Journal articles on the topic 'Đông Sơn'

To see the other types of publications on this topic, follow the link: Đông Sơn.

Create a spot-on reference in APA, MLA, Chicago, Harvard, and other styles

Select a source type:

Consult the top 50 journal articles for your research on the topic 'Đông Sơn.'

Next to every source in the list of references, there is an 'Add to bibliography' button. Press on it, and we will generate automatically the bibliographic reference to the chosen work in the citation style you need: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

You can also download the full text of the academic publication as pdf and read online its abstract whenever available in the metadata.

Browse journal articles on a wide variety of disciplines and organise your bibliography correctly.

1

Trịnh, Sinh, and Toản Nguyễn Sỹ. "TRỐNG ĐÔNG SƠN - BẰNG CHỨNG CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG SƠN VỚI CÁC NỀN VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 3, no. 5 (December 8, 2020): 53–60. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2017/131.

Full text
Abstract:
Trống đồng nói chung và trống Đông Sơn nói riêng là di sản văn hóa độc đáo thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Vấn đề nguồn gốc, sự phân bố và phân loại trống đồng được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý và đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu của mình. Căn cứ vào đặc điểm và hình dáng của trống đồng F. Heger đã phân chia thành bốn loại chính. Trong đó trống loại I (Heger I) có niên đại sớm nhất và được các nhà nghiên cứu đồng nhất với trống Đông Sơn. Những chiếc trống đồng Đông Sơn đã có mặt ở nhiều vùng đất xa xôi mà theo các nhà khảo cổ học của những nước Đông Nam Á thì những nơi này vào thời đó không đúc trống đồng mà trống đồng đem tới từ miền Bắc Việt Nam. Vì thế, việc có mặt trống Đông Sơn đây đó ở Đông Nam Á chắc chắn là do sự giao lưu của vùng đất này với cư dân Đông Sơn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Lê Thị, Hòa. "LÀNG CỔ ĐÔNG SƠN VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN - PHÁT TRIỂN." Tạp chí Khoa học, no. 02 (14) T5 (May 25, 2022): 14. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/74.

Full text
Abstract:
Làng cổ Đông Sơn (thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa) là một di tích có giá trị đặc biệt, nơi lưu giữ những dấu ấn văn hóa - lịch sử qua các thời đại của xứ Thanh. Hiện nay, làng cổ Đông Sơn là một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của khu vực Hàm Rồng. Tuy nhiên, để có thể khai thác tốt các giá trị của làng cổ Đông Sơn đòi hỏi các cấp chính quyền phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa “bảo tồn” và “phát triển”.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

Đỗ, TS Đình Trung, and Minh Sơn Lê. "Đánh giá sự thay đổi các tính chất trang trí và tuổi thọ của sơn acrylic trong điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam." Journal of Military Science and Technology, no. 94 (April 22, 2024): 94–101. http://dx.doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.94.2024.94-101.

Full text
Abstract:
Phía Bắc Việt Nam được đặc trưng bởi bốn mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu và đông), với mùa đông thường khô và mùa hè nóng ẩm, các vật liệu (điển hình là các lớp sơn phủ bảo vệ kết cấu thép) được sử dụng trong vùng khí hậu này cũng chịu ảnh hưởng vô cùng phức tạp, nhanh chóng bị phá hủy, do đó tuổi thọ và các tính chất trang trí của lớp sơn phủ luôn được người sử dụng và nhà sản xuất sơn quan tâm. Bài báo trình bày kết quả dự báo tuổi thọ và sự thay đổi các tính chất trang trí (độ bóng và màu) của lớp sơn acrylic bằng thử nghiệm gia tốc. Chương trình thử nghiệm gia tốc được mô phỏng theo điều kiện khí quyển nhiệt đới nông thôn tại trạm thử nghiệm tự nhiên Hòa Lạc (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Tp. Hà Nội, Việt Nam). Tuổi thọ của lớp sơn acrylic được xác định theo tiêu chuẩn GOST 9.401-2018, độ bóng của lớp sơn được xác định theo TCVN 2101:2016, sự thay đổi màu được xác định theo TCVN 9882:2013. Kết quả nghiên cứu theo thử nghiệm gia tốc cho thấy, thời điểm mức độ ăn mòn đạt độ gỉ Ri 3 (theo đánh giá TCVN 12005-3:2017), tuổi thọ của sơn acrylic AR-752 là 3,35 năm, của sơn acrylic Tar 5366 là 3,60 năm.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

Uyên, Đàm Thị, and Nguyễn Thị Thảo. "MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VẬT THỂ CỦA NGƯỜI TÀY Ở MIỀN ĐÔNG LẠNG SƠN HIỆN NAY." TNU Journal of Science and Technology 228, no. 11 (June 15, 2023): 61–69. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7968.

Full text
Abstract:
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Tày ở miền đông Lạng Sơn đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa phong phú cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng hiện nay, nhiều giá trị văn hóa đang có sự biến đổi sâu sắc trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ một số vấn đề về biến đổi văn hóa vật thể của người Tày ở miền đông Lạng Sơn, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi đó. Với việc sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic kết hợp với phương pháp điền dã dân tộc học, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự biến đổi của văn hóa người Tày ở miền đông Lạng Sơn vừa có những giá trị, vừa có những phản giá trị, hủ tục lạc hậu tác động hai chiều đến bảo tồn, phát triển văn hóa. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cũng chỉ rõ những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến sự biến đổi này. Kết quả của nghiên cứu góp phần khẳng định rằng, đồng bộ văn hóa của người Tày là nội dung quan trọng trực tiếp của bảo tồn, phát triển văn hóa tộc người thiểu số nói riêng, nền văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Trịnh, Sinh. "Tiềm năng du lịch Lâm Bình-Tuyên Quang: di tích tiền, sơ sử và tôn giáo." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 5, no. 14 (April 7, 2021): 5–11. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2019/271.

Full text
Abstract:
Tuyên Quang là mảnh đất có người cư trú từ thời văn hóa thời đại đồ đá mới Hòa Bình với hang Phia Vài (Lâm Bình), có trống đồng Chiêm Hóa và một số di chỉ thuộc văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn. Đây còn là nơi có các di tích tôn giáo nổi tiếng như chùa Phúc Lâm (Lâm Bình) và nhiều chùa khác. Tác giả đã đánh giá các giá trị của di tích này trong bối cảnh chung của lịch sử Việt Nam. Việc khai thác du lịch tại Lâm Bình-Tuyên Quang đã được làm khá tốt. Tuy nhiên, chúng ta mới nghiêng về khai thác thế mạnh là các thắng cảnh tự nhiên hay các lễ hội của đồng bào các dân tộc. Trong khi đó, mảng du lịch di tích còn bị coi nhẹ. Tác giả phân tích thực trạng mảng du lịch này và có một số kiến nghị về giải pháp phát triển các tua du lịch “về nguồn” để khách tham quan biết về lịch sử mảnh đất và con người nơi đây.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
6

Duẩn, Phạm Văn, Nguyễn Đình Hải, Hoàng Văn Sâm, Hoàng Văn Khiên, and Nguyễn Văn Tùng. "Ứng dụng GIS xây dựng lớp bản đồ phân bố rừng cần thiết cho phòng hộ bảo vệ môi trường tại tỉnh Thanh Hóa." Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp 13, no. 1 (2024): 33–42. http://dx.doi.org/10.55250/jo.vnuf.13.1.2024.033-042.

Full text
Abstract:
Một khu vực cụ thể cần bao nhiêu rừng, rừng phân bố ở đâu và chất lượng ra sao để đảm bảo khả năng phòng hộ là câu hỏi thường được đặt ra. Trên cơ sở kết quả đề tài “Nghiên cứu xác định tỷ lệ che phủ rừng phù hợp phục vụ phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” kết hợp với các tư liệu kế thừa, tư liệu điều tra mặt đất, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng GIS để xây dựng lớp bản đồ phân bố rừng cần thiết cho phòng hộ bảo vệ môi trường ở 6 huyện (Mường Lát, Quan Sơn, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Đông Sơn, Hoằng Hóa) tại tỉnh Thanh Hóa. Lớp bản đồ gồm thông tin không gian và thông tin thuộc tính cho phép xác định diện tích và phân bố rừng cần thiết trên địa bàn 6 huyện. Từ bản đồ này, xác định được diện tích và tỷ lệ che phủ rừng cần thiết tại các huyện: (1) Mường Lát: 77.106,66 ha, tỷ lệ che phủ 94,91%; (2) Quan Sơn: 88.905,56 ha, tỷ lệ che phủ 95,95%; (3) Thạch Thành: 25.154,76 ha, tỷ lệ che phủ 44,98%; (4) Ngọc Lặc: 19.003,86 ha, tỷ lệ che phủ 38,71%; (5) Hoằng Hóa: 1.267,53 ha, tỷ lệ che phủ 6,22%; (6) Đông Sơn: 177,99 ha, tỷ lệ che phủ 2,15%. Kết quả bài báo mở ra tiềm năng ứng dụng GIS trong việc xác định vị trí cần có rừng theo không gian và chất lượng rừng tương ứng để đáp ứng khả năng phòng hộ tại Việt Nam.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
7

Trang, Phạm Thành, Phùng Thị Tuyến, Tạ Thị Nữ Hoàng, and Phan Văn Dũng. "Vùng phân bố thích hợp tiềm năng của loài Hoàng đàn hữu liên (Cupressus tonkinensis Silba) – loài đặc hữu và cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam." Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp 12, no. 5 (2023): 116–25. http://dx.doi.org/10.55250/jo.vnuf.12.5.2023.116-125.

Full text
Abstract:
Hoàng đàn hữu liên (Cupressus tonkinensis Silba) là loài đặc hữu và có nguy cơ tuyệt chủng cao ở Việt Nam. Số lượng cá thể và môi trường sống của loài này đang bị suy giảm nghiêm trọng do các tác động của con người và cháy rừng. Nghiên cứu này sử dụng 14 điểm phân bố ngoài tự nhiên, 15 nhân tố môi trường và mô hình Maxent để dự đoán vùng phân bố thích hợp tiềm năng của loài Hoàng đàn hữu liên và xác định các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phân bố của loài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị trung bình của AUC là 0,997, điều này chứng minh rằng độ chính xác của mô hình dự đoán là rất cao. Trong số các nhân tố môi trường, đóng góp của các nhân tố đẳng nhiệt (bio_03), lượng mưa trung bình năm (bio_12), khoảng cách đến vùng đá vôi (karst), độ cao (elevation) và biên độ nhiệt hàng năm (bio_07) vào mô hình là cao nhất. Diện tích vùng phân bố thích hợp tiềm năng của loài khoảng 2050 km2 tập trung chủ yếu ở phía Nam tỉnh Lạng Sơn, vùng giáp ranh giữa tỉnh Lạng Sơn và Trung Quốc ở phía Đông Bắc, vùng giáp ranh giữa tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang ở phía Đông Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những bằng chứng khoa học cho công tác quản lý và bảo tồn loài đặc hữu và có nguy cơ bị tuyệt chủng này.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
8

Le Meur, Clémence, Mélissa Cadet, Nguyen Van Doan, Dinh Ngoc Trien, Christophe Cloquet, Philippe Dillmann, Alain Thote, and T. O. Pryce. "Typo-technological, elemental and lead isotopic characterization and interpretation of Đông Sơn miniature drums." Journal of Archaeological Science: Reports 38 (August 2021): 103017. http://dx.doi.org/10.1016/j.jasrep.2021.103017.

Full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
9

Nguyễn Tiến, Thành. "CÁC DẠNG ĐIỆU THỨC TRONG ÂM NHẠC CHÈO CHẢI XỨ THANH." Tạp chí Khoa học, no. 02 (17) T5 (May 31, 2023): 36. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/137.

Full text
Abstract:
Chèo Chải là tên gọi của một loại hình diễn xướng dân gian xứ Thanh, có nguồn gốc xuất xứ từ tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng làng. Hệ thống chèo Chải xứ Thanh đa dạng, phong phú, tuy nhiên bài viết chỉ giới thiệu khát quát về hệ thống chèo Chải vùng Đông Sơn và Vĩnh Lộc ở Thanh Hóa, từ đó tổng hợp một số các dạng thang âm, điệu thức được sử dụng thường xuyên trong hệ thống bài bản, làn điệu có trong chèo Chải.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
10

Duy, Đỗ Anh, Trần Văn Hướng, Bùi Minh Tuấn, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Mai, and Đặng Diễm Hồng. "Đa dạng loài rong biển ven đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi." Hue University Journal of Science: Natural Science 128, no. 1A (April 11, 2019): 51–72. http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jns.v128i1a.5114.

Full text
Abstract:
Lý Sơn là huyện đảo tiền tiêu nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí chiến lược quan trọng (là điểm A10 để vạch đường cơ sở), có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với an ninh quốc phòng. Tài nguyên sinh vật vùng biển ven đảo Lý Sơn tương đối phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng nguồn lợi rong biển ven đảo huyện Lý Sơn trong hai năm 2017-2018 đã xác định được 143 loài rong biển thuộc 36 họ, 18 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có số loài được xác định nhiều nhất với 67 loài; tiếp đến là ngành rong Nâu (Ochrophyta) 39 loài; ngành rong Lục (Chlorophyta) 36 loài; thấp nhất là ngành rong Lam (Cyanobacteria) 1 loài. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận được 60 loài rong biển kinh tế; 3 loài rong biển nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Sinh lượng rong biển trung bình đạt 3.312±436 g/m2. Một số nhóm loài rong biển kinh tế có sinh lượng lớn như rong mơ (Sargassum), rong câu (Gracilaria, Hydropuntia), rong guột (Caulerpa), rong đá cong (Gelidiella) có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân trên đảo.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
11

Nguyen Van Su, Mai Hoang Dam, and Nguyen Thi Thu Cuc. "Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn." Petrovietnam Journal 11 (December 7, 2020): 17–25. http://dx.doi.org/10.47800/pvj.2020.11-02.

Full text
Abstract:
Bài báo trình bày đặc điểm phức hệ hóa thạch khuê tảo (diatom, hay còn gọi là tảo silic) trong 25 mẫu trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn. Đặc trưng phức hệ hóa thạch khuê tảo phản ánh các mẫu trầm tích được thành tạo trong môi trường biển nông và ở vùng khí hậu nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu đã phân chia phức hệ hóa thạch khuê tảo thành 3 vùng khác nhau do sự khác biệt về tổng lượng hóa thạch và thành phần loài. Kết quả thể hiện sự phù hợp của phức hệ hóa thạch với điều kiện sinh thái của các trầm tích ở khu vực nghiên cứu.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
12

Châu, Mai Hải, and Dương Thị Việt Hà. "ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN N-P-K ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG NGÔ NẾP BÁC ÁI (Zea mays L.)." Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, no. 7 (2022): 11–17. http://dx.doi.org/10.55250/jo.vnuf.2022.7.011-017.

Full text
Abstract:
Giống ngô nếp bản địa huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận là giống có nhiều đặc tính nông học tốt như chống đổ, chịu hạn tốt, ít nhiễm sâu bệnh, màu sắc và dạng hạt đẹp, khả năng thích ứng rộng. Để khai thác tiềm năng, năng suất của giống ngô này, nghiên cứu nhằm xác định được liều lượng bón N-P-K thích hợp trồng trong vụ Đông Xuân tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã được thực hiện. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tăng liều lượng bón phân N-P-K cây ngô sinh trưởng tốt hơn, năng suất thân lá, năng suất bắp, hiệu quả kinh tế và tỷ suất lợi nhuận tăng lên và đạt cao nhất ở mức bón 160 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha. Nếu tiếp tục tăng lượng phân bón N-P-K lên thì các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế giảm. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở xây dựng quy trình canh tác giống ngô nếp bản địa cho huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
13

Hùng, Nguyễn Văn, Đỗ Thế Hiểu, and Trần Ngọc Hải. "NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP LOÀI GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev.)." Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, no. 5 (2021): 10–20. http://dx.doi.org/10.55250/2021.5.10-20.

Full text
Abstract:
Bài báo này trình bày tóm tắt những kết quả về chọn cây trội và thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp ghép loài cây Giổi ăn hạt. Nghiên cứu đã tuyển chọn được 30 cây trội Giổi ăn hạt tại hai huyện Lạc Sơn và Kim Bôi tỉnh Hòa Bình làm nguồn cung cấp vật liệu cành ghép phục vụ nhân giống; đã thử nghiệm hai phương pháp ghép là ghép áp cạnh và ghép nêm; thử nghiệm hai loại cành để ghép là cành non và cành bánh tẻ; thử nghiệm loại gốc ghép ở hai độ tuổi là 12 tháng và 18 tháng tuổi; thử nghiệm các thời vụ ghép là vụ Đông, vụ Xuân, vụ Hè và vụ Thu. Mỗi công thức thí nghiệm gồm 50 cây, các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ và được lặp lại 3 lần. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá gồm: Tỷ lệ sống (được thu thập ở các thời điểm sau khi ghép 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày, và 120 ngày); sinh trưởng chiều cao chồi ghép (thu thập tại thời điểm sau ghép 30 ngày và 120 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng phương pháp ghép nêm, loại cành ghép là cành bánh tẻ, loại gốc ghép 12 tháng tuổi và ghép vào vụ Đông và vụ Xuân cho tỷ lệ cây sống sau ghép 120 ngày (cành ghép đã ổn định) cao nhất với tỷ lệ hom sống đạt 60,7 – 74,7%, chiều cao chồi ghép đạt 28,27 – 31,6 cm.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
14

Huỳnh, Công Khánh, Trí Dũng Dương, Sỹ Nam Trần, Công Thuận Nguyễn, Hữu Chiếm Nguyễn, and Văn Công Nguyễn. "Đa dạng thực vật nổi trong và ngoài đê bao khép kín xã vọng đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang." Can Tho University Journal of Science 57, Environment and Climate change (November 19, 2021): 170–83. http://dx.doi.org/10.22144/ctu.jsi.2021.040.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng của thực vật nổi trong và ngoài đê bao khép kín xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Mẫu thực vật nổi được thu 02 đợt trong năm 2019 vào thời điểm mùa khô (tháng 04) và mùa mưa (tháng 10) với tổng cộng 30 vị trí/đợt. Kết quả nghiên cứu đã xác định được số loài trong đê (42 loài) thấp hơn ngoài đê (74 loài) ở mùa khô, nhưng vào mùa mưa thì số loài trong đê (113 loài) cao hơn ngoài đê (101 loài). Trong đê thì ngành tảo khuê và tảo mắt chiếm ưu thế và ngoài đê thì tảo lục và tảo mắt chiếm ưu thế. Mật độ thực vật nổi trong đê thấp hơn ngoài đê, mật độ ghi nhận được trong đê mùa khô 4.980 ct/L và ngoài đê 13.943 ct/L; và mùa mưa mật độ là 11.540 ct/L và 13.550 ct/L. Chỉ số Shannon-Weiner (H') trong đê dao động từ 1,22-3,55 và ngoài đê dao động từ 1,27-3,58. Chất lượng nước tại các vị trí thu mẫu được đánh giá từ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm nặng. Nhìn chung, việc bao đê ở vùng nghiên cứu đã làm giảm số loài và số lượng thực vật nổi về lâu dài sẽ làm mất đi một lượng phân hữu cơ cho đất.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
15

Thủy, Nguyễn Thị, Duy Đạt Lê, and Hữu Tuyên Trần. "ĐẶC ĐIỂM VỎ PHONG HOÁ TRÊN ĐÁ GRANODIORIT PHỨC HỆ BẾN GIẰNG – QUẾ SƠN KHU VỰC NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ." Hue University Journal of Science: Earth Science and Environment 131, no. 4A (December 31, 2022): 63–76. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijese.v131i4a.6633.

Full text
Abstract:
Bài báo giới thiệu đặc điểm cơ bản của vỏ phong hoá phát triển trên đá granodiorit phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn ở khu vực Nam Đông, Thừa Thiên Huế, bao gồm tính phân đới, thành phần hoá học – khoáng vật, thành phần hạt và tính chất cơ lý. Kết quả cho thấy các đá granodiorit ở khu vực bị phong hoá mạnh, tạo tầng phong hoá dày 8–10 m và phân đới tương đối rõ. Vỏ phong hoá thuộc kiểu SiAlFe với hàm lượng nhôm cao (24,5%), kiềm rất thấp (0,1% CaO va 0,1% Na2O) và chỉ số phong hoá hoá học cao (CIA: 91,9). Sản phẩm phong hoá ở các đới chủ yếu là đất sét và đất sét pha, hàm lượng nhóm hạt sét – bụi trong đới phong hoá hoàn toàn là 65,7–87,8% và giảm dần theo chiều sâu. Khoáng vật sét chủ yếu gồm kaolinit, illit và allophan/imogolit. Thành phần hạt và các tính chất cơ lý của đất (độ ẩm, khối lượng thể tích tự nhiên, độ rỗng và độ bão hoà) có xu hướng tăng dần khi xuống sâu. Ngoài ra, vào mùa mưa, các giá trị này đều gia tăng, đặc biệt khi có mưa lớn và kéo dài, khiến cho đất mất cân bằng và thường xuyên gây trượt lở trên mái dốc dọc các tuyến giao thông của địa bàn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
16

Hiệp, Trịnh Hoàng. "KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH CỔ LOA (2007 - 2014): TƯ LIỆU VÀ THẢO LUẬN." Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt 9, no. 3 (September 29, 2019): 98. http://dx.doi.org/10.37569/dalatuniversity.9.3.560(2019).

Full text
Abstract:
Kết quả khai quật tại thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) năm 2007 - 2014 cung cấp nhiều tư liệu mới liên quan đến các giai đoạn xây dựng, kỹ thuật và các kiến trúc phụ trợ khác. Theo kết quả nghiên cứu, thành cổ Cổ Loa do vua An Dương Vương xây dựng đã kế thừa ngôi thành trước đó - thành/thành lũy của một ngôi làng phòng thủ tương tự như một hệ thống xã hội như tù trưởng ở giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn. Tòa thành do An Dương Vương xây dựng lớn hơn nhiều lần so với tòa thành có từ trước, do đó khối lượng công việc phải làm tương đương với một hệ thống xã hội với thực thể chính trị tập trung hoạt động như một nhà nước. Nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng, quy mô và kiến trúc của tòa thành thể hiện phong cách Việt Nam, rất khác biệt so với phong cách của nhà Hán. Sau thời kỳ vua An Dương Vương, thành Cổ Loa đã được tu sửa nhiều lần ở Thành Trung và Thành Ngoại, mà một trong những lần đó thuộc nhà Lê. Bài viết này giới thiệu tư liệu nghiên cứu thành Cổ Loa trong giai đoạn 2007 - 2014. Thông qua tư liệu sẽ trình bày một số nhận thức, thảo luận về kỹ thuật và các giai đoạn xây/đắp thành lũy; Đặc trưng và niên đại; Đặc biệt là lịch sử thành có mối quan hệ như thế nào với quá trình dựng nước thời An Dương Vương.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
17

Quốc, Vũ Vi, Nguyễn Thị Thi Thơ, Ngô Huy Tú, Ngũ Duy Nghĩa, Trần Ngọc Thanh, Phạm Thị Cẩm Hà, Nguyên Tiến Dũng, et al. "Chi phí điều trị trực tiếp liên quan đến y tế của bệnh nhân viêm não vi rút tại cơ sở y tế 3 tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Điện Biên và Lào Cai, 2017-2019." Tạp chí Y học Dự phòng 30, no. 6 (April 27, 2021): 42–52. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2020/176.

Full text
Abstract:
Viêm não cấp do vi rút gần đây có xu hướng dịch chuyển từ các tỉnh Đông Bắc sang Tây Bắc, trong đó, 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lào Cai có số mắc cao nhất. Áp dụng phương pháp tính chi phí dịch vụ điều trị tại cơ sở y tế, nghiên cứu nhằm xác định chi phí trực tiếp cho y tế và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân viêm não vi rút cấp điều trị tại cơ sở y tế 3 tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Điện Biên và Lào Cai, 2017-2019. Nghiên cứu thực hiện trên quan điểm của người cung cấp dịch vụ, toàn bộ chi phí trực tiếp cho điều trị được đưa vào phân tích. Kết quả điều tra trên 456 bệnh nhân cho thấy chi phí điều trị trực tiếp cho y tế trung bình của mỗi bệnh nhân mắc viêm não vi rút là 8.010.875 đồng. Trong đó bệnh nhân phải chi trả 414.299 đồng, tương đương 5,2% tổng chi phí, phần còn lại do nhà nước chi trả qua bảo hiểm y tế. Chi phí ở trung vị là 5.844.793 đồng. Hai hạng mục y tế chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí của bệnh nhân gồm chi phí thuốc, máu, dịch truyền (3.358.140 đồng, chiếm 41,9%) và chi phí giường bệnh (2.349.215 đồng, chiếm 29,3%). Chi phí điều trị trực tiếp viêm não vi rút có mối liên quan với nhóm tuổi và số ngày điều trị của bệnh nhân.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
18

Trần, Bình. "Xà na, tư liệu quý về văn hóa một số tộc người ở Lào và người Xinh Mun Nghẹt ở Việt Nam." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 4, no. 8 (April 7, 2021): 11–14. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2018/253.

Full text
Abstract:
Xinh Mun và Phoọng là một trong số các tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me, cư trú ở Việt Nam và Lào. Họ cư trú tập trung ở khu vực biên giới phía bắc Việt - Lào. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, họ là cư dân cổ nhất ở vùng Bắc Đông Dương. Gần đây, nhiều dữ liệu cho phép nêu giả thuyết, Xinh Mun (Puộc) là cư dân nguyên xưa ở Lào, mãi sau này mới di cư sang các xã biên giới Tây Bắc. Các dữ liệu về xà na trong khuôn viên chùa Hòa Bình (Vạt Sẳn ti phạp) ở Phonxavan; Ngã ba Xana Pu Khun (mường Ka Si, Xiêng Khoảng); Xà na trong lễ hội thi trống của người Poọng (Phoọng) ở Mường Khăm; Xà nà trong tang ma của người Xinh Mun ở Yên Châu (Sơn La)... Cho phép bước đầu khẳng định, văn hóa Xing Mun, nhất là nhóm Puộc Nghẹt, mang nhiều yếu tố văn hóa ở bắc Lào, nhất là văn hóa Phật Giáo...
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
19

Ngô, Anh Tú, and Lê Hoài Mơ Võ. "Xác định vùng rủi ro về người do ngập lụt trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định dựa trên công nghệ GIS." Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, no. 57 (September 25, 2023): 16–22. http://dx.doi.org/10.54491/jgac.2023.57.693.

Full text
Abstract:
Bài báo nhằm giới thiệu ứng dụng kỹ thuật GIS tích hợp các hàm toán học để ước tính thiệt hại về con người trước mối nguy cơ do lũ lụt gây ra trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, từ đó giúp chính quyền đề xuất các biện pháp ưu tiên cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai lũ lụt xảy ra. Kết quả tính toán của bài báo này theo kịch bản trận lũ lịch sử năm 2013 với tần suất lũ P=2% cho thấy trên địa bàn nghiên cứu, chỉ số rủi ro ngập lụt rất cao tập trung ở các xã nằm ở phía Đông Nam của huyện như xã Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thuận nơi có địa hình thấp và giáp với khu vực đầm Thị Nại. Ngược lại, vùng có rủi ro thấp thuộc xã Phước thành, Phước Hưng và Phước Quang nằm ở phía Tây Bắc của huyện nơi có địa hình tương đối cao hơn. Độ chính xác của kết quả tính toán ước tính thiệt hại về con người do ngập lụt khoảng 70%.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
20

Hoàng, Thị Thúy Hà, Thị Thanh Tòng, and Thị Hồng Vũ. "Thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La năm 2019." Tạp chí Khoa học Điều dưỡng 6, no. 02 (April 17, 2023): 118–24. http://dx.doi.org/10.54436/jns.2023.02.587.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả thực trạng việc thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La năm 2019 và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích trên 200 bà mẹ có con từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi bị mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2019. Kết quả: Trong 179 bà mẹ có con bị ho, 62.6% chọn thuốc giảm ho tây y, 26.8% bà mẹ chọn thuốc giảm ho đông y, 25.7% bà mẹ cho uống kháng sinh; Trong 167 bà mẹ có con bị sốt, 79.6% bà mẹ cho uống thuốc hạ sốt, 79.0% bà mẹ cho con mặc thoáng và trườm ấm, 38.3% bà mẹ cho con uống thêm nước; Trong 100 bà mẹ có con bị chảy mũi, 66.3% bà mẹ hút mũi cho trẻ, 52.5% bà mẹ thấm, lau dịch mũi cho trẻ. Trong đợt bệnh của trẻ, tỷ lệ bà mẹ cho con ăn, uống nhiều hơn là 63.0% và 39.5%. Có 81.5% bà mẹ lau, tắm cho trẻ bằng nước ấm hàng ngày, 78.0% bà mẹ giữ ấm cho trẻ. Đánh giá chung, chỉ 43.5% bà mẹ xử trí đúng khi con bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trình độ văn hóa, nghề nghiệp, sự tiếp cận thông tin về bệnh có liên quan đến thực hành của các bà mẹ. Kết luận: Tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng còn thấp. Cần chú ý đến những yếu tố liên quan khi giáo dục chăm sóc trẻ bệnh cho bà mẹ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
21

Hoang Dam, Mai, Nguyen Thi Tham, and Nguyen Quang Tuan. "Nghiên cứu bào tử phấn hoa và tướng hữu cơ trong trầm tích Miocene dưới, rìa phía đông trũng trung tâm bể Nam Côn Sơn." Petrovietnam Journal 9 (September 30, 2021): 4–12. http://dx.doi.org/10.47800/pvj.2021.09-01.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu tướng hữu cơ trong phân tích bào tử phấn hoa là phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa sinh địa tầng, trầm tích học và địa hóa hữu cơ để xác định môi trường trầm tích và đánh giá khả năng sinh của đá mẹ. Nghiên cứu này được thực hiện trên các mẫu đá trong trầm tích Miocene dưới của giếng khoan CS1 và CS2 nằm ở rìa phía đông của trũng Trung tâm bể Nam Côn Sơn. Mục đích của việc nghiên cứu nhằm: (i) chính xác hóa môi trường lắng đọng trầm tích liên quan đến các điều kiện lý hóa của vật chất hữu cơ; (ii) đánh giá mức độ trưởng thành nhiệt của vật chất hữu cơ và (iii) đánh giá tiềm năng của đá mẹ. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 3 tướng hữu cơ (palynofacies) tương ứng với 4 tổ hợp môi trường thuộc trầm tích biển thềm; vật liệu hữu cơ trong đá được xác định từ chưa trưởng thành đến trưởng thành, trong đó mức độ trưởng thành nhiệt của giếng khoan CS2 cao hơn giếng khoan CS1; tiềm năng hydrocarbon của đá mẹ thiên về sinh dầu thuộc palynofacies 1 và thiên về khí thuộc palynofacies 2 và 3. Nghiên cứu tướng hữu cơ có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò, cung cấp dữ liệu cần thiết để đánh giá triển vọng sinh hydrocarbon của đá mẹ bên cạnh các thông tin có được từ phân tích cổ sinh và thạch học.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
22

Hương, Đinh Thị. "VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM VỚI SỰ THỂ HIỆN CON ĐƯỜNG TÌM KIẾM NHÂN TÀI KHÔNG QUA KHOA CỬ." TNU Journal of Science and Technology 226, no. 12 (September 28, 2021): 236–45. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.4992.

Full text
Abstract:
Văn học cổ điển Việt Nam có thể đem đến cho người đọc những tri thức về vấn đề nhận diện và tìm kiếm nhân tài trong dân gian. Nghiên cứu về vấn đề đó sẽ mang lại nhiều nhận định khoa học mới, có giá trị ứng dụng không chỉ trong nghiên cứu lịch sử văn hoá mà còn cả trong thực tiễn về con đường tìm kiếm và nuôi dưỡng nhân tài hiện nay. Thông qua việc phân tích và so sánh các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam với các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc, nghiên cứu này đã góp phần chỉ ra những giá trị của văn học trong việc thể hiện những cách để nhận diện, tìm kiếm, thu phục và nuôi dưỡng các kiểu nhân tài trong dân gian. Tìm nhân tài từ nơi núi xanh, từ vùng nước biếc, từ nơi chùa vắng, từ chốn điền viên, từ phẩm chất tính cách, từ hoàn cảnh khác thường; tìm nhân tài bằng lòng mến đức liên tài, bằng tình tri âm bằng hữu, bằng trách nhiệm với quốc gia dân tộc. Từ nghiên cứu này, ta cũng ít nhiều thấy được cảnh giang sơn tươi đẹp và văn chương gấm vóc của người xưa; từ đây cũng có thể mở ra những hướng tiếp cận mới đối với văn học Việt Nam nói riêng và văn học phương Đông nói chung.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
23

Hương, Đinh Thị. "VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM VỚI SỰ THỂ HIỆN CON ĐƯỜNG TÌM KIẾM NHÂN TÀI KHÔNG QUA KHOA CỬ." TNU Journal of Science and Technology 226, no. 12 (September 28, 2021): 236–45. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.4992.

Full text
Abstract:
Văn học cổ điển Việt Nam có thể đem đến cho người đọc những tri thức về vấn đề nhận diện và tìm kiếm nhân tài trong dân gian. Nghiên cứu về vấn đề đó sẽ mang lại nhiều nhận định khoa học mới, có giá trị ứng dụng không chỉ trong nghiên cứu lịch sử văn hoá mà còn cả trong thực tiễn về con đường tìm kiếm và nuôi dưỡng nhân tài hiện nay. Thông qua việc phân tích và so sánh các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam với các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc, nghiên cứu này đã góp phần chỉ ra những giá trị của văn học trong việc thể hiện những cách để nhận diện, tìm kiếm, thu phục và nuôi dưỡng các kiểu nhân tài trong dân gian. Tìm nhân tài từ nơi núi xanh, từ vùng nước biếc, từ nơi chùa vắng, từ chốn điền viên, từ phẩm chất tính cách, từ hoàn cảnh khác thường; tìm nhân tài bằng lòng mến đức liên tài, bằng tình tri âm bằng hữu, bằng trách nhiệm với quốc gia dân tộc. Từ nghiên cứu này, ta cũng ít nhiều thấy được cảnh giang sơn tươi đẹp và văn chương gấm vóc của người xưa; từ đây cũng có thể mở ra những hướng tiếp cận mới đối với văn học Việt Nam nói riêng và văn học phương Đông nói chung.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
24

Le, Thi Huong Giang, Danh Tuyên Lê, Văn Tước Bùi, Thị Huyền Trang Nguyễn, Minh Phúc Phạm, and Thị Nhung Bùi. "ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ TỪ 40-65 TUỔI TẠI HÀ NỘI NĂM 2016." Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 18, no. 3+4 (November 30, 2022): 79–87. http://dx.doi.org/10.56283/1859-0381/378.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm một số chỉ số nhân trắc và tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ từ 40-65 tuổi tại Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 673 phụ nữ tuổi từ 40-65 sinh sống tại phường Dương Nội, Phù La quận Hà Đông và xã Chúc Sơn, Phù Nghĩa huyện Chương Mỹ. Một số chỉ số nhân trắc được đánh giá gồm chiều cao, cân nặng, BMI, vòng eo, vòng mông. Tình trạng dinh dưỡng được phân loại theo chỉ số BMI và béo bụng khi vòng eo > 80 cm và béo trung tâm khi tỷ số vòng eo/vòng mông > 0,8.. Kết quả: BMI trung bình của đối tượng nghiên cứu là 24,1±3 kg/m2. Tỷ lệ thừa cân-béo phì của phụ nữ 40-65 tuổi tại địa điểm nghiên cứu là 36,41%. Tỷ lệ đối tượng béo bụng chiếm 78 %, béo trung tâm chiếm 98,1%. Tỷ lệ béo bụng là 55,9% ở nhóm BMI < 23 (kg/m2) và 92,8% ở nhóm BMI ≥ 23 (kg/m2). Kết luận: Tỷ lệ cao thừa cân-béo phì, béo trung tâm và béo bụng ở phụ nữ 40-65 tuổi tại địa điểm nghiên cứu và tương tự nhau giữa các nhóm tuổi và khu vực sinh sống. Tỷ lệ béo bụng và béo trung tâm cao lần lượt gấp 2 và 3 lần tỷ lệ thừa cân-béo phì.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
25

Trần, Văn Tuấn, and Xuân Sơn Nguyễn. "Phân tích hiện trạng sử dụng đất của các nhóm dân tộc thiểu số phục vụ phát triển bền vững tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La." Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, no. 3 (March 1, 2010): 55–59. http://dx.doi.org/10.54491/jgac.2010.3.402.

Full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
26

Lê Quang Hạnh Thư and Từ Minh Thành. "Tình hình nhiễm vi nấm trong một số dược liệu dạng quả sấy khô đang lưu hành ở Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh." Journal of Science and Technology 4, no. 3 (January 25, 2024): 8. http://dx.doi.org/10.55401/t491kz44.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ nhiễm nấm trong một số dược liệu dạng quảsấy khô. Tiến hành khảo sát 58 mẫu của 8 loại dược liệu dạng quả phổ biến gồm câu kỉtử, hắc kỉ tử, ngũ vị tử, đại táo, táo mèo, nhàu, long nhãn và sơn thù thu gom từ khuvực chợ thuốc đông y ở Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. Các chi nấm phổ biến trong cácmẫu khảo sát bao gồm Aspergillus, Penicillium, Mucor/Rhizopus và một số chi nấm sợimàu. Kết quả có 19 mẫu dược liệu vượt quá giới hạn về độ ẩm cho phép chiếu theo cácchuyên luận riêng về dược liệu của Dược điển Việt Nam V; 21 mẫu dược liệu có độnhiễm nấm vượt quá 500 CFU/g gồm hắc kỉ tử, ngũ vị tử, nhàu và đặc biệt là longnhãn. 6/8 mẫu long nhãn có độ nhiễm cao, đáng chú ý là mẫu long nhãn cơ sở C và Ecó độ nhiễm vượt quá 104 CFU/g - tương ứng là (34 x 104 và 12,3 x 103 ) CFU/g. Mộtsố mẫu ở cơ sở A, B và I có độ ẩm cao nhưng độ nhiễm nấm dưới 10 CFU/g và có mộtsố dấu hiệu bất thường về cảm quan gợi ý tình trạng sử dụng thuốc nhuộm, chất bảoquản, pH sản phẩm thay đổi,... Hơn 60 % mẫu khảo sát có nhiễm nấm men, gặp nhiềuở ngũ vị tử, câu kỉ tử, nhàu, long nhãn,... nhưng không tiến hành định danh. Trong 35mẫu nhiễm nấm mốc có 25 mẫu nhiễm cả nấm men. Sự hiện diện của Trichoderma vàvi nấm sợi màu trong dược liệu gợi ý tình trạng phơi sấy hoặc để dược liệu trên nền đấtvì đây là các vi nấm phổ biến trong đất.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
27

Thư, Lê Quang Hạnh, and Từ Minh Thành. "Tình hình nhiễm vi nấm trong một số dược liệu dạng quả sấy khô đang lưu hành ở Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh." Journal of Science and Technology 4, no. 3 (January 19, 2022): 8. http://dx.doi.org/10.55401/jst.v4i3.276.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ nhiễm nấm trong một số dược liệu dạng quảsấy khô. Tiến hành khảo sát 58 mẫu của 8 loại dược liệu dạng quả phổ biến gồm câu kỉtử, hắc kỉ tử, ngũ vị tử, đại táo, táo mèo, nhàu, long nhãn và sơn thù thu gom từ khuvực chợ thuốc đông y ở Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. Các chi nấm phổ biến trong cácmẫu khảo sát bao gồm Aspergillus, Penicillium, Mucor/Rhizopus và một số chi nấm sợimàu. Kết quả có 19 mẫu dược liệu vượt quá giới hạn về độ ẩm cho phép chiếu theo cácchuyên luận riêng về dược liệu của Dược điển Việt Nam V; 21 mẫu dược liệu có độnhiễm nấm vượt quá 500 CFU/g gồm hắc kỉ tử, ngũ vị tử, nhàu và đặc biệt là longnhãn. 6/8 mẫu long nhãn có độ nhiễm cao, đáng chú ý là mẫu long nhãn cơ sở C và Ecó độ nhiễm vượt quá 104 CFU/g - tương ứng là (34 x 104 và 12,3 x 103 ) CFU/g. Mộtsố mẫu ở cơ sở A, B và I có độ ẩm cao nhưng độ nhiễm nấm dưới 10 CFU/g và có mộtsố dấu hiệu bất thường về cảm quan gợi ý tình trạng sử dụng thuốc nhuộm, chất bảoquản, pH sản phẩm thay đổi,... Hơn 60 % mẫu khảo sát có nhiễm nấm men, gặp nhiềuở ngũ vị tử, câu kỉ tử, nhàu, long nhãn,... nhưng không tiến hành định danh. Trong 35mẫu nhiễm nấm mốc có 25 mẫu nhiễm cả nấm men. Sự hiện diện của Trichoderma vàvi nấm sợi màu trong dược liệu gợi ý tình trạng phơi sấy hoặc để dược liệu trên nền đấtvì đây là các vi nấm phổ biến trong đất.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
28

Thắng, Nguyễn Thị, Phạm Văn Hiến, Nguyễn Hoàng Giang, Nguyễn Thế Vinh, Ong Thế Duệ, and Trần Thị Mai Oanh. "Sự thay đổi trong cung ứng dịch vụ và thuốc tại các trạm y tế xã thực hiện can thiệp thí điểm Gói dịch vụ y tế cơ bản." Tạp chí Chính sách y tế, no. 30 (September 29, 2021): 21–30. http://dx.doi.org/10.53428/tccsyt.i30.3.

Full text
Abstract:
Với mục đích xác định các điều kiện cần thiết tạo thuận lợi cho việc triển khai Gói dịch vụ y tế cơ bản (DVYTCB) tại các địa phương, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế triển khai đề tài can thiệp thí điểm Gói DVYTCB do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả tại 99 trạm y tế xã (TYT) của 4 huyện: Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội) và Văn Yên, Trấn Yên (Yên Bái) trong thời gian 1 năm (từ 12/2017-12/2018). Hoạt động can thiệp của đề tài tập trung vào 2 nội dung chính: Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế trong chẩn đoán, điều trị và tư vấn đối với bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn hô hấp cấp; (ii) Hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp với địa phương để tháo gỡ các vướng mắc trong cung ứng thuốc tại TYT xã cũng như đảm bảo tính sẵn có của thuốc theo danh mục qui định của Thông tư 39/2017/TT-BYT. Kết quả sau 1 năm triển khai thí điểm cho thấy sự cải thiện về số lượng dịch vụ y tế (DVYT) được cung ứng đối với một số bệnh thông thường tại TYT xã. Trung bình số lượt khám của bệnh nhân tăng huyết áp/TYT xã tăng lên 200 lượt so với thời điểm trước can thiệp (riêng Sóc Sơn tăng lên 446 lượt/TYT). Tỷ lệ trung bình DVKT triển khai được (theo quy định tại Thông tư 39/2017/ TT-BYT) tăng lên 78,9% (sau can thiệp) so với 74,4% (trước can thiệp). Tỷ lệ trung bình các TYT xã thực hiện được xét nghiệm đường huyết mao mạch tăng lên đáng kể với tỷ lệ 71% sau can thiệp so với 56,6% trước can thiệp. Sau can thiệp, số lượng thuốc sẵn có tại TYT theo quy định của Thông tư 39/2017/TT-BYT tăng lên ở cả 4 huyện, tuy nhiên mới chỉ đạt 51%. Tính sẵn có của thuốc HA được cải thiện nhiều nhất ở cả 4 huyện, riêng Trấn Yên và Văn Yên có số loại thuốc HA trung bình lần lượt là 2,4 loại và 1,8 loại (trước can thiệp) đã tăng lên 4,5 loại và 3 loại (sau can thiệp). Một số nguyên nhân tác động tới việc cung ứng DVKT và thuốc theo danh mục Thông tư 39/2017/TT-BYT tại TYT xã đó là (i) nhân lực (TYT xã không có bác sỹ, nhân lực chưa được đào tạo hoặc chưa được cấp chứng chỉ); (ii) khó khăn về trang thiết bị y tế, quy trình đấu thầu thuốc và quy định thanh toán BHYT; (iii) không có bệnh nhân và (iv) tác động bởi các chính sách khác như chính sách thông tuyến, chính sách tự chủ bệnh viện, chính sách đấu thầu thuốc nên hiệu quả triển khai bị hạn chế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
29

Dung, Lâm Thị Mỹ. "ĐỒNG NAI THỜI SƠ SỬ: NƠI GẶP GỠ CỦA NHIỀU LUỒNG VĂN HÓA." Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt 10, no. 1 (March 20, 2020): 52. http://dx.doi.org/10.37569/dalatuniversity.10.1.638(2020).

Full text
Abstract:
Nói đến khảo cổ học sơ sử ở miền Nam Việt Nam có lẽ không quá khi nhận định rằng vùng đất Đông Nam Bộ là địa bàn khởi đầu và xuất phát cho sự hội tụ và lan tỏa các luồng văn hóa. Các dấu vết hoạt động của người cổ nơi đây trải dài suốt từ thời đại Đồ đá - Kim khí - Lịch sử và phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau. Yếu tố “Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa” của vùng đất Đông Nam Bộ từ lâu đã được nhiều người nghiên cứu để lý giải cho mật độ tập trung và tính chất đa dạng của các di tích khảo cổ học ở đây. Nghiên cứu này đặt vùng đất Đông Nam Bộ - Đồng Nai trong nền cảnh khu vực thời sơ sử (thế kỷ V TCN đến thế kỷ I-II SCN) nhằm tập trung vào một số vấn đề: Bối cảnh thời sơ sử Việt Nam và Đông Nam Á lục địa; Các cộng đồng cư dân thời Sơ sử trên đất Đồng Nai; và Giá trị của di sản khảo cổ thời Sơ sử và phát triển bền vững ở Đồng Nai.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
30

Hoàng, Minh Hải, Sỹ Hải Lương, Anh Quân Ngô, Quán Phòng Nguyễn, and Ngọc Thế Hùng Trần. "Ứng dụng quy trình làm tăng độ tin cậy, chính xác trong minh giải tài liệu địa chấn 3 chiều để lập bản đồ cấu trúc và dự đoán phân bố thạch học cho tập vỉa turbidite Miocene trên, mỏ Mộc Tinh, Lô 05-3, bể Nam Côn Sơn." Petrovietnam Journal, no. 1 (April 23, 2024): 23–33. http://dx.doi.org/10.47800/pvsi.2024.01-03.

Full text
Abstract:
Vỉa turbidite Miocene trên, UMB15-20, là vỉa chứa khí - condensate chính, có đặc tính rỗng - thấm rất tốt ở mỏ Mộc Tinh. Tài liệu địa chấn phản xạ và kết quả tính toán mô hình vật lý cho thấy đỉnh và đáy tập vỉa cát này đã phản xạ sóng địa chấn mang thuộc tính AVO loại III hoặc IIp không thống nhất ở tất cả 8 giếng khoan. Thuộc tính đó đã gây ra một số khó khăn trong quá trình xác định các phản xạ địa chấn tương ứng để lập bản đồ cấu trúc địa chất đỉnh/đáy của tập vỉa và dự đoán phân bố thạch học bằng các phương pháp minh giải địa chấn thông thường. Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông đã áp dụng quy trình minh giải - phân tích bằng việc tích hợp đặc tính cơ lý đất đá (petrophysics), mô hình AVO, nghịch đảo địa chấn trước cộng và thẩm định lại với kết quả nghiên cứu địa vật lý giếng khoan - địa chấn để đánh giá độ chính xác, tin cậy của các khối thuộc tính địa chấn, các giá trị ngưỡng tương ứng với loại vỉa chứa/không phải vỉa chứa, từ đó lập bản đồ và dự đoán phân bố tập vỉa cát chứa trên mỏ. Kết quả của ứng dụng trên đã thành lập được bộ sản phẩm gồm các bản đồ đỉnh/đáy tập vỉa và ranh giới phân bố tập vỉa UMB15-20 đạt độ tin cậy cao nhất. Bộ bản đồ này đã được sử dụng cho công tác tính toán tài nguyên dầu khí tại chỗ, lập mô hình tĩnh/động để hỗ trợ công tác vận hành và quản lý khai thác mỏ. Ngoài ra, các tài liệu này còn được sử dụng phục vụ cho công tác tối ưu hóa vị trí giếng khoan đan dày và khoan thăm dò sắp tới của Bien Dong POC.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
31

VAN, Thi Yen, Hoang Loc NGUYEN, Thi Hong Mai NGUYEN, and Doris KRABEL. "Adaptation of leaf morphology of the Eurycoma longifolia Jack to different site conditions in the province of Thua Thien Hue, Central Vietnam." Journal of Vietnamese Environment 12, no. 2 (November 12, 2020): 132–41. http://dx.doi.org/10.13141/jve.vol12.no2.pp132-141.

Full text
Abstract:
Leaf area and stomata are important parameters in studies of taxonomic classification since both parameters might reflect the plant adaptation mechanisms to different environmental conditions. This study analyzed Eurycoma longifolia Jack leaf traits in different ecological regions (moisture zone: A Luoi, Bach Ma, Nam Dong; dry zone: Phong Dien) and leaves of seedlings in the nursery. The study used scanners and Images to measure leaf area; imagej and the AxioVision SE64 softwares were used to evaluate stomatal density by separating the lower cuticle through a clear nail polish impression. Our results showed that the leaf area of mature trees from the dry zone is smaller (355.7 and 484.1 cm2/leaf), however, the stomata density is higher than that of the humid area (284.4 and 137.9 stomata/mm2). Under the same nursery conditions, the seedlings' leaf area was similar while seedlings' stomatal density, originated from the dry zone, was lower. Results indicate that the stomatal density changes as an adaptation to changing habitat conditions. This study gives indicates that E. longifolia is a tree species with high adaptability given the leaf morphology changes under a changing climate. Therefore, this tree species should be a priority for planting in order to increase biodiversity in different ecological regions. Đặc điểm diện tích lá và mật độ khí khổng là những thông số quan trọng trong các nghiên cứu phân loại học nhằm phản ánh cơ chế thích nghi của thực vật với điều kiện sống. Vì thế nghiên cứu này đã tiến hành phân tích các đặc điểm của lá cây Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) từ các vùng khác nhau (A Lưới, Bạch Mã, Nam Đông: vùng ẩm và Phong Điền: vùng khô) và lá cây con của chúng ở vườn ươm. Nghiên cứu đã sử dụng máy quét và ImageJ để đo diện tích lá và phần mềm AxioVision SE64 và ImageJ để đánh giá mật độ khí khổng thông qua tách lớp biểu bì phía dưới lá qua lớp sơn mỏng Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích lá của cây trưởng thành từ vùng khô nhỏ hơn (355.7 and 484.1 cm2/leaf) nhưng mật độ khí khổng lại lớn hơn so với vùng ẩm (284.4 and 137.9 stomata/mm2). Tuy nhiên, cùng điều kiện sống ở vườn ươm, diện tích lá của cây con tương tự nhau trong khi mật độ khí khổng của cây con có nguồn gốc từ vùng khô lại thấp hơn. Kết quả này chỉ ra rằng sự thay đổi của mật độ khí khổng như là một sự thích nghi với thay đổi của điều kiện môi trường sống. Từ đó nghiên cứu này cho thấy cây Bách bệnh là một loài cây gỗ với khả năng thích nghi cao nhờ sự thay đổi về đặc điểm hình thái lá khi thay đổi khí hậu cho nên loài cây này nên được ưu tiên trong việc gây trồng nhằm tăng cường tính đa dạng cho các vùng sinh thái khác nhau.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
32

Minh, Lê, Dương Thị Hồng Duyên, Đỗ Quốc Tuấn, and Đỗ Thị Lan Phương. "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ RUỘT Ở GÀ THẢ VƯỜN NUÔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN." TNU Journal of Science and Technology 226, no. 14 (October 26, 2021): 161–68. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.4070.

Full text
Abstract:
Đã định danh được 3 loài sán lá ruột ký sinh ở gà nuôi thả vườn tại 3 huyện của tỉnh Thái Nguyên, gồm: Hypoderaeum conoideum, Echinostoma revolutum và Notocotylus intestinalis. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở 3 huyện của tỉnh Thái Nguyên là 16,33% với cường độ từ nhẹ đến rất nặng, trong đó chủ yếu nhiễm ở cường độ nhẹ và trung bình. Huyện Phú Bình có tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột cao nhất (18,94%), tiếp đến là huyện Đồng Hỷ (15,38%) và thấp nhất là huyện Phú Lương (14,41%). Gà giai đoạn trên 6 tháng tuổi nhiễm cao nhất (21,55%), giảm xuống 16,89% ở giai đoạn > 3 - 6 tháng tuổi và thấp nhất ở giai đoạn ≤ 3 tháng tuổi (9,86%). Gà nuôi ở vụ Xuân - Hè nhiễm sán lá ruột cao hơn vụ Thu - Đông (20,10% so với 11,92%). Thời gian trứng phát triển thành Miracidium trong môi trường nước ở vụ Xuân - Hè cao hơn vụ Thu - Đông.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
33

Huong, Tran Van, Văn Hiếu Nguyễn, Do Anh Duy, Quyết Thành Vũ, and Khắc Bát Nguyễn. "Bước đầu nghiên cứu thành phần loài và phân bố cá rạn san hô vùng biển ven quần đảo Hải Tặc, tỉnh Kiên Giang." Can Tho University Journal of Science 57, no. 4 (August 26, 2021): 93–101. http://dx.doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.117.

Full text
Abstract:
Kết quả nghiên cứu quần xã cá rạn san hô bằng phương pháp dây mặt cắt, sử dụng thiết bị lặn (scuba) tại quần đảo hải tặc thuộc thành phố hà tiên trong hai năm 2018 - 2019 đã xác định được 57 loài cá rạn san hô thuộc 36 giống, 24 họ, 6 bộ, 1 lớp. Hai loài được ghi nhận thuộc danh mục sách đỏ việt nam năm 2007. Thành phần loài cá ghi nhận được ở mùa gió đông bắc cao hơn mùa gió tây nam là 8 loài. Hệ sinh thái rạn san hô có số lượng loài chiếm ưu thế hơn hệ sinh thái cỏ biển. Chỉ số đa dạng thuộc mức tốt (h' = 2,25). Mật độ trung bình đạt 608,3±443,0 cá thể/ 500 m2, mật độ tại mùa gió tây nam thấp hơn mùa gió đông bắc. Nhóm cá có kích cỡ < 10 cm chiếm trên 80% số lượng cá thể bắt gặp. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cho dữ liệu đa dạng nguồn lợi nhóm cá rạn san hô vùng biển ven đảo tây nam bộ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
34

Trang, Nguyễn Thu, La Văn Công, Đặng Thị Mai Lan, Nguyễn Thị Minh Thuận, and Dương Thuỳ Trang. "XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, THÀNH PHẦN LOÀI SÁN DÂY KÝ SINH Ở CHÓ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN." TNU Journal of Science and Technology 228, no. 09 (May 4, 2023): 23–28. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7521.

Full text
Abstract:
Mổ khám phi toàn diện đường tiêu hóa của 275 chó nuôi tại 3 xã, phường (xã Thịnh Đức, xã Quyết Thắng, phường Đồng Quang) thuộc thành phố Thái Nguyên đã phát hiện được 5 loài sán dây ký sinh ở chó là: Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758), Spirometra erinacei-europaei (Rudolphi, 1819) (Mueller, 1937), Taenia hydatigena (Pallas, 1766), Multiceps multiceps (Leske, 1780), Taenia pisiformis (Bloch, 1780). Tần suất xuất hiện các loài sán dây tại các địa phương dao động từ 33,33 - 100%. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó tại 3 xã, phường là 32,00%; biến động từ 26,09 - 34,13%, cường độ nhiễm từ 1 - 8 sán dây/chó. Chó ở các lứa tuổi đều nhiễm sán dây, tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó giảm dần theo tuổi. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó cái là 36,36%, cao hơn so với chó đực (29,55%). Tỷ lệ chó nhiễm sán dây trong vụ Xuân - Hè cao hơn vụ Thu - Đông (33,33% so với 30,40%).
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
35

Phương, Nguyễn Thị, Nguyễn Duy Anh, and Phạm Trọng Văn. "Tình trạng dung nạp mảnh ghép và kết quả liền xương sau phẫu thuật vá sàn hốc mắt bằng xương đồng loại đông khô." Tạp chí Nghiên cứu Y học 139, no. 3 (April 28, 2021): 145–52. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v139i3.55.

Full text
Abstract:
Vỡ sàn hốc mắt hay gặp nhất trong gãy xương hốc mắt, gây những triệu chứng đặc thù, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng thị giác. Phẫu thuật là cách điều trị duy nhất và cần thiết phải sử dụng vật liệu ghép nhằm khôi phục tác dụng nâng đỡ tổ chức hốc mắt. Xương tự thân được xem là vật liệu phù hợp nhất nhưng việc lấy mảnh ghép gặp không ít khó khăn. Nhiều loại vật liệu thay thế đã được sử dụng nhưng chưa có vật liệu nào tối ưu về tương hợp sinh học và khả năng kích thích liền xương như xương tự thân. Nghiên cứu này thực hiện trên 21 bệnh nhân tuổi từ 20 đến 62, vỡ sàn hốc mắt từ độ II đến độ IV theo phân loại của Jonathan Dutton, được phẫu thuật đặt mảnh ghép xương đồng loại đông khô, theo dõi tình trạng liền vết mổ, phản ứng viêm sưng hốc mắt sau mổ 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và chụp CT scan ở lần tái khám sau mổ 6 tháng để đánh giá cal xương. Kết quả cho thấy không có trường hợp nào có biến chứng loại thải mảnh ghép, 95,2 % số ca dung nạp mảnh ghép tốt, 4,8 % có phản ứng viêm sưng hốc mắt kéo dài trên 1 tháng, đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. CT scan sau 6 tháng có 90,5 % xương tạo cal tốt, mảnh ghép hòa lẫn với giường mảnh ghép, 9,5 % tạo cal xương nhưng vẫn còn phân biệt được ranh giới giữa mảnh ghép và tổ chức xương xung quanh, không có sự khác biệt giữa độ dày trung bình mảnh xương ghép và độ dày cal xương sau 6 tháng, không trường hợp nào có hiện tượng tiêu mảnh ghép. Tóm lại, kết quả bước đầu cho thấy xương đồng loại đông khô là loại vật liệu ghép giúp liền xương tốt và an toàn trong phẫu thuật vá sàn hốc mắt.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
36

Nguyễn, Trọng Nghĩa, Quang Toản Trần, Minh Hoàng Nguyễn, and Công Duy Nguyễn. "ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY DUPUYTREN BẰNG PHẪU THUẬT KẾT XƯƠNG BÊN TRONG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG." VietNam Military Medical Unisversity 49, no. 2 (February 1, 2024): 370–79. http://dx.doi.org/10.56535/jmpm.v49i2.587.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy Dupuytren bằng phẫu thuật kết hợp xương cố định ổ gãy tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang kết hợp theo dõi dọc, không nhóm chứng trên 37 bệnh nhân (BN) được khám và điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Kết quả: Tất cả các bệnh nhân đều được phẫu thuật kết xương trong tuần đầu tiên, trong đó, phẫu thuật trong 24 giờ đầu là 81,1%. Kết quả gần sau phẫu thuật: 100% BN liền kỳ đầu vết mổ, ổ gãy xương mác hết di lệch ở 36/37 BN (97,3%), 1 BN còn di lệch ít, 19/21 BN ổ gãy mắt cá trong hết di lệch (90,5%), kỹ thuật kết xương đạt yêu cầu ở 100% BN. Kết quả xa: Không có viêm rò, loét tại chỗ mổ; 100% BN có ổ gãy liền xương và khớp chày mác dưới được cố định vững, xương sên về vị trí giải phẫu. Điểm trung bình AOFAS là 92,92 ± 6,85 điểm (73 - 100 điểm); 27 BN đạt kết quả tốt, 8 BN đạt loại khá và 2 BN đạt trung bình, không có kết quả kém. Không phát hiện biến chứng gãy vít cố định khớp chày mác dưới. Kết luận: Phẫu thuật kết xương bên trong là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị gãy Dupuytren.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
37

Son, Nguyen Thanh, and Tran Duc Thanh. "NOTIFICATION SCIENCE: GEOLOGICAL HERITAGE OF BEACH ROCK IN THE LY SON ISLAND." Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 17, no. 4 (August 6, 2018): 498–500. http://dx.doi.org/10.15625/1859-3097/17/4/11055.

Full text
Abstract:
Beach rock (đá bãi biển-BR) hình thành khi lớp trầm tích bãi biển trở nên rắn chắc nhờ tích tụ thứ sinh của cacbonat canxi (canxit, aragonit) kết tủa từ nước ngầm trong đới dao động của thủy triều[1]. Loại đá này từ dễ vỡ tới gắn kết tốt, bao gồm hỗn hợp các loại trầm tích cỡ hạt bột, cát và cuội sạn, có nguồn gốc từ các mảnh thân mềm, san hô, mảnh đá các loại, cả các vật liệu khác như mảnh gỗ, dừa, thậm chí cả vật dụng như chai lọ, mảnh gốm... BR thường là cát sạn kết, nhưng cũng có khi là dăm kết và cuội kết, có cấu tạo phân lớp nằm nghiêng, thường được hình thành dưới một lớp phủ mỏng trầm tích bở rời. Chúng lộ ra do xói lở bờ biển và cát phủ trên bị cuốn đi. BR thường hình thành trong đới gian triều vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, được tìm thấy ở vùng biển Caribe, Địa Trung Hải, Biển Đỏ và vịnh Ả Rập, bờ biển Brazil, Nam Phi, Úc và ở Đông Nam Á. [1]Eric Bird, 2008. Coastal Geomorphology. 2ed. Edition. John Wiley & Sons Ltd, The Atrium, Southern Gate, Chichester.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
38

Lê Thị, Ngọc, and Thúy Ngô Phương. "XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ SINH VIÊN DU LỊCH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA." Tạp chí Khoa học, no. 04 (16) T01 (January 5, 2023): 94. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/124.

Full text
Abstract:
Trong những năm gần đây, mô hình hoạt động câu lạc bộ sinh viên tại các trường đại học đã và đang phát triển mạnh mẽ và thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Câu lạc bộ sinh viên là sân chơi giúp các em nâng cao kỹ năng nghề, rèn luyện các kỹ năng mềm, phát huy năng khiếu, sở thích để trang bị cho mình những hành trang hữu ích sau khi ra trường. Bài viết bàn về vấn đề xây dựng mô hình Câu lạc bộ Du lịch tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa để thấy sự cần thiết với yêu cầu thực tiễn của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
39

Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Trung Dũng,, and Nguyễn Thị Hương Bình. "PHÁT TRIÊN KỸ THUẬT REAL-TIME PCR ĐA MỒI ĐỊNH LOAI SÁN LÁ GAN NHO Clonorchis sinensis và Opisthorchis viverrini." TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG 133, no. 1 (July 2, 2023): 74–85. http://dx.doi.org/10.59253/tcpcsr.v133i1.110.

Full text
Abstract:
Bênh ký sinh trong tư nhiên do sán lá gan nho (SLGN) gây ra là 1 trong 11 bênhlang quên đươc tổ chưc y tê thê giơi quan tâm nghiên cưu. Viêc chu đông chân đoanchính xác nhanh chóng tác nhân gây bênh là quan trọng cho viêc điêu tri và phòngchông bênh. Tiêu chuân vang đê chân đoan nhiêm SLGN là xét nghiêm phân tìm trưngvà hình thái cua con trương thành. Tuy nhiên hình thái trưng cua SLGN rât dê bi nhâmlân vơi trưng cua môt sô ky sinh trung đương ruôt khac đặc biêt là sán lá ruôt kha năngtìm thây trưng thâp so vơi thưc tê nhiêm bênh. Viêc phát triên môt ky thuât phát hiênnhanh, chính xác là rât quan trọng và cân thiêt. Trong nghiên cưu nay, chung tôi đaphát triên môt ky thuât realtime PCR đa môi đê phân biêt hoai loài SLGN Clonorchissinensis, Opisthorchis viverrini sử dụng cac cặp môi va đâu dò đươc thiêt kê trên genCOX1. Ky thuât nay co đô nhạy cao vơi ngưỡng phat hiê la 1pg AND hê gen.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
40

Sonephet, Siliyavong, Hoàng Văn Ngọc, Ninh Thị Hòa, Nguyễn Quốc Huy, Từ Quang Trung, Vũ Trọng Lượng, Từ Quang Tân, and Tạ Thị Ngọc Hà. "THÀNH PHẦN LOÀI LƯỠNG CƯ Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHÍ SÁN, HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG." TNU Journal of Science and Technology 228, no. 13 (July 17, 2023): 90–94. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.8288.

Full text
Abstract:
Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang được thành lập năm 2015 nằm trong vĩ độ 23o07’ – 22o08’vĩ Bắc, kinh độ 105o24’ – 105o25’ kinh Đông, có địa hình hiểm trở, hệ sinh thái rừng chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự tác động của con người. Nghiên cứu này nhằm phát hiện thành phần loài lưỡng cư hiện có ở nơi đây. Bằng cách xây dựng các tuyến và khảo sát thu mẫu qua các sinh cảnh của vùng nghiên cứu, qua đường mòn, suối và sử dụng các tài liệu phân loại để xác định thành phần loài lưỡng cư. Kết quả cho thấy có 23 loài lưỡng cư thuộc 18 giống, 7 họ. Có 2 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007): Ingerophrynus galeatus và Theloderma corticale. Có 2 loài trong danh lục đỏ IUCN (2023): Quasipaa boulengeri và Zhangixalus dubois. Trong nghiên cứu này ghi nhận bổ sung 1 loài Zhangixalus pachyproctus cho khu ếch nhái của tỉnh Hà Giang. Đây là ghi nhận mới về thành phần loài lưỡng cư cho khu bảo tồn Chí Sán, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
41

Nguyễn, Trung Hiếu, and Thúy Bình Đặng. "Thành phần loài và phân bố của rong biển trên các rạn san hô ở vịnh Nha Trang." Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang, no. 01 (July 22, 2023): 030–39. http://dx.doi.org/10.53818/jfst.01.2022.90.

Full text
Abstract:
Vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới với các hệ sinh thái điển hình cho vùng biển nhiệt đới như thảm cỏ biển, rạn san hô, rừng ngập mặn… Bên cạnh đó, thành phần loài rong biển trong vịnh Nha Trang cũng rất phong phú, tuy nhiên, nghiên cứu về rong biển phân bố trên các rạn san hô vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện vào tháng 06/2020 tại 6 trạm là: Bãi Trũ, Đông Bắc Hòn Tre, Tây Nam Hòn Tre, Hòn Dung, Hòn Miễu và rạn ngầm Grand Bank. Thành phần loài và độ phủ của rong biển được khảo sát dưới sự hỗ trợ của thiết bị lăn SCUBA. Kết quả, chúng tôi xác định được 114 loài rong biển. Trong đó, khu vực Tây Nam Hòn Tre là nơi có thành phần loài phong phú nhất (71 loài) và thấp nhất là Grand Bank (24 loài). Nhìn chung, thành phần loài và độ phủ của rong biển trên rạn san hô ở đới cạn cao hơn ở đới sâu. Nghiên cứu này góp phần bổ sung vào bộ dữ liệu về rong biển trong vịnh Nha Trang, sử dụng cho công tác bào tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
42

Hải Lộc, Trần Mỹ. "THÁCH THỨC CỦA MYANMAR TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ NỖ LỰC CỦA ASEAN TRONG VẤN ĐỀ MYANMAR." Tạp chí Khoa học 19, no. 4 (April 29, 2022): 602. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.19.4.3370(2022).

Full text
Abstract:
Myanmar là nước duy nhất tại Đông Nam Á mà tình hình chính trị không ổn định và rối ren. Quá trình chuyển đổi chính trị tại Myanmar đang gặp phải những thách thức từ các cuộc xung đột mang tính tôn giáo và sắc tộc chủ yếu bắt đầu từ những năm 2012. Bài viết trình bày khái quát về những thách thức của Myanmar trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI. Dựa vào những cuộc xung đột sắc tộc, vấn đề đảo chính giữa chính quyền quân đội và dân sự, quốc gia “sân sau” của Trung Quốc, bài viết nhận định Myanmar ngày càng đối diện với nhiều nguy cơ bất ổn và thụt lùi. Từ những thách thức hiện tại, tương lai của Myanmar rất khó để trở về nguyên trạng trước đây và ảnh hưởng đến cấu trúc an ninh khu vực ASEAN trong những thập niên tiếp theo của thế kỉ XXI.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
43

Quang, Vo Van. "ĐA DẠNG LOÀI HỌ CÁ MÚ (SERRANIDAE) VÙNG BIỂN TỪ ĐÀ NẴNG ĐẾN BÌNH THUẬN." Vietnam Journal of Marine Science and Technology 18, no. 4A (March 14, 2019): 101–13. http://dx.doi.org/10.15625/1859-3097/18/4a/9136.

Full text
Abstract:
Bài báo trình bày kết quả khảo sát trong năm 2014–2015 ở vùng biển ven bờ các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, thành phần loài thuộc họ cá mú (Serranidae) khá đa dạng, đã xác định được 38 loài thuộc 7 giống. Tập hợp các công trình nhiều tác giả công bố trước đây với các chuyến khảo sát trên, vùng biển này có đến 58 loài và 11 giống thuộc họ cá mú (Serranidae); trong đó giống cá song Epinephelus có số lượng loài nhiều nhất với 35 loài; trong đó vùng biển Khánh Hòa có số loài cao nhất với 45 loài, kế đến Bình Thuận 29 loài,… Số loài cá mú ở vùng biển ven bờ các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận bằng 80,6% so với ở vùng biển Việt Nam (72 loài) và bằng 46% số lượng loài thuộc họ cá mú ở Biển Đông (126 loài). Số lượng loài cá mú từ Đà Nẵng đến Bình Thuận cao hơn trong các rạn san hô Việt Nam, ven bờ Bắc Trung Bộ. Mức độ tương đồng của thành phần loài cá mú ở vùng biển các tỉnh/thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mức tương đồng khá cao với 6 khu vực gồm vùng biển Andaman (bờ tây, miền nam Thái Lan), vùng rạn san hô Việt Nam, vùng rạn san hô Trường Sa, Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, Hồng Kông và Đài Loan. Trong đó cao nhất bằng 71,2% với vùng biển Hồng Kông, 66% vùng biển Quảng Ninh đến Thừa Thiên-Huế, thấp nhấp là vùng rạn san hô Trường Sa (44,2%).
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
44

Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, and Nguyễn Nhất Duy. "Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (<i>Carassius auratus auratus</i> (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên." Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang, no. 02 (June 29, 2020): 026–33. http://dx.doi.org/10.53818/jfst.02.2020.323.

Full text
Abstract:
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu một số loài giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh trên các mẫu cá diếc (Carassius auratus auratus thu tại Phú Yên). Tổng cộng 201 mẫu cá, bao gồm 64 mẫu thu từ Đầm Bàu Súng (huyện Tuy An), 55 mẫu thu từ Sông Kỳ Lộ (huyện Tuy An) và 82 mẫu thu từ các ao cá nước ngọt (huyện Đông Hòa) đã được thu thập để nghiên cứu. Kết quả cho thấy cá diếc tại Phú Yên bị nhiễm hai loài giáp xác là Lernacea cyprinacea và Corallana grandiventra; một loài sán dây là Bothriocephalus sp.; hai loài giun tròn là Anisakis sp. và Cucullanus cyprini. Tính chung trên toàn bộ số mẫu, loài L. cyprinacea có tỷ lệ cảm nhiễm cao nhất (7,5%) nhưng cường độ cảm nhiễm trung bình thấp nhất (1,4 trùng/cá); loài Bothriocephalus sp. có tỷ lệ cảm nhiễm thấp nhất (2,0%) nhưng cường độ cảm nhiễm trung bình cao nhất (9,0 trùng/cá); loài C. grandiventra có tỷ lệ cảm nhiễm 7,0% và cường độ cảm nhiễm trung bình 1,6 trùng/cá; hai loài giun tròn đều có tỷ lệ cảm nhiễm 4,0% và cường độ cảm nhiễm trung bình 2,9 trùng/cá. Xét theo thủy vực, cá thu từ sông Kỳ Lộ nhiễm năm loài ký sinh trùng; cá thu ở đầm Bàu Súng nhiễm ba loài ký sinh trùng gồm L. cyprinacea, Anisakis sp. và C. cyprini; cá thu ở ao cá nước ngọt nhiễm hai loài là L. cyprinacea và Bothriocephalus sp. Xét theo mùa, cá thu trong mùa khô bị nhiễm cả năm loài ký sinh trùng; cá thu trong mùa mưa không bị nhiễm sán dây. Từ khóa: Cá diếc, giáp xác, giun tròn, sán dây, tỉnh Phú Yên.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
45

Thúy, Nguyễn Thị, Lê Quốc Tuấn, and Nguyễn Thị Hoa. "NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY." TNU Journal of Science and Technology 228, no. 08 (May 15, 2023): 242–49. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.7516.

Full text
Abstract:
Thái Nguyên là tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực trung du miền núi phía Bắc, vì thế đã thu hút được nhiều dân tộc đến nhập cư sinh sống và làm việc trên địa bàn. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 51 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam, trong đó có 10 dân tộc có số dân đông nhất là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Mường, Thái và Hoa. Bài viết này tập trung phân tích sự phát triển của các dân tộc của tỉnh Thái Nguyên thông qua kết quả điều tra dân số và nhà ở của Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2019. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng bao gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp và phương pháp logic. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 nhân tố cơ bản tác động đến sự phát triển của các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay: do sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự tác động từ các cơ sở giáo dục và đào tạo; sự tác động từ chính sách dân tộc của tỉnh. Qua đó, chúng tôi đã đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần phát triển các dân tộc của tỉnh Thái Nguyên.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
46

Lê, Vũ Phương, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Tiến Long, Nguyễn Xuân Bách, Vũ Tiến Đạt, and Trần Tiến Dũng. "Ảnh hưởng của hàm lượng NA2CO3 đến cường độ của chất kết dính siêu sun phát sử dụng xỉ lò cao và thạch cao phốt pho." Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXDHN 15, no. 6V (November 17, 2021): 83–93. http://dx.doi.org/10.31814/stce.huce(nuce)2021-15(6v)-08.

Full text
Abstract:
Việc nghiên cứu, ứng dụng xỉ lò cao nghiền mịn kết hợp với thạch cao phốt pho để chế tạo chất kết dính siêu sun phát đã được một số nước trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên chủ đề này ở Việt Nam còn chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Một trong những nhược điểm chính hạn chế tính khả thi của chất kết dính (CKD) này là quá trình thủy hóa và rắn chắc diễn ra tương đối chậm, đặc biệt ở tuổi sớm. Sử dụng muối Na2CO3 có thể khắc phục được nhược điểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng từ 10 đến 20 % PG kết hợp từ 70 đến 80 % xỉ lò cao hạt hóa nghiền mịn (GGBFS) với một hàm lượng nhỏ xi măng và phụ gia kích hoạt có thể chế tạo CKD đạt cường độ nén tương đương xi măng mác 40. Cường độ nén lớn nhất sau 28 ngày tuổi có thể đạt trên 60 MPa. Hàm lượng phụ gia Na2CO3 tối ưu được xác định khoảng 3%. Thời gian đông kết thoả mãn yêu cầu của xi măng dùng trong xây dựng. Việc nghiên cứu sử dụng các loại phế thải công nghiệp để chế tạo CKD sẽ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm vữa và bê tông, nâng cao ý nghĩa phát triển xây dựng bền vững ở Việt Nam.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
47

Minh, Võ Thị Ngọc, Võ Huỳnh Phương Linh, and Đỗ Thị Hoàng Diễm. "Nghiên cứu quy trình bào chế trà hòa tan từ lá sen chứa hợp chất flavonoid có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2022." TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG, ĐẶC BIỆT (December 24, 2022): 184–94. http://dx.doi.org/10.59294/hiujs.vol..2022.381.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Sen là cây được sử dụng lâu đời trong chăm sóc sức khỏe, hai hợp chất chính trong sen là alkaloid và flavonoid, trong đó flavonoid có nhiều tác dụng như: giảm stress, giảm lipid máu, giảm các gốc tự do, chống béo phì, kháng viêm, kháng vi rút. Nghiên cứu bào chế trà hòa tan từ lá sen chứa hợp chất flavonoid nhằm cung cấp cho người sử dụng một sản phẩm tiện dụng chứa hợp chất flavonoid hỗ trợ giảm mỡ máu. Mục tiêu: Khảo sát điều kiện chiết tách hợp chất flavonoid trong lá sen. Nghiên cứu công thức và quy trình bào chê trà lá sen hòa tan. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở trà lá sen hòa tan. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng: lá sen được thu hái tại xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp: lá sen được khảo sát về nhiệt độ sấy, thời gian sấy, kích cỡ bột, lượng dung môi chiết, thời gian chiết, nhiệt độ chiết, sau đó được phối hợp với la hán quả, cỏ ngọt, hoa đại để điều chế thành cao đặc, cao đặc sẽ phối hợp với các chất phụ gia thực phẩm để điều chế trà hòa tan. Kết quả: Nghiên cứu đã xác định điều kiện chế biến lá sen: lá sen sau khi thu hái sẽ được làm sạch, để ráo sau khi làm khô ở nhiệt độ 70 oC trong 2 giờ đến khi khối lượng lá sen khô đạt 16 – 17%, được xay đến kích thước 500 – 710 µm. Sau đó phối hợp lá sen đã được chế biến với la hán quả, cỏ ngọt và hoa đại chiết với nước với tỉ lệ 1:15 ở 70 oC trong 30 phút sau đó cô dịch chiết được cao đặc có độ ẩm khoảng 14%. Cao đặc phối hợp với các chất phụ gia: maltodextrin, acid citric, natri dihydrocitrat, kali sorbat điều chế trà hòa tan, kết quả kiểm nghiệm trà trà hòa tan có độ ẩm là 5.17%, tro toàn phần là 2.77% , hàm lượng flavonoid toàn phần tính theo quercetin là 9.93%. Kết luận: Có thể chiết flavonoid từ lá sen bằng nước và phối hợp với các dược liệu như la hán quả, hoa đại, cỏ ngọt để điều chế nên cao đặc, từ cao đặc phối hợp với các chất phụ gia để điều chế nên trà hòa tan.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
48

Son, Da Chanh. "BANH PHCHUMBÂN, SEN ĐÔNTA FESTIVAL OF VIETNAM SOUTHERN KHMER: TRADITIONS AND MODERN CHANGES." Scientific Journal of Tra Vinh University 1, no. 34 (September 13, 2019): 22–31. http://dx.doi.org/10.35382/18594816.1.34.2019.187.

Full text
Abstract:
Banh Phchum Ban, Sen Đôn Ta (Ancestors’ Day) has been a symbol of culture, belief, and spirituality, and is thepoint of convergence of Khmer culture. The holiday has gone deeply into the consciousness of the community, with an important role and significance that contributes to educating people in moral standards, such as being environmentally aware, ancestor worship and respecting those who have contributed to the Phum Sroc, to the nation and particularly expressing gratitude to the monks who act as the bridge between religion and state. This article applies perspectives, in accordance to the theory of functions (Functionalism) of the Malnowski, and studies the festival, which is in the process of modernization, with theories built on Ronald Inghart and Waye E. Baker’s methodologies. This research was conducted through fieldwork activities, observations, direct participation in some localities, and collecting and synthesizing literature about the festival made by cultural, philosophical and religious writers. A comparison and analysis assessment on holiday traditions and themodern world has recorded these changes to the festival in present-day life.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
49

Bùi Minh Tuân. "XU THẾ BIẾN ĐỔI PHI TUYẾN TÍNH CỦA MƯA CỰC ĐOAN TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM." Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu, no. 22 (August 24, 2022): 46. http://dx.doi.org/10.55659/2525-2496/22.71060.

Full text
Abstract:
Mưa cực đoan thường xuyên xuất hiện ở Việt Nam gây rất nhiều thiệt hại về con người và kinh tế, xã hội. Cùng với xu thế ấm lên của trái đất, mưa cực đoan cũng có xu thế xuất hiện với cường độ nhiều hơn, gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu xu thế biến đổi của mưa lớn đặt ra là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và khoa học cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu về xu thế mưa lớn chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích xu thế tuyến tính hoặc phương pháp phi tham số Sen. Các phương pháp này dựa trên giả thiết chuỗi số liệu mưa là dừng (stationary), trong khi trên thực tế chuỗi số liệu mưa là phi tuyến tính, do đó không đưa ra được kết quả chính xác về xu thế biến đổi của mưa. Nghiên cứu này hướng tới phân tích xu thế biến đổi của số ngày mưa cực đoan trên khu vực Việt Nam sử dụng 3 phép phân tích khác nhau, bao gồm phân tích xu thế tuyến tính, xu thế Sen và phương pháp phân tích phổ. Kết quả cho thấy, việc áp dụng phương pháp phân tích phổ giúp đánh giá chính xác hơn về xu thế biến đổi mưa cực đoan trên khu vực Việt Nam. Nhìn chung, số ngày mưa lớn có xu thế tăng ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong khi xu thế giảm của số ngày mưa lớn ghi nhận tại Đồng bằng Sông Hồng và Nam Bộ. Tuy nhiên, xu thế tăng giảm của mưa là khác nhau trong từng giai đoạn đối với mỗi vùng khí hậu.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
50

Ngân, Nguyễn Thị, Phan Thị Hồng Phúc, Phạm Diệu Thùy, Dương Thị Hồng Duyên, Trần Nhật Thắng, and Nguyễn Xuân Yên. "NGHIÊN CỨU ĐỘC LỰC CỦA CÁC CHỦNG SALMONELLA PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ GÀ MẮC BỆNH THƯƠNG HÀN VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NANOSAN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO GÀ TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC." TNU Journal of Science and Technology 227, no. 01 (January 28, 2022): 159–66. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.5390.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu này khảo sát tỷ lệ mắc tiêu chảy trên đàn gà nuôi tại các nông hộ và trang trại thuộc 3 xã: Thanh Vân, Duy Phiên, Kim Long của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả cho thấy, có 3,69% gà mắc tiêu chảy ở giai đoạn 1-6 tuần tuổi, 4,10% ở 7-20 tuần tuổi và 6,55% ở gà trên 20 tuần tuổi; có 6,60% gà mắc tiêu chảy ở vụ Xuân Hè và 2,89% gà mắc tiêu chảy ở vụ Thu Đông; 6,70% gà nuôi chuồng hở và 2,92% gà nuôi chuồng kín mắc tiêu chảy. Kiểm tra độc lực của 20 chủng vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum phân lập được bằng phản ứng PCR có 20/20 chủng (100%) mang gen Stn và gen InvA; không có chủng nào mang yếu tố DT104. Sử dụng ngẫu nhiên 3 chủng vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum tiêm cho 6 chuột nhắt trắng, cả 6/6 (100%) chuột chết từ 8-20 giờ sau tiêm. Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ cho thấy, thuốc norfloxacin và enrofloxacin mẫn cảm nhất với vi khuẩn Salmonella (có đường kính vòng vô khuẩn trung bình đạt 26 - 34 mm). Sử dụng thuốc enrofloxacin kết hợp với chất điện giải (gluco K-C thảo dược) điều trị cho gà mắc bệnh thương hàn có 90,00% gà khỏi bệnh; sử dụng thuốc enrofloxacin kết hợp với chất điện giải (gluco K-C thảo dược) và chế phẩm NanoSan điều trị cho gà mắc bệnh thương hàn có 93,33% gà khỏi bệnh.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
We offer discounts on all premium plans for authors whose works are included in thematic literature selections. Contact us to get a unique promo code!

To the bibliography