lý và phát triển văn hóa quốc gia. Tuy nhiên, trước tác động của quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên mọi mặt của đời sống xã hội, việc bảo vệ sự đa dạng của văn hóa và ngôn ngữ đang trở thành một vấn đề cấp bách. Bài viết phân tích sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ, thực trạng bảo tồn sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp bảo tồn sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

Nguyen, Le Phuong, Hong Tam Nguyen, Si Nuo Thach, and Vo Chau Ngan Nguyen. "Cow raising in the Mekong Delta - The current status of waste treatment and risk of greenhouse gas emissions." Journal of Vietnamese Environment 10, no. 1 (August 10, 2018): 56–65. http://dx.doi.org/10.13141/jve.vol10.no1.pp56-65.

Full text
Abstract:
This study was aimed to assess the status of waste treatment for cow raising at small farm households in Can Tho, Tra Vinh, Soc Trang, and Hau Giang. The interview of 120 cow farmer households indicated that local farmers normally treat their waste by sun-drying, storing in ponds, discharging directly into rivers, or applying to anaerobic biogas. The farmers select ways to treat cow excrement according to seasons of the year: in the dry season cow waste is mostly sun-dried for sale (76.7%); stored for use (10%), untreated (7.5%) or applied to biogas plants (5.8%); however, in the rainy season most of the farmers leave the waste untreated (94.2%), except for those owning biogas tanks. Biogas treatment is applied mainly by dairy cow-raising households, accounting for 85.7% of biogas users. The cow farmer households have limited knowledge about biogas application; 23.3% of the interviewed farmers knew about biogas technology; 47.5% had little knowledge about this technology, however, 29.2% of the selected persons had no idea about biogas technology. Based on the quantity of beef cattle herds in the surveyed areas, it is estimated that CH4 gas emissions account for around 252.3 tons, 61.4 tons, 8.2 tons, and 2.5 tons in Soc Trang, Tra Vinh, Can Tho, and Hau Giang, respectively. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng xử lý chất thải tại các hộ chăn nuôi bò ở thành phố Cần Thơ và các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang. Tổng số 120 hộ chăn nuôi đã được phỏng vấn cho thấy có 4 phương pháp xử lý chính để xử lý chất thải chăn nuôi phát sinh: ủ yếm khí (biogas), phơi khô và bán, trữ lại trong ao để sử dụng, và không xử lý. Tùy theo thời điểm trong năm người dân sẽ thay đổi cách thức xử lý chất thải chăn nuôi bò: vào mùa khô có nhiều nắng chủ yếu người dân phơi khô để bán (76,7%), để lại và sử dụng (10%), dùng để ủ biogas (5,8%), và không xử lý (7,5%); tuy nhiên vào mùa mưa hầu hết các hộ dân không xử lý chất thải chăn nuôi (94,2%), chỉ trừ những hộ dân đã có hầm ủ biogas để xử lý. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas được áp dụng phổ biến ở các hộ nuôi bò sữa, chiếm 85,7% số hộ có hầm ủ biogas. Sự hiểu biết về công nghệ biogas của các hộ chăn nuôi còn khá giới hạn, chỉ 23,3% hộ dân được phỏng vấn biết về công nghệ biogas, 47,5% hộ biết ít về công nghệ này, trong khi 29,2% hộ dân hoàn toàn không biết. Dựa trên số lượng đàn bò thịt trong vùng khảo sát, có thể tính được lượng CH4 phát thải hàng năm từ chất thải chăn nuôi là 252,3 tấn, 61,4 tấn, 8,2 tấn và 2,5 tấn từ các địa phương Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, và Hậu Giang.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Tâm, Lê Văn, Đào Văn Dũng, Nguyễn Thành Chung, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lê Hồng Nga, Lại Thị Minh, Nguyễn Thanh Bình, et al. "Kiến thức, thực hành về phòng chống ung thư đại trực tràng và một số yếu tố liên quan ở đồng bào Khmer Nam Bộ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm 2021." Tạp chí Y học Dự phòng 32, no. 3 Phụ bản (June 27, 2022): 96–104. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2022/663.

Full text
Abstract:
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh lý gây hậu quả nặng nề, đứng sau ung thư vú và ung thư phổi, gây ra nhiều gánh nặng bệnh tật, giảm chất lượng cuộc sống hoặc dẫn đến tử vong. Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ 01/01/2021 30/05/2021 trên 340 đối tượng người dân tộc Khmer Nam Bộ tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt nhằm mô tả kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan về phòng chống ung thư đại trực tràng của người dân tại đây. Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ kiến thức chung đúng về phòng chống ung thư đại trực tràng là 13,5% và tỉ lệ thực hành chung đúng là 57,4%. Trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên có kiến thức chung đúng cao hơn so với các nhóm học vấn thấp hơn (p < 0,05). Thực hành chung đúng ở nhóm công nhân viên chức và người làm nội trợ cao hơn so với các nhóm nghề nông dân, buôn bán, tự do (p < 0,05). Việc nâng cao kiến thức đúng và thực hành đúng là cần thiết đối với cộng đồng người Khmer Nam Bộ tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Các chương trình truyền thông - giáo dục sức khỏe cần chú ý đến các yếu tố liên quan để đạt hiệu quả cao.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
6

Huy, Trần Quốc, Nguyễn Huỳnh Tân, and Nguyễn Lê Thanh Trúc. "Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của sinh viên trường đại học Trà Vinh năm 2018." Tạp chí Y học Dự phòng 30, no. 2 (April 29, 2021): 142–49. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2020/290.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang năm 2018 trên 200 sinh viên trường Đại học Trà Vinh hệ chính quy nhằm mục tiêu mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của sinh viên và góp phần cho việc thực hành đúng cũng như cập nhật thông tin về phòng, chống HIV/AIDS. Kết quả nghiên cứu cho thấy về kiến thức sinh viên hiểu đúng đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV như người nghiện chích ma túy (NCMT) là 94%, phụ nữ bán dâm là 66,5%; Hiểu biết về hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất là dùng chung bơm kim tiêm với 93,5% và 75% có quan hệ tình dục với nhiều người. Về cách phòng tránh lây nhiễm HIV có 92,5% hiểu không dùng chung bơm kim tiêm, 84% không dùng chung dao cạo, nhíp. Về thái độ có 50% sinh viên biết đối xử bình thường với người nhiễm HIV, 40% có thái độ tích cực như thông cảm và chia sẻ với họ, chỉ 6% xa lánh và 4% vẫn chưa biết rõ thái độ mình như thế nào. Với phong trào phòng chống HIV/ AIDS tham gia tự nguyện với 90%, còn 10% là chỉ tham gia khi bị ép buộc hoặc không tham gia. Về thực hành có 80% dùng riêng đồ dùng cá nhân, 55,5% quan hệ tình dục an toàn giúp cho bản thân tránh được lây nhiễm HIV. Tỉ lệ sinh viên đã từng tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho kết quả có 61,6% đã từng nói chuyện với bạn bè và những người xung quanh về HIV/AIDS, 31% sinh viên đồng ý tham gia dán tờ rơi, 15,5% giúp đỡ những người nhiễm HIV, 57% tham gia vào các hoạt động phòng chống HIV/ AIDS của địa phương cũng như nhà trường và 12% sinh viên không làm gì.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
7

Nguyễn, Lê Thanh Trúc, Thị Tường Vy Trần, Thị Nghĩa Nguyễn, and Thị Thanh Thúy Thạch. "TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ VÀ MỘT SỐ BIẾN CHỨNG SỚM SAU MỔ ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH." Tạp chí Y học Việt Nam 524, no. 1B (March 24, 2023). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v524i1b.4778.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước mổ và một số biến chứng sớm sau mổ đường tiêu hóa tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 197 người bệnh có chỉ định phẫu thuật ổ bụng – đường tiêu hoá theo kế hoạch tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh từ tháng 04 năm 2022 đến tháng 06 năm 2022. Kết quả: Người bệnh có tỷ lệ sụt cân không mong muốn 1 tháng trước phẫu thuật > 10% trọng lượng cơ thể là 5,6%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI (BMI <18,5) là 33,2%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo NRS là 46,9%; Trong 196 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 36,7% xảy ra biến chứng sau phẫu thuật đường tiêu hóa; Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là 20,4%, tỷ lệ bục xì miệng nối là 8,6%, tỷ lệ báng bụng là 5,1% và 2,6% bị biến chứng khác là tắc ruột. Có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật với biến chứng sớm sau mổ với p<0,05. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân vào viện phẫu thuật đường tiêu hóa cần được sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng để phát hiện nguy cơ về dinh dưỡng, qua đó sẽ có những chỉ định điều trị và can thiệp kịp thời về dinh dưỡng góp phần gia tăng kết cục lâm sàng có lợi.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
8

Kiến Nhụy, Trịnh, and Võ Thị Bé My. "NGHIÊN CỨU VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH." Tạp chí Y học Việt Nam 518, no. 1 (September 23, 2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v518i1.3336.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: đặc điểm của người bệnh và việc sử dụng các thuốc ức chế bơm proton và các nhóm thuốc điều trị hỗ trợ loét dạ dày tá tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:nghiên cứu hồi cứu, từ tháng 1 năm 2020 đến hết tháng 4 năm 2020, tại Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Chọn tất cả hồ sơ bệnh án, khảo sát đặc điểm người bệnh theo nhóm tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, các nhóm bệnh loét dạ dày tá tràng, việc sử dụng các thuốc ức chế bơm proton và các nhóm thuốc điều trị hỗ trợ loét dạ dày - tá tràng trên từng hồ sơ bệnh án. Loại trừ người bệnh ngừng thuốc do lý do khác (ví dụ: phẫu thuật), chuyển viện hoặc tử vong và bỏ dỡ điều trị hoặc trốn viện. Sử dụng Microsoft Excel 2013. Kết quả: nhóm tuổi từ 41 – 59 tuổi có tỷ lệ cao nhất là 30,53%; giới nữ (50,76%) có tỷ lệ cao hơn giới nam (49,24%); nghề nghiệp cao nhất là nông dân (30,53%) và thấp nhất là buôn bán (4,20%); nhóm bệnh viêm dạ dày có tỷ lệ cao nhất là 77,10% và thấp nhất là nhóm bệnh loét tá tràng và loét dạ dày tá tràng là 1,15%. 02 thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhiều nhất là thuốc esomeprazol và pantoprazol. 05 nhóm thuốc hỗ trợ điều trị là nhóm thuốc an thần; chống co thắt, nhóm thuốc chống nôn; giảm đầy hơi, nhóm vitamin và khoáng chất, nhóm thuốc cầm máu và nhóm thuốc ít nhất là thiếu máu. Kết luận: có tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi từ 41 – 59 tuổi, nông dân, nhóm bệnh viêm dạ dày. 02 thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhiều nhất là thuốc esomeprazol và pantoprazol. 05 nhóm thuốc hỗ trợ điều trị là nhóm thuốc an thần; chống co thắt, nhóm thuốc chống nôn; giảm đầy hơi, nhóm vitamin và khoáng chất, nhóm thuốc cầm máu và nhóm thuốc ít nhất là thiếu máu.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
9

Thị Hồng Ngọc, Huỳnh, Nguyễn Thị Ngoãn, and Trần Hải Hà. "KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH." Tạp chí Y học Việt Nam 517, no. 1 (August 21, 2022). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v517i1.3170.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các kết quả điều trị nội viện bệnh nhân HCVC tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 121 bệnh nhân được chẩn đoán HCVC từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2020. Kết quả: 31,4% bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp chuyển viện điều trị và 68,6% nhóm bệnh nhân được điều trị tại các khoa của bệnh viện. Trong số 83 bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện có 11 bệnh nhân tử vong (13,5%) có 48 bệnh nhân có biến chứng (57,8%). Xét tỉ lệ biến chứng của nhóm nghiên cứu, tỉ lệ biến chứng tử vong là 9,1%; choáng tim 11,6%; suy tim 20,7%; rối loạn nhịp 9,9%. Có 88% bệnh nhân được điều trị bảo tồn, chỉ có 4,8% bệnh nhân điều trị bằng phương pháp sử dụng tiêu sợi huyết và 4,8% bệnh nhân được đặt stent và tiếp tục điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh. 78,3% bệnh nhân hội chứng vành cấp sử dụng kháng kết tập tiểu cầu kép và 19,3% bệnh nhân sử dụng đơn trị liệu trong việc sử dụng thuốc kháng kết tập tiểu cầu. Tỉ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép khi xuất viện chiếm tỉ lệ cao gần 70%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu ghi nhận, trong số 83 bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện có 11 bệnh nhân tử vong (13,5%) có 48 bệnh nhân có biến chứng (57,8%); 31,4% bệnh nhân được chuyển tuyến để xem xét can thiệp mạch, đã đặt ra vấn đề cấp bách cho việc triển khai tim mạch can thiệp sớm tại cơ sở nghiên cứu để hạn chế tỉ lệ tử vong, tỉ lệ biến chứng trên bệnh nhân hội chứng vành cấp.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
10

Tăng Thị Yến, Nhi. "KHẢO SÁT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ BẰNG PHẪU THUẬT PHACO, CÓ ĐẶT KÍNH NỘI NHÃN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH." TRA VINH UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE, April 20, 2023. http://dx.doi.org/10.35382/tvujs.13.5.2023.154.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu mô tả kết quả điều trị đục thủy tinh thể bằng phẫu thuật Phaco, có đặt kính nội nhãn tại Bệnh viện Trường Đại học TràVinh. Bài báo sử dụng nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 41 bệnh nhân, 44 mắt được phẫu thuật và tái khám mắt tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả cho thấy, trong số 44 mắt được phẫu thuật, đa số bệnh nhân có thị lực trước mổ thấp, tỉ lệ thị lực từ đếm ngón tay 1 m đến 2/10 là 93,2%, < đếm ngón tay 1 m (6,8%). Đục nhân từ độ III trở lên chiếm 100% mắt được phẫu thuật, 54,5% đục dưới bao sau, 1,4% đục vỏ. Kết quả thị lực sau phẫu thuật một ngày và một tuần cải thiện tốt, ghi nhận thị lực sau mổ 97,7% đạt≥ 3/10, 1/10 – 2/10 là 2,3%. Thị lực sau mổ một tuần đạt ≥ 3/10 chiếm 97,7%, trong đó đa số bệnh nhân có thị lực từ 3/10 – 7/10 là 68,2%, thị lực > 7/10 (29,5%), 1/10 – 2/10 chiếm 2,3%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vấn đề cấp bách của việc khám sức khỏe định kì ở những người từ 50 tuổi trở lên, đặc biệt những trường hợp giảm thị lực để phát hiện và điều trị kịp thời nhằm cải thiện thị lực tốt nhất.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles

Books on the topic "Bánh tráng trộn vinh"

1

Danh sách quán bánh tráng trộn ở vinh nghệ an ngon. Thời tiết hôm nay, 2023.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
We offer discounts on all premium plans for authors whose works are included in thematic literature selections. Contact us to get a unique promo code!

To the bibliography